Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 32. Đại Việt Công Thương.

Chương 32. Đại Việt Công Thương.


Dương Nguyên Trực nhận lệnh tiến vào nội thư phòng hắn tới trước bàn Lê Tấn ngồi quỳ xuống hành lễ . Khi hắn chuẩn bị hô thì Lê Tấn khoát tay nói : "miễn lễ đứng lên nói chuyện. Nói nhanh trẫm còn về dùng thiện trẫm sắp đói lả rồi."

Dương Nguyên Trực nghe vậy thì sửng sốt hỏi :" Muộn thế này mà bệ hạ vẫn chưa dùng thiện sao?"

Lê Tấn đáp:" Chưa có dùng . Từ chiều đến giờ đều ngồi đây ngắm đống tấu chương này đến mê sảng đi."

Dương Nguyên Trực lại hỏi : " bẩm bệ hạ trên bàn của người sao mà để nhiều tấu chương vậy ạ?" - Lão cũng thật hiếu kỳ trên bàn lớn của bệ hạ có hai núi lớn nhỏ tấu chương.

Lê Tấn trả lời : " đống lớn bên trái là tấu chương trẫm nhờ đám đại thần phê hộ ba hôm nay có khoảng sáu trăm bản . Đống nhỏ thì là tấu chương phản đối, công kích trẫm mới gửi tới hôm qua và hôm nay. Có lẽ ngày mai lại có thêm thật nhiều tấu chương như vậy." Dừng lại một chút hắn lại hỏi Dương Nguyên Trực: " thế nào nhìn thấy có sợ không? Bây giờ ngươi đổi cược vẫn còn kịp."

Dương Nguyên Trực đáp: " Thần có chút sợ hãi. Nhưng thần vẫn tin vào đôi mắt này tin là bệ hạ sẽ có cách vượt qua được. Đã xuống tiền cược thì chỉ có thể thêm cược không bao giờ có chuyện đổi lại."

Lê Tấn cười ha hả nói : " hay cho câu không bao giờ có chuyện đổi lại, Trẫm thích. Quay lại chuyện chính sự ngươi tìm trẫm muốn tấu gì nói thử xem."

Dương Nguyên Trực đáp : " mấy chuyện bệ hạ muốn thần tra thần đã tra rõ ràng nên tới phục mệnh với bệ hạ."

Lê Tấn nói : " Nhanh như vậy đã tra xong rồi rất tốt. Bắt đầu từ muối đi ngươi giảng càng chi tiết càng tốt."

Dương Nguyên Trực đáp : " bẩm bệ hạ ngành muối Đại Việt có thể tóm gọn trong một câu ' Bắc- Nam tám xã, hai nhà' . Có thể hiểu là từ bắc đến nam có tám xã làm muối, hai nhà buôn muối."

Lê Tấn nghe vậy thì nói : " ngươi nói chi tiết hơn đi. Chú trọng vào chất lượng số lượng giá cả, phân chia thị trường."

Dương Nguyên Trực đáp :" bẩm bệ hạ có thể chia như sau. Phía bắc có bốn xã làm muối, Hải Dương đạo có hai xã Sơn Nam đạo có hai xã. Chất lượng muối ở phía bắc rất tốt có màu sắc trắng hơn phía nam. Sản lượng thì lại ít hơn. Tất cả muối ở phía bắc do nhà buôn Bạch Diêm Tinh bao tiêu đầu ra. Giá cả thì khá cao rơi vào khoảng 55 đến 60 đồng một cân ở đồng bằng, 70 đến 75 đồng một cân ở vùng núi đặc biệt càng xa về vùng núi tây bắc thì càng đắt. Phương Nam thì Thanh Hoá có hai xã Nghệ An có hai xã. Chất lượng thì hơi kém, muối phía nam thường có màu vàng nhẹ. Sản lượng muối phía nam lại nhiều hơn do phương nam nhiều nắng và gió thuận lợi cho làm muối. Giá cả thì khoảng 45 đến 50 đồng ở đồng bằng 55 đến 60 đồng ở miền núi. Phía nam thì là nhà buôn Hoàng Diêm Tinh bao tiêu."

Lê Tấn lại hỏi : " triều đình kiểm soát sản xuất và thu thuế muối thế nào?"

Dương Nguyên Trực đáp : " Mỗi xã đều có thiết lập chức Diêm Sát sứ kiểm soát sản xuất và thu thuế. Còn cách tính thuế thì là thu 30 đồng trên một cân muối bán ra từ xã làm muối cho thương buôn."

Lê Tấn tính nhẩm một chút rồi nói : " không đúng. Có kẻ sản xuất và buôn bán muối lậu. Không chỉ thế mà còn làm rất lớn."

Dương Nguyên Trực không hiểu sao bệ hạ lại khẳng định như vậy. Hắn nghĩ ngờ hỏi: " bẩm bệ hạ ngài dựa vào đâu mà đoán chắc như vậy?"

Lê Tấn nói : " trẫm nhớ có đọc qua thống kê nhân khẩu từ năm Hồng Đức có tổng tra qua Đại Việt khi đó có hơn tám trăm vạn người . Dương ái khanh chuyện này đúng chứ."

Dương Nguyên Trực đáp :" đúng vậy bệ hạ lần đó cách đây hơn hai mươi năm rồi. Những năm qua nhân khẩu có tăng lên một chút nhưng mà không đáng kể. "

Lê Tấn nói : " Vậy là Đại Việt hiện nay ít nhất có tám trăm vạn người. Mỗi người một năm tối thiểu phải dùng hai cân muối ( 1kg ) . Vậy là ít nhất tối thiểu cả Đại Việt một năm cần một ngàn sáu trăm vạn cân muối. Mỗi cân muối thu thuế 30 đồng tổng cộng là bốn mươi tám ngàn vạn đồng tiền. Một quan bằng năm trăm đồng vậy thì ít nhất một năm thuế muối thu được là chín mươi sáu vạn quan. Mà năm nay thu thuế muối cả nước chỉ có hơn bảy mươi mốt vạn quan tiền . Chưa kể dân chúng chăn nuôi trâu bò, ngựa dê, lợn đều phải cho chúng nó ăn muối nhiều ít. Vậy nên dựa vào thuế muối chênh lệch trẫm có thể kết luận có kẻ làm lậu buôn lậu muối quy mô phải tương đương với số muối mà triều đình thu thuế."

Trong đầu Dương Nguyên Trực như sét đánh ầm một cái. Thật đáng sợ khả năng tính toán của bệ hạ nhanh đến kinh người. Chỉ dựa vào mấy thông tin lão đưa ra sơ sài mà bệ hạ đã suy ra được có người làm lậu muối số lượng lớn.

Dương Nguyên Trực trong lòng có chút hưng phấn nếu bắt được đám buôn muối lậu này thì quốc khố phát tài rồi. Sau này thuế muối cũng có thể tăng lên gấp đôi . Hắn nói : " bẩm bệ hạ thần ngày mai lập tức an bài người đi tra muối lậu, nhất định phải bắt được bọn chúng. Buôn lậu muối số lượng lớn như vậy là tội chém đầu cả nhà tịch biên gia sản đó thưa bệ hạ."

Lê Tấn khẽ thở dài hắn lắc đầu nói :" chuyện này không thể tra chúng ta biết là được rồi."

Dương Nguyên Trực sửng sốt hỏi lại :" bệ hạ, Tại sao không thể tra? Bọn chúng đây là đang tổn hại lợi ích đất nước sao có thể bỏ qua như vậy?"

Lê Tấn nói : " Ngươi làm quan bao năm mà vẫn còn kém lắm. Để tổ chức làm muối buôn muối số lượng lớn như thế phía sau bọn chúng phải đứng cả đám người quyền cao chức trọng . Có thể là một đám đại thần tướng lĩnh trong quân. Bây giờ ngươi đi tra tra được hai chúng ta có thể làm gì ? Chỉ có mỗi ngươi là hiệu trung với trẫm đến lúc đó chẳng nhẽ hai chúng ta đứng ra chiến đấu với cả đám người? Mà chúng ta hoàn toàn không biết đối thủ có bao nhiêu người ? Gồm những ai ? Nắm bao nhiêu chức quan quyền to? Bao nhiêu quân đội? Vậy nên chuyện này chỉ có thể biết mà không thể tra. Ngươi hiểu chưa?"

Dương Nguyên Trực càng nghe càng tức giận. Hắn không cam lòng nói: " bẩm bệ hạ, thần đã hiểu rõ. Nhưng mà bỏ qua cho đám sâu mọt đó thần không cam lòng."

Lê Tấn thở nhẹ một hơi hắn thật sợ tên đại thần hiệu trung duy nhất của mình nóng đầu mà đi tra chuyện này. Lúc đó không phải hai người bọn hắn không tha cho đối phương mà là đối phương không tha cho bọn hắn. Hắn nói : " nhớ lấy chuyện này không thể tra, dù biết tạm thời phải nát trong bụng. Đợi một ít thời gian nữa trẫm sẽ có cách giải quyết chuyện này."

Dương Nguyên Trực đôi mắt lấp lánh nhìn hoàng đế, trong mắt hắn giống như không phải là hoàng đế mà là viễn cảnh hàng đống tiền chuyển vào quốc khố. Đến lúc đó Hộ bộ của hắn dễ làm rồi, có thể thoải mái mà chi tiêu. Hắn cười nịnh nọt hỏi :" là thật sao bệ hạ? Người quả thật có cách giải quyết chuyện này?"

Lê Tấn đáp: " quân vô hí ngôn, ngươi cứ chờ đi. Bây giờ nói sang chuyện sắt đi."

Dương Nguyên Trực hít một hơi thật sâu để bình ổn lại tâm tình, sắp xếp lại thông tin cần thiết . Hắn bắt đầu nói : " Riêng về sắt thì triều đình quản rất nghiêm . Khai thác quặng sắt chủ yếu là ở hai khu mỏ đạo Ninh Sóc và mỏ Thạch Khê phía nam đạo Nghệ An bờ nam sông Gianh." Dừng lại một chút hắn lại nói : " Mỏ Thạch Khê có rất nhiều quặng sắt nhưng khó khai thác lại không có mỏ than gần kề nên quá trình tinh luyện rất tốn kém hàng năm sản lượng không cao. Khu mỏ Ninh Sóc gồm nhiều mỏ nhỏ có không ít mỏ lộ thiên dễ khai thác . Ninh Sóc lại có mỏ than nên việc vận chuyển tinh luyện thuận tiện hơn phía nam nhiều. Ở đây hàng năm chiếm tới sáu thành sản lượng sắt sản xuất của nước ta. Ngoài ra Tây bắc các đạo Hưng Hoá Tuyên Quang cũng có vài mỏ sắt . Chúng đều nằm dưới quyền quản lý và khai thác của các thổ ti dân tộc địa phương." Hắn lại dừng lại lấy hơi nói tiếp :" nhân công khai mỏ trước kia đều là dân phu . Từ khi Thánh Tông phá Chiêm hơn ba mươi năm trước bắt về mấy vạn nô lệ người Chiêm thì toàn dùng người Chiêm khai mỏ. Thánh Tông bố trí ở hai nơi Nam Bắc tổng một vạn nô lệ khai mỏ."

Lê Tấn nghe xong thì gõ gõ mặt bàn suy tư chốc lát rồi nói : " sắt trẫm tạm hiểu rõ rồi, khanh nói về thương nghiệp đi ".

Dương Nguyên Trực nuốt nuốt nước bọt cho đỡ khô họng . Từ lúc đến giờ hắn nói liên tục họng có chút khát. Lê Tấn thấy vậy thì chỉ tay vào góc bàn nói :" chỗ đó có chén trà trẫm mang vào mà chưa uống chắc là nguội rồi khanh muốn uống không?"

Dương Nguyên Trực nói " tạ ơn bệ hạ " rồi bưng lên uống ực mấy ngụm. Đúng là trà bệ hạ dùng mùi vị quả nhiên khác biệt, chắc chắn là trân phẩm. Mặc dù đã hơi lạnh nhưng vẫn làm hắn say mê, nhìn về phía bệ hạ.

Lê Tấn thấy vậy thì xua tay nói : " loại này đắt lắm là lá trà cống phẩm. Trẫm cũng không có bao nhiêu. Đừng có nhìn trẫm như vậy trẫm không cho ngươi đâu. Trẫm cũng nghèo a."

Dương Nguyên Trực cạn lời với bệ hạ. Hắn nhìn bệ hạ vì hắn hâm mộ bệ hạ đúng là chí tôn có thể dùng lá trà tốt như vậy. Hắn không định xin a, bệ hạ nói vậy làm hắn vừa bi thương vừa nhục nhã.

Vứt bỏ suy nghĩ hắn nói: " bẩm bệ hạ về thương nghiệp thì triều ta tổ chế là trọng nông ức thương. Vậy nên thương nghiệp không phát triển lắm. Thời Thánh Tông còn ra luật quy định quản lý nhân khẩu rất nghiêm dân chúng được khuyến khích ở lại làng xã chăm lo làm ruộng. Nếu có người muốn đi xa phải xin quan điệp rất khó khăn, ở nơi đến cũng phải khai báo với thôn trưởng xã trưởng. Hành lý cũng phải dỡ ra kiểm tra ghi chép cẩn thận tránh xảy ra trộm cắp."

Vậy nên nhìn chung thương nghiệp chỉ phát triển nhẹ ở các thành lớn. Mà lớn nhất là Đông Kinh thưa bệ hạ. Hầu hết thiên hạ phú thương đều tập trung về Đông Kinh, chủ yếu tập trung sinh sống và buôn bán ở khu đông kinh thành. " - Nói đến đây hắn dừng lại chờ đợi xem bệ hạ có hỏi thêm gì không.

Lê Tấn nghe đến đây thì có sơ bộ nắm rõ tình hình công thương cả nước Đại Việt. Hắn quyết định sẽ từ từ suy xét lập kế hoạch. Hắn nhìn Dương Nguyên Trực nói :" Khanh làm tốt lắm. Thôi được rồi trẫm tạm nắm rõ tình hình . Khanh về trước đi trẫm đói rồi phải về dùng thiện đây."

Dương Nguyên Trực nghe vậy thì hơi bất ngờ. Bệ hạ không muốn hỏi gì hay bàn bạc gì với hắn. Ngài trực tiếp hạ lệnh đuổi khách. Hắn đành cúi đầu chắp tay hành lễ chào từ biệt rồi quay đầu ra về. Trên đường đi hắn cứ miên man suy nghĩ về cuộc gặp hôm nay với bệ hạ.

Lê Tấn sau khi Dương Nguyên Trực rời đi thì lâm vào tự hỏi tự vạch một kế hoạch sơ bộ. Hắn thở dài lẩm bẩm :" sẽ là một kế hoạch tràn đầy khó khăn và nguy hiểm đây. Thôi kệ đi về ăn cơm cái đã." Xong đó hắn rời Ngự Thư Phòng trở về tẩm điện Bảo Quang.

Chương 32. Đại Việt Công Thương.