Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 302. Đóng thuế đầy đủ là người yêu nước.
Chương 302. Thuế .
Lê Trị cung kính hỏi:" hoàng huynh có thể giảng sâu hơn về ý này cho chúng đệ cùng nghe hay không ?"
Lê Tấn đương nhiên đồng ý, hắn bắt đầu giảng:" Thuế là nguồn thu chủ yếu của quốc khố triều đình, hàng năm chi trả bổng lộc quan lại huân quý, chi tiêu quân phí, đắp đê trị thủy, xây cầu làm đường, cứu trợ t·hiên t·ai .v.v... cho đến chi dùng hoàng cung đều lấy từ nguồn tiền trong quốc khố cung cấp. Vậy nên có thể nói tiền thuế chính là nguồn sống nuôi dưỡng cả vương triều, những người cầm quyền mà đứng đầu là hoàng đế phải đảm bảo mỗi giai đoạn nguồn thu thuế luôn luôn bằng hoặc lớn hơn các khoản chi tiêu kể trên, nếu không quốc khố trống rỗng, vương triều sẽ lâm nguy.
Chúng ta đi tìm hiểu cụ thể hơn nguồn thu thuế. Trong cơ cấu thu thuế của triều đình chủ yếu bao gồm ba nhóm chính.
- Thứ nhất là thuế thân hay còn có thể hiểu là thuế thu theo đầu người. Nhóm này trước đây triều ta chỉ có một loại là thuế đinh, chính là đánh vào những hoàng nam trưởng thành, có ruộng đất, ngành nghề kiếm sống, theo luật pháp hiện thời thì mỗi đinh suất mỗi năm sẽ thu 8 tiền (400 đồng). Những năm gần đây thuế đinh liên tục sụt giảm, bởi vì rất nhiều người trước kia là hoàng đinh đóng thuế mỗi năm nay đã trở thành người không sở hữu ruộng đồng, nghề nghiệp không ổn định, kiếm sống cũng vô cùng bấp bênh, bọn họ mất đi khả năng đóng thuế đinh cho triều đình. Từ đây có nhiều người đã b·án t·hân làm nô cho người khác, đơn giản theo luật định thì nô lệ không tính là dân chúng bình thường, bọn họ không phải đóng thuế, đi phu, đi lính. Nhận thấy vấn đề này ngày càng cấp bách nên khi ta lên ngôi đã ban thêm luật thu thuế sở hữu nô lệ, không chỉ vậy ta còn cho thu thuế đối với các tu sĩ, đối tượng xưa nay đều không nộp thuế. Bằng cách này có thể đảm bảo nguồn thu thuế thân của Đại Việt ổn định hơn, dù cho có bao nhiêu người bỏ đi tu đạo, b·án t·hân làm nô cho kẻ khác thì thuế thu của triều đình vẫn không giảm sút.
- Tiếp đến là thuế nông nghiệp, cụ thể là thuế ruộng, thuế bãi dâu, thuế ao đầm .v.v.. Những loại thuế này cũng ngày càng sụt giảm, bởi vì càng ngày càng có nhiều ruộng đồng, bãi dâu, đầm ao đứng tên của những người được miễn loại thuế này. Không giấu gì các đệ, ta không phải không muốn thay đổi thực trạng này mà là ta sợ làm mạnh tay sẽ khiến giang sơn rung chuyển, thậm chí cơ nghiệp của tổ tông gây dựng có thể vì vậy mà c·hôn v·ùi. Những người được hưởng lợi ích miễn thuế loại này rất đông đảo, ta là hoàng đế cũng không dám đụng tay vào.
- Cuối cùng là thương thuế, bao gồm các loại thuế đánh lên các thương nhân buôn bán trong cả nước. Nhóm này gồm trước kia gồm thuế vận chuyển, cửa hàng, thuế muối, thuế sắt .v.v... tuy nhiên nhóm này trước nay thu vào rất hạn chế, phần là vì triều ta không khuyến khích ngoại thương mở rộng nên thương nghiệp không được phát đạt, phần là vì nhiều người có sản nghiệp đáng ra phải đóng thuế lại tìm cách không đóng. Ta muốn gia tăng nguồn thu nhằm bù đắp cho sự suy giảm thuế nông nghiệp thì chỉ có thể tăng cường thu thuế thương. Bởi vậy ta cho phép mở ngoại thương, khuyến khích thương mại trong nước, cùng với đó ta chủ trương tất cả người kinh doanh đều phải đóng thuế."
Giảng đến đây Lê Tấn dừng lại, chờ xem phản ứng của hai đứa em trai. Phía bên kia Lê Dong, Lê Trị hiểu được phần nào, rõ ràng hoàng huynh muốn nói với bọn chúng rằng bản thân làm hoàng đế bị thế cục ép buộc nên không thể không tăng nguồn thu thuế, muốn bọn họ hiểu cho nổi khổ tâm này. Mục đích cuối cùng là để bọn họ không còn ý định xin miễn giảm tiền thuế đối với sản nghiệp của nhà mình.
Lê Trị có điều thắc mắc, nó hỏi :" hoàng huynh, đệ có điều không rõ, tại sao huynh không tăng thuế nông nghiệp, thuế thân đánh vào dân thường để tăng thêm khoản thu bù vào phần thiếu hụt, các triều đại trước kia đều làm như vậy."
Lê Tấn nghe Lê Trị hỏi vậy có chút thất vọng, nhưng mà không sao, nó còn nhỏ còn có thể dạy dỗ. Hắn bắt đầu nói:" dân chúng phải đóng thuế ruộng, thuế đinh đa số đều là tầng lớp thấp trong xã hội, cuộc sống của bọn họ cũng không dễ chịu gì, hàng năm đều phải rất cố gắng mới có thể đóng đủ thuế theo mức thu hiện hành. Người cầm quyền vì tăng nguồn thu mà tăng thuế lên họ sẽ khiến cuộc sống của bọn họ gặp khó khắn, từ đó dẫn đến oán hận triều đình, oán hận người cầm quyền. Chưa kể nguồn thu từ những nhóm khác không tăng mà ngày càng giảm vậy thì trong tương lại lại phải lặp lại tăng thuế lên dân chúng, cứ vậy mãi sẽ khiến thuế trở thành gánh nặng, một gánh nặng mà bọn họ chịu không nổi. Chịu không nổi rồi thỉ bọn họ chỉ có thể phản kháng, từ đó sẽ liên tục nổ ra những cuộc khởi nghĩa của dân chúng. Hậu quả là thiên hạ loạn lạc, vương triều suy yếu, thậm chí là bị sụp đổ.
Các vương triều trước kia đều đi vào vết sai đổ này mà khiến vương triều không thể cường thịnh lâu dài, chúng ta có kinh nghiệm được đúc rút từ tiền nhân cớ sao lại còn phạm phải. Làm như vậy không phải là tự đào sập vương triều ư, mà vương triều sụp đổ thì những thành viên hoàng tộc còn có thể bình an sao ?
Sẽ không đâu, cứ nhìn những gì Hồ Quý Ly làm với hoàng tộc họ Trần, Trần Thủ Độ làm với họ Lý, Lý Thái Tổ hay Đại Hành hoàng đế làm với hậu duệ các nhà Tiền Lê, Đinh thì biết. Vậy nên muốn cho vương triều tồn tại lâu dài, muốn cho hoàng tộc họ Lê không bị đuổi cùng g·iết tận thì tuyệt không thể cứ tăng thuế lên tầng lớp dân chúng phía dưới trong xã hội một cách vô tội vạ. Các đệ đã hiểu rồi chứ ?"
Lê Trị còn quá nhỏ, lần đầu tiên nó được nghe những lập luận kiểu này, tuy nhiên nó hiểu được, vậy nên chắp thụ giáo.
Lê Dong thì khá hơn, nó hiểu được đạo lý trong này nhiều hơn, nó cũng tán thành việc không tăng cường thu thuế đối với những người nghèo khó. Tuy nhiên Lê Dong có một ý tưởng khác :" hoàng huynh, đệ cho rằng nên tăng thuế lên thương nhân nhưng mà không nên thu thuế tất cả như nhau. Triều đình có thể áp dụng chính sách thu thuế nhiều hơn đối với nhóm thương nhân thực sự sống bằng nghề buôn bán, còn đối với sản nghiệp của quan lại, huân quý nên duy trì mức thu thuế thấp, thậm chí có thể lựa chọn một số người được miễn thuế, ví dụ như những nhà công thần, hoàng thân quốc thích.
Thứ nhất là vì các nhà quyền quý vốn không muốn kinh thương, có chăng là do cuộc sống khó khăn nên mở thêm một vài tiệm làm ăn nhằm trang trải cuộc sống, dù sao bổng lộc triều đình phát cho cũng không cao, thực sự là không đủ sống nên mới phải để người nhà mở thêm việc buôn bán bên ngoài. Trong thâm tâm mọi người đều không muốn làm kinh thương, thương nhân chính là loại người thấp kém nhất, bị người đời khinh thường, những người có xuất thân cao quý phải bỏ xuống tự tôn để làm ăn giống như bọn họ đã rất khổ tâm, vậy nên triều đình nên dành cho bọn họ ưu đãi về thuế khoá.
Thứ hai là đây chính là lực lượng trung kiên của vương triều, nhiều người còn là con cháu của khai quốc công thần, việc được ưu đãi một chút là xứng đáng với những gì ông cha bọn họ đã hy sinh vì đại nghiệp của Thái Tổ."
Lê Tấn nghe xong thì cảm thấy chán nản, đứa em này của nó cũng bị đám hủ nho dạy sai mất rồi, nếp tư duy đã bắt đầu hình thành, muốn thay đổi quả thật rất khó. Không trách được, thời đại này đều là như vậy, nho gia chính là dạy Sĩ, Nông, Công, Thương, trong đó thương chính là vi tiện. Còn chuyện ưu đãi gia tộc công thần, hoàng thân quốc thích được nhận là đương nhiên cũng ăn sâu vào tư tưởng mọi người, muốn biến đổi sao mà khó.
Cân nhắc một hồi, hắn quyết định giảng cho mấy đứa em một vài quan điểm hiện đại, hy vọng có thể vớt vát phần nào.
" Thứ nhất, thương nhân không hề tiện, bọn họ cũng giống như tất cả mọi người đều cố gắng kiếm cho mình miếng cơm ăn mà thôi. Nho gia cho rằng thương nhân vụ lợi, thích lừa gạt, thậm chí thương nhân có thể vì lợi ích bản thân mà bán đi lợi ích quốc gia nên có quan điểm khinh thường thương nhân. Quan điểm này rất phiến diện, hoàn toàn không đúng sự thật. Mỗi nhóm người đều có kẻ xấu, người tốt.
Ai nói sĩ phu đều yêu nước, thực ra sĩ phu mới chính là nhóm người thường xuất hiện kẻ bán đứng lợi ích quốc gia nhiều nhất, cũng dối trá nhất. Tại sao nói như vậy, đơn giản người làm quan đa số xuất thân từ tầng lớp sĩ phu, làm quan có mấy kẻ không dối trên lừa dưới m·ưu đ·ồ này kia. Cổ kim gian thần nổi danh đều xuất thân từ sĩ phu, Tống triều Tần Cối chính là ví dụ.
Còn thương nhân thì sao, đương nhiên cũng có thương nhân vì lợi ích bản thân mà làm ăn gian dối, bán đứng lợi ích quốc gia, tuy nhiên cũng có những thương nhân làm ăn chân chính, không những thế còn thường cứu tế nạn dân, hỗ trợ người khó khăn, thậm chí chi tiền ra người ủng hộ triều đình khi quốc gia gặp ngoại xâm. Bọn họ cũng thiện lương, cũng yêu nước vậy, những thương nhân như thế xứng đáng được tôn trọng. Triều đình nên vinh danh những thương nhân đó, họ chính là tấm gương cho kẻ khác noi theo.
Thứ hai, đối với con cháu công thần nên dành cho ưu đãi nhiều hơn thì quả thật vô lý. Ông cha bọn họ đi theo Thái Tổ lập nghiệp có công lao không sai, nhưng mà khi đại nghiệp thành công đã nhận được phong thưởng xứng đáng, tước vị cao quý, ruộng đất phì nhiêu, nhà nào chẳng gia sản bạc triệu, tính ra triều đình không còn nợ bọn họ điều gì. Con cháu công thần đều là nhờ vào phúc ấm của tổ tiên mà có thể sống trong vinh hoa phú quý, được ấm chức làm quan. Tất cả những ưu đãi đó còn chưa đủ ư, tại sao còn phải dành cho bọn họ thêm ưu đãi về thuế thương, phải biết rằng thu thuế thương đầy đủ chính là giải pháp cứu vớt tình hình tài chính ngày càng giảm sút của triều đình, cũng là cứu vớt vương triều này không đi về hướng suy tàn. Vương triều có tồn tại lâu dài thì những quyền lợi mà bọn họ được hưởng nhờ vào phúc ấm của tổ tiên mới có thể kéo dài, đáng ra bọn họ nên hăng hái nộp thuế mới đúng, chỉ đáng tiếc đều là kẻ tầm nhìn hạn hẹp, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không vì cái bền vững."
Nghe đến đây cả Lê Dong, Lê Trị đều có chút xấu hổ, chúng đều có ý nghĩ mình là em ruột của hoàng đế, nên được đối xử đặc biệt, thuế khoá gì đó nên được miễn.
Bên góc kia Lê Dưỡng nghe cái hiểu cái không, nó hỏi :" hoàng huynh, người nộp đủ thuế thì làm sao vậy ?"
Lê Tấn mỉm cười nhìn nó, khẽ trả lời :" Dưỡng đệ, đệ nhớ lấy câu này của ta - *nộp thuế đầy đủ chính là người yêu nước*.
Lê Dưỡng nghe vậy cũng lẩm bẩm theo, nó muốn học thuộc câu này, nếu không ngày sau hoàng huynh hỏi lại không nhớ thì hoàng huynh lại giận, không cho nó ăn gà nữa. Bên kia Lê Dong, Lê Trị nghe vậy đầu cúi xuống, trong lòng càng cảm thấy hổ thẹn vì từng muốn được đối xử đặc biệt.
Cuộc trò chuyện đến đây cơ bản đã có thể kết thúc, Lê Tấn tiếp tục hỏi thăm vài chuyện thường ngày, cũng muốn biết chúng đang học những gì. Cuối buổi thì giải tán, tuy đã khiến hai đứa em bỏ đi sút nghĩ nên được ưu đãi thuế khoá nhưng hắn vẫn không hài lòng. Lê Tấn suy nghĩ một chút, trong đầu đang lập ra một kế hoạch nhằm thúc đẩy đám người kia chủ động nộp thuế.