Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 295. Người Thượng.
Chương 295.
Ba ngày sau, theo thường lệ sáng sớm triều hội diễn ra trên điện Kính Thiên. Tâm điểm của buổi chầu ngày hôm nay là Chính Sứ đạo thừa tuyên và đô đốc quân phủ, tổng binh các đạo hồi kinh báo cáo công tác cuối năm.
Khu vực đạt được sự quan tâm nhất là vùng Thuận Hóa- Quảng Nam vừa xảy ra t·hiên t·ai. Lê Tấn yêu cầu Thừa Chính Sứ Quảng Nam báo cáo đầu tiên.
Đỗ Thế Nam tuân lệnh bắt đầu tâu :" bẩm bệ hạ, năm nay thủy tai gây thiệt hại lớn trên địa bàn Quảng Nam, lúc đầu chúng thần vẫn rất loay hoay ứng phó cho đến khi có chỉ đạo của bệ hạ. Dựa vào sách lược bệ hạ ban xuống, công tác khắc phục t·hiên t·ai đã được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả đạt được rõ rệt, đến nay cuộc sống của dân chúng Quảng Nam đã đi vào ổn định. Kế hoạch tu bổ đê điều, đào thêm ao hồ, cùng với sửa chữa đường xá tạo nhiều việc làm cho dân chúng, làm việc có thu nhập nên không ai bị đói, từ đó không xảy ra hỗn loạn, trị an được đảm bảo. Hương thân phụ lão Quảng Nam vô cùng biết ơn triều đình, lần này thần hồi kinh mọi người có gửi bản dân nguyện cảm tạ hoàng ân rộng lớn của bệ hạ, thần xin được dâng lên."
Nói xong lão hai tay nâng cao bản nguyện thư, Đỗ Khắc Hải làm phận sự của mình, nguyện thư được đưa đến tay Lê Tấn. Chỉ sờ vào một cái Lê Tấn đã cảm thấy không vui nổi, giấy loại này không phải cống phẩm mà hắn vẫn dùng hàng ngày nhưng cũng không phải bình dân có thể mua được, chuyện dâng dân nguyện này có điểm đáng nghi ngờ. Mở ra bên trong nhìn xem thì nét chữ nào phải của dân thường, cái này phải của kẻ bút mặc nhiều năm viết ra, thậm chí hắn cho rằng đây là của một thư pháp gia chấp bút. Bởi vậy Lê Tấn không tin hết những gì Đỗ Thế Nam đã báo cáo, tuy nhiên lúc này hắn cần chính tích để làm điểm nhấn cho một năm trị quốc của mình nên không tiện vặn hỏi. Cứ như vậy phần báo cáo của Đỗ Thế Nam hoàn thành, Lê Tấn cho lão lui xuống, tiếp tục gọi Thừa Chính Sứ Thuận Hoá báo cáo.
Đương nhiệm Thừa Chính Sứ thừa tuyên Thuận Hoá là Nguyễn Đình Thả, tuổi đã khoảng hơn 40, xuất thân là hậu duệ công thần. Nghe vua triệu hỏi lão lập tức đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, Thuận Hoá năm nay thủy tai vô cùng nặng nề, thần cùng với các đồng liêu đã nỗ lực bình ổn tình hình sau khi t·hiên t·ai qua đi nhưng vẫn không tránh khỏi có vài chỗ xảy ra hỗn loạn, may nhờ có Nam Quân Phủ quân sĩ phối hợp nhanh chóng dẹp yên được. Về sau khi nhận triều đình chỉ đạo chúng thần đã nổ lực thi hành theo các quyết sách được ban xuống, tình hình được làm dịu, tuy nhiên khu vực phía tây không ổn định. Các tộc người thượng ở phía tây đã xuống núi tổ chức đánh c·ướp các thôn trang. Để ứng phó Nam Quân Phủ gần đây phải tổ chức từng đội binh sĩ tuần tra đề phòng người thượng lại c·ướp b·óc, nhưng chỉ hạn chế được phần nào, không chấm dứt hoàn toàn được tình trạng này."
Toàn triều nghe xong đều xôn xao, đám dân Mọi miền núi bình thường vẫn thần phục, nay bỗng nhiên lại lớn gan mạo phạm đến uy nghiêm của triều đình, chúng không sợ triều đình đưa quân vây quét ư.
Lê Tấn cảm thấy điều này cũng đúng thôi, dân miền xuôi được quan phủ cứu trợ rất nhiều mới miễn cưỡng vượt qua các hậu quả của t·hiên t·ai . Người thượng trên các vùng núi cao của Trường Sơn không có được ưu đãi này, t·hiên t·ai đi qua bọn họ cũng gặp khó khăn chồng chất. Các cụ có câu "đói ăn vụng túng làm liều" cho dù sợ hãi sức mạnh của q·uân đ·ội triều đình nhưng khi phải chọn thì họ vẫn sẽ liều lĩnh mà tiến hành c·ướp b·óc, đơn giản bị g·iết còn hơn là c·hết đói, những trai tráng khoẻ mạnh sẵn sàng dùng tính mạng bác một cơ hội sống sót cho cha mẹ, vợ con.
Lúc này Kinh Vương Lê Kiện đứng ra tâu :" bệ hạ, đám Mọi đó dám tàn hại dân ta thật đáng căm hận, thần xin bệ hạ ban chỉ triệu tập q·uân đ·ội san phẳng sào huyệt của bọn chúng, báo thù cho những bá tánh vô tội bị làm hại."
Lê Tấn khá bất ngờ, tiểu hoàng thúc tại sao lại đứng ra rồi, đã thế còn đề xuất cấp tiến như vậy. Đánh hay thậm chí là tiêu diệt hoàn toàn đám người thượng ở trên vùng núi cao Trường Sơn không phải nhiệm vụ đơn giản nhưng với quốc lực của Đại Việt có thể làm được. Tuy nhiên trên cương vị người cầm quyền quốc gia cái hắn phải cân nhắc khi tiến hành một cuộc chiến không phải là đánh được hay không mà là cuộc chiến đó sẽ giúp Đại Việt được và mất những gì.
Người thượng sống rải rác khắp vùng núi Trường Sơn, một khi mở ra cuộc chiến rất dễ bị kéo dài bởi họ có lợi thế am hiểu địa hình có thể lẩn trốn trong đại ngàn chiến đấu dù kích. Địa hình phía Trường Sơn thường là các vùng núi cao hiểm trở không thuận lợi cho việc hành quân, vận lương. Tiến hành một cuộc chiến với họ sẽ tiêu tốn vô cùng nhiều nguồn lực của triều đình, trong khi chiến thắng chẳng thu lại được lợi ích kinh tế gì, có chăng chỉ đảm bảo được sự ổn định lâu dài về sau ở phía tây Thuận Hoá.
Có thể dùng cuộc chiến Thánh Tông mở ra với Ai Lao hơn 20 năm trước để tham khảo cho sự việc lần này. Trước cuộc chiến người Ai Lao thường xúi giục người Thái tây bắc ly khai khỏi Đại Việt, thậm chí không ít lần từng cử q·uân đ·ội cũng như viện trợ lương thực, v·ũ k·hí giúp các thủ lĩnh người Thái tiến hành phản loạn. Triều đình Đại Việt trước sau xác định chính xác bản chất của mối hoạ này đến từ triều đình Luông-Pha-Băng, vậy nên khi quốc lực đạt đến cực thịnh Thánh Tông đã quyết định kiếm cớ thân chinh đánh Ai Lao. Chiến dịch đó đã huy động nguồn lực toàn quốc, kết quả Đại Việt ban đầu áp đảo hoàn toàn nhưng cuối cùng vẫn phải chấp nhận rút quân. Lợi ích lớn nhất của chiến dịch đánh Ai Lao chính là khiến cho triều đình Luông-Pha-Băng kh·iếp sợ, không còn dám xúi giục dân Thái tây bắc nước ta phản loạn, hai chục năm nay toàn tuyến Tây Bắc tương đối yên bình. Ngoài ra đánh Ai Lao làm quốc lực nước này suy yếu trầm trọng, không còn đủ sức nghĩ đến ý đồ bành trướng mà phải cẩn thận phòng thủ quốc gia. Đại Việt trên mặt chiến lược giành được thắng lợi nhưng không phải không có tổn thất, 5 vạn tráng sĩ đã nằm lại trên chiến trường Ai Lao, tốn hao lương tiền thì càng là nhiều không kể siết. Nếu chỉ xét trên khía cạnh kinh tế thì c·hiến t·ranh với Ai Lao là cuộc làm ăn lỗ vốn.
Lê Tấn không muốn chọn lựa phương pháp giống hoàng gia gia, hắn nghĩ một chút liền quay sang hỏi Lê Niệm :" Cẩm Y Vệ có người am hiểu tiếng nói của các tộc người thượng hay không ?"
Câu hỏi này của hắn khiến Lê Kiện cứng ngắc, bệ hạ đây là có ý gì, hắn đề xuất ý kiến không nhận được đáp lại, thay vào đó đi hỏi chuyện này.
Lê Niệm đang đứng một góc bỗng bị hỏi vội vàng đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, Cẩm Y Vệ có đầy đủ nhân viên sở hữu khả năng giao tiếp với tất cả các tộc người trong nước ta, không chỉ vậy đối với tiếng nói của các tộc người thiểu số tại các nước lân bang cũng có thông hiểu."
Có người có thể câu thông là tốt rồi, Lê Tấn lập tức ra lệnh :" Khanh cử người biết tiếng đi tiếp xúc với các tộc người thượng, nói với bọn họ triều đình biết được bọn họ gặp khó khăn do t·hiên t·ai nhưng xuống
núi c·ướp b·óc là không được, trẫm yêu cầu những kẻ khởi xướng chuyện này tự trói mình tới Đông Kinh chịu trừng phạt, đương nhiên triều đình cũng không thể thấy c·hết không cứu, chúng ta sẽ hỗ trợ cho bọn họ một lượng lương thực, muối ăn đủ để bọn họ vượt qua nửa năm tới. Nghe rõ rồi chứ?"
Lê Niệm nghe xong liền đáp :" bẩm bệ hạ, thần nghe rõ, sẽ lập tức cho người đi làm ngay." - Nói xong lão toan rời khỏi đại điện chạy trở về trụ sở Cẩm Y Vệ về an bài người thực thi mệnh lệnh vừa được nhận.
Lê Tấn như nghĩ tới điều gì liền gọi Lê Niệm lại, tiếp tục dặn dò :" Khi người của Cẩm Y Vệ đi hãy mang theo một chút lương thực và muối, như vậy mới tạo được sự tin tưởng với bọn họ."
Lê Niệm tuân lệnh, liền xin phép rời đi. Phía trong đại điện bách quan đều có suy nghĩ về an bài của hoàng thượng. Có luồng ý kiến cho rằng đây là cách xử lý khôn ngoan, vừa có thể đạt được mục đích bình ổn phía tây mà không tốn hao quá nhiều nguồn lực. Người khác lại cho rằng bệ hạ quá nhân nhượng với đám dân Mọi, sẽ nuôi dưỡng chúng thành một đám không biết sợ hãi, ngày sau cứ có khó khăn chúng lại xuống núi đánh c·ướp rồi chờ triều đình đưa ra ưu đãi tương tự lần này. Kinh Vương chính là người có kiểu suy nghĩ thứ hai, hắn lập tức chắp tay tâu :" bệ hạ, đám người Mọi không phục giáo hoá đáng phải trừng phạt, triều đình nên phát binh đánh dẹp, để chúng biết kính sợ thiên uy của triều đình ."
Lê Tấn quay lại nhìn tiểu hoàng thúc mà hỏi :" Đánh ư, ai đi đánh, là khanh hay là trẫm ? Cần bao nhiêu q·uân đ·ội, tướng lĩnh ? Cần bao nhiêu quân lương ? Tất cả những điều này khanh có nghĩ đến chưa ?"
Kinh Vương tỏ vẻ thấy c·hết không sờn mà nói :" thần nguyện cầm quân, xin bệ hạ cấp cho thần 1 vạn nhân mã, quân lương đủ nửa năm. Trong nửa năm này thần đảm bảo diệt sạch đám dân Mọi đó, xin bệ hạ chuẩn cho."
Lê Tấn không thèm nói tiếp, hắn quay sang hỏi :" Nam Quân Phủ Tả Đô Đốc, nếu trẫm cấp cho khanh 1 vạn nhân mã, nửa năm quân lương thì khanh có thể trong thời gian đó diệt sạch người Thượng ở phía tây Thuận Hóa hay không ?"
Lê Đạt Chiêu nghe hỏi trầm tư suy nghĩ rất lâu, đành thở nhẹ một hơi đứng ra trả lời :" bẩm bệ hạ, nếu người giao cho nhiệm vụ này thần đảm bảo sẽ làm hết sức, còn có hoàn thành được hay không phải xem thiên ý."
Lê Tấn không làm khó Lê Đạt Chiêu, hắn phất tay cho phép lão lui về. Tiếp đó nhìn về phía tiểu hoàng thúc như muốn hỏi " ngươi cảm thấy mình giỏi chiến trận hơn Nam Quân Phủ Tả Đô Đốc sao ?"
Lê Kiện lập tức lui lại không nói gì thêm, hắn tự tin vào khả năng của mình nhưng không ngu mà đi nói mình cầm quân giỏi hơn Lê Đạt Chiêu, đó chẳng khác gì tự tìm phiền toái cho bản thân. Tuy nhiên hắn vẫn bảo lưu quan điểm phải đánh cho đám Mọi đó biết sợ, giống như phụ hoàng hắn năm xưa nam đạp Chiêm Thành tây đánh Ai Lao, khiến cho lân bang đều phải cúi đầu mà thần phục.
Chúc các bác chơi giáng sinh vui vẻ!