Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 323. Thiết triều.
Ngày mùng 5 tháng 2, buổi thiết triều đầu tiên của năm Đoan Khánh thứ hai chính thức diễn ra trên điện Kính Thiên. Như thường lệ giờ Thìn một khắc hoàng đế thượng triều, bách quan triều bái, hoàng đế nhanh chóng cho miễn lễ, triều hội chính thức bắt đầu.
Sau tiếng hô quên thuộc của Đỗ Khắc Hải " có tấu tâu lên, không tấu bãi triều" Lễ Bộ Tả Thị Lang Nguyễn Bảo Khuê lập tức đứng ra tâu :" thần xin được trình tấu".
Phía trên ghế rồng vàng lên tiếng của Lê Tấn :" mời ái khanh niệm."
Nguyễn Thị Lang tâu :" bẩm bệ hạ, việc đầu tiên thần muốn tấu trình liên quan đến sứ đoàn các nước. Theo lịch trình cũ thì họ nên lên đường về nước từ trong tết, tuy nhiên do triều ta chưa kịp tổ chức yến tiệc tiễn chân nên đến giờ họ vẫn ở lại trong dịch quán của Hồng Lô Tự. Nay thần tấu lên xin bệ hạ định ngày để Lễ Bộ chuẩn bị."
Lê Tấn hiểu được đó mình đột nhiên ngã bệnh nên các nghi thức ngoại giao này bị gác lại, việc này cũng không có gì phức tạp, chỉ cần định ngày mời tất cả sứ thần các nước vào cung tham gia một bữa quốc yến, bản thân hắn có thể xuất hiện hoặc cử một trọng thần nào đó thay mặt là được. Hắn hiện giờ sức khoẻ đã tốt hơn nhưng Quỷ Y có dặn nếu có thể kiêng rượu cũng như ăn uống thanh đạm trong thời gian 3 tháng thì càng tốt cho sự phục hồi của hắn, bởi vậy hắn sẽ không tham gia yến tiệc. Thời điểm này nên cử một trong Tả Hữu Tướng Quốc chủ trì yến tiệc là thoả đáng nhất, chỉ là một vị đi xa, người còn lại ngã bệnh rồi. Cân nhắc một chút hắn quyết :" Đã vậy ngày kia bày quốc yến ở điện Kim Phụng mời sứ thần các nước đến tham gia. Thái Sư phụ trách chủ trì yến tiệc, hi vọn ái khanh có thể cho sứ thần các nước thấy được tình thần hiếu khách của triều ta."
Nguyễn Hữu Vĩnh đứng ra chắp tay nhận lệnh, chuyện này coi như giải quyết.
Tiếp theo Nguyễn Bảo Khuê lại tâu :" bẩm bệ hạ, trước đó ấn định ngày 23 tháng Chạp là ngày tổ chức Thi Đình, tuy nhiên việc này đã tạm gác lại chờ an bài về sau. Để kịp thời tuyển nhân tài cho đất nước cũng như đáp lại lòng mong mỏi của các sĩ tử thần xin bệ hạ sớm quyết đoán việc này."
Tổ chức thi Đình là việc hệ trọng, hoàng đế tự mình ra đề và quyết định thứ tự của các tân khoa tiến sĩ, bởi vậy việc này không có Lê Tấn không được. Lê Tấn tính toán một chút liền quyết :" Ngày 18 tháng này sẽ tổ chức Thi Đình, trẫm giao Lễ Bộ hoàn thành công tác chuẩn bị."
Nguyễn Bảo Khuê chắp tay nhận lệnh, lão vẫn còn chuyện cần tâu :" bẩm bệ hạ, theo nông lịch thì Vụ Chiêm năm nay đã chính thức bắt đầu được vài ngày, thần xin bệ hạ định ra thời gian tổ chức lễ Tế Thiên mùa xuân cũng như Tịch Điền năm nay."
Lê Tấn không thực sự thích tham gia mấy nghi lễ này, có thể viện cớ sức khoẻ không tốt tránh đi. Tính toán một chút hắn liềm nói :" Đại phu có khuyến nghị trẫm trong thời gian này không nên lao lực, tránh hàn tránh nhiệt, vậy nên dù rất muốn nhưng trẫm khó mà tham gia nghĩ lễ năm nay. Thế này đi, trẫm cử Kinh Vương thay trẫm chủ trì lễ Tế Thiên mùa xuân cũng như cày tịch điền, chúng ái khanh thấy phương án này ổn thoả sao?"
Đa số mọi người trong điện đều có biểu cảm nghi hoặc, động thái này của hoàng thượng là sao đây. Hai ngày trước ngài quyết định chọn Kinh Vương tới điện Cần Chính thay mình phê tấu chương, giờ ngài lại để Vương chủ trì tế thiên, cày tịch điền, tiết tấu này không phải là muốn để Vương đảm nhiệm công việc của hoàng đế hay sao. Không ai đoán ra dụng ý của bệ hạ, những quyết định này chỉ là ngài ngẫu nhiên định ra hay phía sau còn có mưu tính sâu sa nào đó. Tuy khó hiểu nhưng không ai đứng ra tấu hỏi hay tỏ ý phản đối quyết định này, đơn giản hoàng thượng dùng lý do sức khỏe để nói chuyện chẳng nhẽ ngươi còn muốn ép bệ hạ phải mạo hiểm gánh vác công việc, chỉ cần dám đứng ra sẽ tạo cái cớ cho kẻ khác công kích bản thân, không những thế còn đắc tội với bệ hạ.
Đối với Kinh Vương chuyện này tới quá đột ngột, hắn cảm thấy bối rối nên không phản ứng kịp, đợi tỉnh táo trở lại hắn lập tức đứng ra chắp tay nói " tuân lệnh".
Lê Tấn không có bắt lỗi mà cho phép lui lại, tiếp đó quay sang hỏi Lý Phong :" mấy ngày tới được ngày nào thích hợp ?"
Chọn ngày lành tháng tốt tổ chức lễ nghi vốn là trách nhiệm của Thái Sử Viện, tuy nhiên từ khi có Quốc Sư thì đương kim bệ hạ toàn giao việc này cho Khâm Thiên Giám, dù không hài lòng vì mất đi một phần công việc nhưng đám quan viên của Thái Sử Viện cũng không dám ý kiến.
Quay trở lại buổi trầu, Lý Phong bấm bấm ngón tay tính toán, tiếp đó tâu :" Bẩm bệ hạ, gần nhất có ngày mùng 8, tuy nhiên nếu có thể đợi đến 22 sẽ đại cát."
Lê Tấn nghe xong liền quyết định chọn ngày 8, 22 quá xa, khi đó nông dân cũng kết thúc việc cày cấy rồi còn tịch điền cái gì. Việc này cuối cùng cũng được giải quyết, Nguyễn Bảo Khuê không còn gì muốn tấu trình liền xin phép lui lại.
Người tiếp theo đứng ra là Binh Bộ Tả Thị Lang Giang Cảnh Thạc, lão tâu :" bẩm bệ hạ, theo lệ năm nay triều đình sẽ cho tổ chức Võ Cử. Binh Bộ chúng thần đã soạn thảo kế hoạch chi tiết cho việc này, thần xin dâng bệ hạ ngự lãm." - hai tay lão dâng lên bản tấu.
Đỗ Khắc Hải nhanh chóng làm việc, chỉ mất vài phút tấu chương đã đưa đến tay Lê Tấn, hắn lập tức mở ra xem. Võ cử là kỳ thi tuyển chọn những người có tài năng võ thuật ra cống hiến cho đất nước, tương tự như Văn Khoa cũng định kỳ 3 năm tổ chức một lần, tuy nhiên chỉ có hai vòng thi. Vòng một là thi tuyển võ cử nhân tại các đạo thừa tuyên, những ai đỗ vòng này sẽ được phép tới kinh thành tham gia thi. Người đỗ kỳ thi ở kinh thành sẽ đạt được võ hàm Đô Lực Sĩ, bởi vậy kỳ thi này còn được gọi là thi tuyển Đô Lực Sĩ.
Binh Bộ đã chịu trách nhiệm tổ chức quá nhiều kỳ thi tuyển Đô Lực Sĩ trong quá khứ, vậy nên có thể nói là xe nhẹ đường quen, kế hoạch do Binh Bộ trình lên không có chỗ nào có thể bắt bẻ. Lê Tấn xem xong lập tức phê duyệt, Binh Bộ sẽ theo kế hoạch này làm việc, vài ngày sau thông cáo về kỳ Võ Cử năm nay được truyền đi các địa phương.
Tấu trình được thông qua, Giang Cảnh Thạc lui lại. Tiếp theo Công Bộ Thượng Thư Ngô Mình đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, việc xây dựng công xưởng tại Sin Quyền đã hoàn thành."
Đây là tin tức tốt, Lê Tấn chỉ đạo :" nhanh chóng làm lễ khánh thành, tiếp đó tuyển chọn nhân công tổ chức sản xuất, khu mỏ Sin Quyền cần sớm đi vào hoạt động. Ngô ái khanh, Khanh cần sát sao việc này ."
Ngô Minh chắp tay " thần tuân mệnh". Đã có lệnh vua, Công Bộ theo lệnh mà làm, Ngô Thượng Thư xin phép lui lại.
Tiếp theo Dương Nguyên Trực đứng ra, lão chưa kịp tấu Lê Tấn đã chặn trước :" kế hoạch phân bổ ngân sách của Hộ Bộ trẫm đã phê duyệt, chút nữa Dương ái khanh đến Ngự Thư Phòng nhận lại bản tấu, ngoài chuyện này Khanh còn chuyện gì muốn tấu không?"
Dương Thượng Thư chắp tay đáp :" thưa bệ hạ, vậy thần tạm thời không còn gì muốn tấu." - Nói xong lão chậm rãi lui về hàng.
Tiếp theo Lại Bộ Thượng Thư Bùi Minh Viễn đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, Thuận Hoá Thừa Chính Sứ Nguyễn Đình Thả dâng tấu xin được tạm nghỉ để làm tròn hiếu đạo."
Chuyện này không có gì quá bất ngờ, Lê Tấn nghe xong chỉ đáp một từ "chuẩn".
Bùi Minh Viễn lại tâu :" bệ hạ, Chính vụ Thuận Hoá hiện đang tồn đọng, cần sớm có người đến chủ trì giải quyết."
Lê Tấn hiểu Bùi Minh Viễn giục mình bổ nhiệm người mới, hẳn có không ít kẻ đang nhìn chằm chằm chức Chính Sứ Thừa Tuyên Thuận Hoá này. Hắn là đang chờ Nhị Hoàng Cô hồi âm, lúc này đây cần kéo chút thời gian. Bởi vậy chỉ qua loa :" trẫm đã biết, chuyện này trẫm sẽ sớm quyết định không còn gì nữa Khanh có thể lui."
Bùi Minh Viễn lui về, Lê Niệm đứng ra :" bẩm bệ hạ, thủ lĩnh các tộc Cơ-Tu, Bờ-ru đã được giải về kinh, tuân theo thánh ý của bệ hạ thần an bài bọn họ ở lại trong dịch quán, trừ việc không được rời khỏi thì mọi sinh hoạt đều được đảm bảo."
Lê Tấn hỏi :" Muối và lương thực đã chuyển đến nơi rồi chứ ?"
Lê Niệm đáp :" bẩm bệ hạ đã chuyển đến, người dân hai tộc Bờ-ru, Cơ-tu đều cảm tạ thánh ân của bệ hạ."
Chuyện phía tây Thuận Hoá thuận lợi bình ổn khiến Lê Tấn hài lòng, hắn khen ngợi :" Lần này Cẩm Y Vệ đã làm rất tốt, trẫm sẽ có khen thưởng đối với những người tham gia chuyện này."
Lê Niệm theo thông lệ nói mấy câu khiêm tốn, cảm tạ. Tiếp đó tâu hỏi :" Những thủ lĩnh đó thì xử trí như thế nào thưa bệ hạ ?"
Lê Tấn đáp :" buổi chiều Khanh dẫn bọn họ tới Ngự Thư Phòng, trẫm gặp xong rồi sẽ định."
Lê Niệm chắp tay tuân mệnh, đã không còn gì muốn tâu nên lão xin phép được lui lại . Tiếp theo lần lượt triều thần đứng ra tấu báo, các vấn đề đa số không quá phức tạp đều nhanh chóng được thương nghị, giải quyết. Quá chính Tỵ thì hoàng đế tuyên bố bãi triều.
**
Kinh Vương hôm nay cảm thấy là lạ, chẳng là trên đường từ điện Kính Thiên trở ra hắn nhận được nhiều quan viên tiến tới chào hỏi hơn thường lệ. Ai cũng nhận ra hắn đang nhận trọng dụng, vì vậy mà không ít quan viên muốn làm thân.
Một bên khác, Trịnh Duy Minh ngồi nhờ Thái Sư xe ngựa trở về nha môn Lại Bộ. Trong xe, họ Trịnh không kìm được mà hỏi:" Thế bá, ngài thấy vị kia đây là có ý gì ?"
Thái Sư chậm rãi hỏi lại :" Ngươi là muốn nói chuyện nào ?"
Trịnh Duy Minh đáp :" đương nhiên là việc bỗng nhiên trọng dụng Kinh Vương."
Thái Sư cười nhạt nói :" trọng dụng thì trọng dụng, thần tử được trọng dụng chưa hẳn đã là việc tốt, thân vương được trọng dụng thì lại càng khó nói."
Trịnh Duy Minh ngẫm nghĩ những lời của Thái Sư, hiểu ra chút gì đó lão chắp tay :" điệt nhi xin thụ giáo".
Thái Sư cười cười, những gì đang xảy ra có thể khiến một vài kẻ có suy đoán sai lầm mà bắt đầu ngả về phía Kinh Vương. Tuy nhiên lão sẽ không làm như vậy mà còn cố gắng tránh xa hắn.