Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 33. Bi kịch của Nguyễn Hữu Tài.

Chương 33. Bi kịch của Nguyễn Hữu Tài.


Ngày 25 tháng chạp buổi triều hội cuối cùng của năm Giáp Tý. Hôm nay Lê Tấn Chính Dần đã dậy, hắn hoàn thành quy trình sinh hoạt buổi sáng gồm vệ sinh cá nhân, tập đi bộ ăn sáng thay đổi triều phục rồi tới hậu điện Kính Thiên chờ đợi. Thành tựu lớn nhất của buổi sáng sớm là hắn kiên trì hoàn thành bài tập một canh giờ đi bộ. Sau vài ngày cơ thể hắn bắt đầu thích ứng được cường độ vận động nên hắn ít phải dừng nghỉ hơn hô hấp cũng đều nhịp hơn.

Giờ Thìn một khắc hoàng đế chính thức thượng triều bách quan hành lễ quân thần. Hoàng đế thuận thế cho mọi người bình thân vào chỗ. Triều hội cuối năm chính thức khai màn.

Không đợi bách quan kịp phản ứng Lê Tấn giành trước lên tiếng. Hắn lệnh Nguyễn Nhữ Vi: " Đem đồ vào đây đi."

Nguyễn đại tổng quản tuân mệnh an bài người mang đồ của bệ hạ vào. Trong sự hoài nghi của bách quan không biết bệ hạ muốn làm gì. Một đoàn thái giám có tới hơn mười người tiến vào trong điện trên tay mỗi người đều ôm một chồng tấu chương. Tuân theo an bài của hoàng đế bọn hắn sắp xếp gọn gàng tấu chương thành một chồng lại một chồng trên đài cao dưới chân vua ngồi. Sau đó lặng lẽ rời khỏi điện Kính Thiên.

Lê Tấn liếc nhìn đại điện một vòng nói : " chỗ này có gần ba trăm bản tấu chương nội dung nhìn chung giống nhau là phản đối quy định mới về chi dùng quốc khố, yêu cầu trẫm hạ chiếu nhận lầm. Bây giờ đều bày ở đây trẫm quyết định hai chuyện này sẽ được thương nghị sau cùng của buổi triều hội hôm nay. Bây giờ ai có tấu chương về nội dung khác thì tâu lên chúng ta bắt đầu triều hội thương nghị. Trẫm chờ đợi các ái khánh đứng ra khải tấu ba người đầu tiên đứng ra tấu trẫm sẽ thưởng một món ngự thiện."

Bách quan nghe vậy thì hụt hẫng, nhiều người trong bọn họ đang chờ trò vui khai màn đâu. Bệ hạ đây là lại chơi trò lưu manh đi. Ngài nói để đến cuối cùng thương nghị lại cổ vũ người khác đứng ra tấu báo việc khác. Tý nữa mọi người đua nhau tâu lên cứ thế lần lượt thương nghị thì triều hội kéo dài. Mà thời gian triều hội diễn ra vượt qua buổi trưa thì xong rồi. Đến lúc đó bệ hạ chỉ cần nói ngài mệt mỏi, có chút đói bụng cần lập tức dùng thiện để bảo trọng long thể. Lý do chính đáng đường đường như vậy ngài có thể tuyên bố bãi triều . Còn đám tấu chương này thì vứt vào góc nào đó trong hoàng cung rồi tuyên bố việc này buổi triều hội lần sau lại bàn. Vậy thì chuyện này ngâm nước đến ra riêng sau tết, ngày mùng mười mới kết thúc nghỉ tết bách quan vào triều.

Chỉ cần nghĩ đến những gì có thể diễn ra tiếp theo nhiều người chỉ có thể tặc lưỡi khen bệ hạ cao minh. Có người thì lắc đầu cười khổ không thôi bệ hạ đã làm hoàng đế mà vẫn giữ cái nết lưu manh như khi ngài còn pha trộn với đám tam giáo cửu lưu ở chợ Tây Nhai. Đám quan viên có tấu chương phản đối, bắt lầm hoàng đế thì tức điên lên . Nổi giận nhất là đám ngôn quan Ngự Sử Đài do Nguyễn Quang Bật cầm đầu bọn họ vốn đã chuẩn bị sẵn sàng cho hoàng đế một lần trọng đại đã kích. Ấy vậy mà bệ hạ giành trước một bước đánh phủ đầu ý định của bọn họ. Cách làm của ngài rất chính đáng nói rõ ràng là sẽ thương nghị vào cuối buổi trầu làm cho bọn họ dù biết đây có thể là kế kéo dài thời gian nhưng vô lực phản bác.

Quay trở lại tình hình triều hội sau khi bệ hạ hứa thưởng thì nhiều người rục rịch đứng ra tấu lên. Trong đó người giành tiên cơ là một quan viên Lễ bộ giữ hàm ngũ phẩm tên là Nguyễn Hữu Tài. Hắn bước ra giữa đại điện chắp tay tâu : " bẩm bệ hạ thần Nguyễn Hữu Tài có tấu muốn tâu lên bệ hạ."

Lê Tấn cười nhẹ hài lòng kế này của hắn thật có hy vọng thành công hôm nay. Hắn ra lệnh : " Nguyễn ái khanh mời đọc lên nội dung bản tấu để mọi người cùng nghe cùng thương nghị."

Nguyễn Hữu Tài điều chỉnh lại tâm tình chỉn chu lựa chọn lời nói. Hắn bắt đầu tâu :" Bẩm bệ hạ thần muốn tấu lên nội dung như sau : Cổ nhân nói tề gia trị quốc bình thiên hạ vậy nên nam nhân khi trưởng thành trước hết phải nghĩ đến chuyện lấy vợ. Hiếu đạo thì việc sinh con nối dõi tông đường cũng là việc được ưu tiên. Đế vương xưa nay lại càng là coi trọng việc sinh hạ long chủng kế thừa đại thống. Vậy nên triều hội hôm nay thần xin dâng tấu cầu bệ nhanh chóng tuyển phi sinh hạ long chủng. Vì kéo dài đại thống vì an định thiên hạ vì thiên thu đại nghiệp của triều ta xin bệ hạ đáp ứng tấu chương thỉnh cầu này của thần."

Lê Tấn nghe Nguyễn Hữu Tài tấu xong thì thầm khen tên này đúng là có tài ăn nói. Hắn rõ ràng là đầu tiên lấy tiên hiền dạy bảo ra nói xong đó dùng đại nghĩa thiên hạ ra làm bia ép Lê Tấn nhận lời tâu của hắn. Cái này là thủ đoạn mà các học giả sau này gọi là đạo đức b·ắt c·óc đây mà.

Bách quan thì cũng thầm khen tên Lễ bộ quan viên này thực có tài học ăn nói rõ ràng lập luận chặt chẽ có lý có chứng. Đây là bản tấu chương mà đế vương vô lực phản bác nha vả lại đây là khuyên ngài ôm mỹ nhân về nhà . Với bản tính háo sắc của đương kim bệ hạ thể hiện ra từ trước tới giờ ngài làm sao mà từ chối bản tấu này. Nhìn lại bệ hạ thánh nhan người đang híp mắt cười mỉm đây rõ ràng là đang phi thường đắc ý hẳn là trong đầu đang tràn đầy mơ tưởng về mỹ nhân như hoạ đi. Kiểu như d·â·m trùng xông tới não rồi đi mới có thể trưng ra cái bộ mặt ngu ngốc đến vậy .

Tuy nhiên nếu Túc Tông Lê Thuần mà ở đây lúc này thì hắn sẽ rùng mình trước biểu hiện của Đoan Khánh đế. Hơn ai hết với kinh nghiệm cùng nhau lớn lên từ nhỏ hắn hiểu rằng mỗi khi nhị ca Lê Tấn của hắn có b·iểu t·ình này trên gương mặt tức là hắn đang chuẩn bị đào hố chờ người ta nhảy vào. Cả tuổi thơ lớn lên bên nhau không biết bao lần Lê Thuần chứng kiến cảnh Lê Tấn hố người ta c·hết đi sống lại mà còn không biết mình bị hố bản thân hắn cũng là một n·ạn n·hân trong đó.

Lê Tấn nghe hết bản tấu rồi, b·iểu t·ình cũng đặc sắc rồi. Hắn nói : " Nguyễn ái khanh trẫm đồng ý với kiến nghị của khanh đúng là trẫm nên lập phi rồi." Nói đến đây thì hắn dừng lại nhìn về phía Nguyễn Hữu Tài một cái đầy thâm ý.

Đến đây bách quan xem hiểu là bệ hạ hài lòng với bản tấu chương này của Nguyễn Hữu Tài. Tên này quả là biết đoán thánh ý lại gặp thời quyết đoán. Hẳn rất nhiều người đều nghĩ đến việc khuyên nhà vua nạp phi tử đây là một kiện công lao dễ dàng đoạt được. Với bản tính của mình đương kim bệ hạ sẽ ra chỉ ban thưởng hậu hĩnh cho Nguyễn Hữu Tài, thậm chí là phi thường hậu hĩnh. Ai cũng biết bệ hạ có thể đưa ra quyết định hoang đường ra sao.

Nguyễn Hữu Tài thì cảm thấy vô cùng may mắn. Lần này hắn làm đúng rồi, đoán đúng ý hoàng thượng chọn lựa thời cơ tinh chuẩn. Hắn cảm thấy thật bội phục tính toán lần này của mình. Trong lòng hắn đang nở hoa hắn có thể tưởng tượng được vinh hoa phú quý tiền đồ như gấm đang vẫy tay chờ hắn ở phía trước. Hắn chắp tay nói : " tạ ơn bệ hạ đã chuẩn cho tấu này của vi thần."

Lê Tấn lại nói : " chuẩn thì chuẩn rồi tuy nhiên trẫm có điều hiếu kỳ muốn hỏi ái khanh. Không biết ái khanh đồng ý trả lời câu hỏi của trẫm hay không.?"

Nguyễn Hữu Tài : " bẩm bệ hạ người đã hỏi thì thần nào dám không thưa. Xin bệ hạ cứ đưa ra câu hỏi."

Lê Tấn nói :" Trẫm vốn cho rằng việc lấy vợ sinh con là việc riêng tư của mỗi nam nhân. Vậy nên trẫm hỏi khanh việc khanh dâng tấu này có phải là quản quá rộng rồi hay không ?"

Nguyễn Hữu Tài lập tức vội vàng suy tư tìm lời đáp lại câu hỏi này của hoàng đế. Hắn đáp : " Bẩm bệ hạ xưa nay vận mệnh đất nước và hoàng đế luôn gắn chặt với nhau. Việc của hoàng đế là việc chung của cả nước. Vậy nên mới có câu đế vương gia không có việc nào là việc riêng. Thần đây chỉ là vì đất nước vì bệ hạ mà phân ưu."

Lê Tấn lại nói : " ái khánh nói như vậy trẫm có thể hiểu là việc hoàng đế lập phi tần, sinh hoàng tử bách quan có thể quản đúng không? Như vậy trẫm làm hoàng đế có phải cũng có thể quản việc thần tử cưới vợ sinh con đúng không? Ái khanh trả lời hộ trẫm xem."

Nguyễn Hữu Vĩnh tự tin trả lời : " Bẩm bệ hạ đúng là như vậy. Thần tử có thể khuyên hoàng đế lập phi sinh hoàng tử. Đế vương lại càng có quyền quản việc thần tử cưới vợ sinh con. Đây chính là câu trả lời của thần thưa bệ hạ."

Lê Tấn lại nói : " Là như vậy a. Thế này đi trong cung đang dư thừa rất nhiều cung nữ trẫm đề nghị tặng khanh một trăm người làm th·iếp . Hạn cho khanh trong một năm phải cùng bọn họ sinh hạ một trăm đứa con trai. Nếu hoàn thành việc này đúng hạn trẫm sẽ phong khanh làm Thái phó bình chương quốc quân trọng sự đứng ngang hàng với tam công lại thêm chức phụ tướng quốc gần với tả hữu tướng . Tước thì gia phong là Sinh Quốc Công." Dừng lại một chút hắn lại nói : " đương nhiên có thưởng phải có phạt . Nếu khanh không làm được thì sau một năm trẫm sẽ chém đầu cả nhà khanh tài sản thì xung vào quốc khố. Ái khanh cảm thấy sao về đề nghị này của trẫm?"

Bách quan lặng ngắt như tờ không thể tưởng tượng được bệ hạ lại đưa ra đề nghị hoang đường đến như vậy. Đám đại thần thì nhớ lại câu Huy Gia Thái Hậu nói bệ hạ không có việc hoang đường nhất chỉ có việc sau càng hoang đường hơn việc trước mà thôi .

Nguyễn Hữu Tài thì vô cùng kh·iếp sợ trước đề nghị này của hoàng đế. Nằm mơ hắn cũng không ngờ trước đây một lúc còn tốt đẹp sao đùng một cái lại thành nguy cơ b·ị c·hém đầu cả nhà thế này. Hắn vội vàng quỳ xuống dập đầu với hoàng đế mà nói : " Bẩm bệ hạ xin bệ hạ tha cho thần chuyện này thần không làm được. Thần chỉ là ngũ phẩm quan viên không thể nuôi nổi một trăm người th·iếp càng không cần nói sau đó còn phải nuôi một trăm đứa con."

Lê Tấn xua tay nói : " chuyện này khanh không cần lo . Trẫm sẽ ban cho khanh một toà phủ đệ đủ lớn để cả nhà khanh cùng nhau sinh sống . Ngoài ra sẽ cấp cho khanh mỗi năm hai ngàn quan tiền để nuôi sống đám thê th·iếp con cái về sau. Vậy nên khanh chỉ cần an tâm sinh con. Đây là đại sự giúp phồn đa nhân khẩu quốc gia. Vì quốc gia lớn mạnh trẫm và các đại thần ở đây trăm sự nhờ khanh. Yên tâm trẫm sẽ cho khanh nghỉ phép một năm ở nhà chuyên tâm sinh con ".

Nguyễn Hữu Tài thấy bệ hạ thật sự nghiêm túc với đề nghị này thì quá sợ hãi. Hắn khóc lóc dập đầu với hoàng đế nghẹn ngào cầu xin :" xin bệ hạ tha mạng xin bệ hạ tha mạng.... " Liên hồi tiếng dập đầu tiếng cầu xin hoà cùng tiếng khóc vang lên trong đại điện.

Binh bộ thượng thư xem cả quá trình thì cảm thấy thật thú vị chỉ là lão không hiểu sao lại phong là Sinh Quốc Công trong sử sách đâu có quốc gia châu phủ nào tên có chứ Sinh đâu. Lão bèn đứng ra hỏi:" bẩm bệ hạ thần có điều không hiểu. Tại sao bệ hạ lại muốn phong hắn là Sinh Quốc Công?"

Trong điện cả đám đều giật mình đúng vậy tại sao bệ hạ lại nói là Sinh Quốc Công. Đại Việt làm gì phủ nào có chữ Sinh trong tên đâu? Tất cả đều hướng ánh mắt tò mò nhìn về phía bệ hạ chờ ngài trả lời.

Lê Tấn đang chơi cao hứng thì có người đứng ra phá đám làm hắn rất không vui. Hắn nhìn Nguyễn Quang Mỹ trả lời: " Hắn một năm có thể vì Đại Việt đẻ một trăm đứa con trai. Năng lực sinh sản mạnh như vậy không phong là Sinh Quốc Công chứ là gì. Ngươi hiểu chưa có vậy mà cũng hỏi . Đồ ngu xuẩn cút về chỗ cho trẫm không thì trẫm cũng tặng ngươi một trăm cung nữ để ngươi đi làm Sinh Quốc Công luôn bây giờ."

Nguyễn Quang Mỹ nghe như vậy thì rụt cổ lại lão vội vàng đứng về chỗ. Lão thật sự sợ hãi a, cái tước Sinh Quốc Công này lão không dám muốn cũng không có năng lực muốn.

Bách quan khác nghe bệ hạ giả thích thì cảm thấy lời ngài nghe vô lý nhưng lại rất thuyết phục. Bọn họ không thể hiểu được tại sao lại như vậy. Tuy nhiên ai cũng sợ hãi cái tước Sinh Quốc Công này.

Lê Tấn lại hỏi Nguyễn Hữu Tài: " Nguyễn ái khanh, ngươi nói cho trẫm ngươi có làm được không."

Nguyễn Hữu Tài khóc hết nước mắt đáp : " bẩm bệ hạ thần không làm được. Thần cho rằng không nam nhân nào có thể trong một năm cùng một trăm phụ nữ sinh con, mà lại còn là con trai nữa. Việc này sức người không thể làm . Thần biết thần sai rồi xin bệ hạ khai ân tha tội cho thần." - Sau đó lão liên tục lặp đi lặp lại " xin bệ hạ khai ân" lời nói.

Lê Tấn thở dài nói : " Thành thực mà nói trẫm cũng không làm được . Dù chỉ là cùng một người phụ nữ sinh một hoàng tử trẫm cũng không nắm chắc không có gì đảm bảo sẽ là hoàng tử có thể sẽ là công chúa mà đúng không ."

Dừng lại một chút hắn lại nói : " các ái khanh đều thấy đó việc này có bao nhiêu khó khăn. Vả lại không phải trẫm không muốn nạp phi mà là không ai chịu gả cho trẫm a. Còn nhớ hồi đầu năm Tĩnh vương phủ kén phi phát ra cả trăm thiệp mời mà không một người tới tham gia." Nói đến đây hắn liếc cả đám thần tử trong điện này một vòng.

Bách quan trong tim lộp bộp một cái. Chuyện này là sự thật hồi đầu năm rất nhiều nhà trong số họ nhận được thiệp mời từ Tĩnh vương phủ .

Truyện kể ra rất dài có thể nói là đầu năm đã xảy ra sự việc ngượng ngùng như trên. Khi đó Cảnh Thống đế bệnh nặng bất kỳ lúc nào cũng có thể băng hà. Nguyễn Thái Phi dùng danh nghĩa Tĩnh vương phát ra hàng trăm thiệp mời đến các phủ đại thần, huân quý tướng lãnh q·uân đ·ội thế gia đại tộc Bắc Hà mời đưa con gái tới tham gia lễ ngắm hoa mùa xuân ở vương phủ. Sau đó thì không ai bảo ai tất cả đều không ai đưa con gái đến dù trong nhà có đứa con gái nào hiếu kỳ muốn đi đều bị mạnh mẽ ngăn lại. Đây nào phải cái gì ngắm hoa đây rõ ràng là trắng trợn lôi kéo phe cánh đợi Cảnh Thống đế băng hà thì sẽ ra sức ủng lập Tĩnh vương lên ngôi.

Tình thế lúc đó phi thường rõ ràng. Thái tử Thuần được vua yêu mến lại tài đức hơn người được xem là người kế vị xứng đáng. Trong khi Tĩnh vương thì sao chứ nói tài thì đúng là bất học vô thuật nói đức thì thanh danh thối hoắc, thân thể lại mập mạp nhìn thôi đã không ai thích rồi. Nhìn chung Tĩnh vương không có mảy may cơ hội chiến thắng nếu cuộc chiến đoạt vị xảy ra. Khi đó mọi người đều nhất trí cho rằng thà cho con gái vào Đông cung làm tỳ nữ hầu hạ Thái Tử cũng không thèm để nó đi làm Tĩnh vương phi. Đây rõ ràng là con tàu chú định sẽ đắm không một ai muốn đặt chân lên . Nào ai ngờ đâu Túc Tông lại đoản mệnh đến vậy trước khi đi lại truyền ngôi cho Tĩnh vương. Đúng là ba mươi năm hà đông ba mươi năm hà tây phong thủy luân chuyển nha.

Để xóa bỏ bầu không khí lúng túng trong đại điện Bùi tướng quốc đứng ra nói : " bẩm bệ hạ thần thấy Nguyễn Hữu Tài đã biết sai rồi xin bệ hạ giơ cao đánh khẽ tha cho hắn."

Nguyễn Hữu Tài vội hùa theo tả tướng quốc nói : " đúng vậy đúng vậy . Thần biết sai rồi xin bệ hạ tha cho thần. "

Lê Tấn cười cười nói: " Làm sao có thể tha thứ như vậy được. Hắn đây là vươn tay vào hậu cung của trẫm nha. Không chỉ quản việc trẫm lập phi mà còn muốn quản cả việc sinh hoàng tử. Đây là chuyện một tên ngũ phẩm quan viên có thể quản sao. Không thấy mấy vị tam công tả hữu tướng quốc ngũ phủ đô đốc, thượng thư lệnh đều không dám quản sao. Việc này rõ ràng chỉ có phụ hoàng, mẫu phi trẫm mới có thể quản. Hay là Nguyễn Hữu Tài ngươi cho rằng mình có thể thay bọn họ quản trẫm ".

Nghe đến đây thì Nguyễn Hữu Tài tim gan như muốn nứt ra rồi. Hắn hô lớn : " thần tội đáng muôn c·hết xin bệ hạ g·iết thần đi. Cầu xin bệ hạ tha cho người nhà của thần." - Lão thật quá hoảng sợ rồi. Với tính cách của hoàng đế ngài hoàn toàn có thể đem cả nhà lão cho g·iết. Lão bây giờ không cầu được tha thứ nữa chỉ cầu không liên lụy người nhà

Bùi tướng quốc cũng không đành lòng với tình cảnh của Nguyễn Hữu Tài bây giờ. Lão cũng thật mơ hồ không rõ vốn từ đầu rất tốt giống như sắp thăng quan phát tài đến nơi sau một lúc thì biến thành sắp bị tịch biên gia sản diệt cả nhà. Bùi tướng quốc không muốn thấy cảnh vợ con họ Nguyễn bị liên lụy. Lão đành đánh bạo xin :" xin bệ hạ trừng phạt nhẹ đối với Nguyễn Hữu Tài và người nhà của hắn."

Bách quan đều biết Tả tướng quốc đây là lòng tốt muốn bệ hạ dù g·iết Nguyễn Hữu Tài cũng không cần g·iết người nhà hắn.

Lê Tấn lắc đầu đáp: " không thể nào trẫm phải phạt nặng lần sau hắn mới nhớ được."

Bách quan tặc lưỡi, trong đầu nghĩ ngài sắp g·iết cả nhà người ta còn muốn hắn nhớ cái gì? Đây rõ ràng là bắt nạt người ta mà. Nguyễn Hữu Tài nghe đến đây thì quá sợ hãi trực tiếp ngất xỉu.

Lê Tấn thấy vậy thì lắc đầu nói : " thật là không thú vị. Người đâu kéo hắn ra ngoài gọi ngự y cứu chữa. Tội này của hắn phải phạt nửa năm bổng lộc, sau khi hắn tỉnh dậy nhớ truyền lại lời trẫm cho hắn nghe ."

Bách quan tập thể hoá đá, bọn họ cảm xúc như là chơi xe trượt. Đang căng thẳng xem bệ hạ định g·iết bao nhiêu người nhà Nguyễn Hữu Tài thì đùng một cái ngài nói phạt nửa năm bổng lộc thật sự có chút hụt hẫng cảm xúc . Cái này mà cũng gọi là phạt nặng bệ hạ ngài hiểu như thế nào là phạt nặng không. Đây chỉ là phạt tiền đến một roi cũng không có đánh. Trong lúc bọn họ đang cảm thấy bệ hạ thật đáng sợ thì ngài lại đưa ra một quyết định xử phạt hồ đồ đến lạ thường . Đáng thương cho Nguyễn Hữu Tài vì kh·iếp sợ mà ngất đi. E rằng khi tỉnh lại nghe những lời này của bệ hạ hắn lại không chịu được sốc tâm lý mà ngất tiếp. Hy vọng lão không bị quá sốc mà đột tử đi. Nếu không thì thật là bi hài kịch.

Chương 33. Bi kịch của Nguyễn Hữu Tài.