Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 330. Nộp thuế nhận tước vị.
Ngày mùng 5 diễn ra buổi thiết triều đầu tiên của tháng 3, bách quan văn võ đều đúng giờ có mặt. So với những buổi thiết triều tháng trước thì hôm nay trong số quan viên vào chầu có thêm Đô Ngự Sử Nguyễn Vĩnh Tín, Hữu Tướng Lê Quảng Độ, Tả Tướng Quốc Bùi Xương Trạch.
Đô Ngự Sử cuối năm ngoái được phái đi Quảng Nam, Thuận Hoá giá·m s·át công tác cứu trợ t·hiên t·ai, đến nay kết thúc công tác hồi kinh báo cáo.
Trở về từ phía nam không chỉ có Đô Ngự Sử mà còn có Hữu Tướng Quốc Lê Quảng Độ, lão phụng chỉ thay mặt triều đình đi viếng tang An Quận Công, mới trở về đến kinh thành vào tối ngày hôm qua.
Tả Tướng không có nhận lệnh đi xa, tuy nhiên lão ngã bệnh, trải qua thời gian một tháng tĩnh dưỡng cuối cùng cũng có thể lại vào chầu. Thái Sư thời gian gần đây không ngừng tìm kiếm chứng cứ Bùi Xương Trạch làm việc không công chính trong quá trình giúp vua phê tấu để hạch tội, có thể đoán được buổi chầu ngày hôm nay sẽ không yên bình với lão.
Vẫn như mọi khi đúng giờ Thìn một khắc hoàng đế giá lâm điện Kính Thiên, bách quan theo quy củ hành lễ, xong xuôi triều hội chính thức bắt đầu.
Thái Sư, Đô Ngự Sử, Hữu Tướng Quốc đều sẵn sàng đứng ra tấu trình tuy nhiên không nghe được Đỗ Khắc Hải hô lớn câu quen thuộc " có tấu trình lên, không tấu bãi triều" mà thay vào đó là hoàng thượng cao giọng " trẫm có chiếu cần tuyên, các khanh đợi một chút rồi tấu trình".
Dù có chút chưng hửng nhưng quần thần cũng đã quen với tiết tấu này, họ đành kiên nhẫn chờ nghe tuyên chiếu. Trong đầu đa số quan viên suy đoán nội dung chiếu chỉ sắp tuyên.
Ở trên bục cao, Đỗ Khắc Hải mở ra chiếu chỉ cao giọng tuyên đọc:
"Phụng thiên thừa vận hoàng đế chiếu viết. Từ xưa đến nay thuế luôn là nguồn thu quan trọng hàng đầu đối với ngân khố quốc gia, quốc khố sung túc là nguồn lực đảm bảo cho bộ máy quốc gia duy trì vận chuyển, cũng như thúc đẩy đất nước phát triển ngày càng hùng mạnh. Triều ta từ khi lập quốc đã định ra chế độ thuế khoá chi tiết với từng ngành nghề, dân chúng toàn thiên hạ theo quy định mà nộp thuế vào ngân khố. .
Quy định về thuế của triều ta tương đối chặt chẽ, tuy nhiên quá trình thu thuế - nộp thuế do con người thực hiện, mà phàm đã do người thực hiện ắt có kẻ hở, sai phạm. Không ít kẻ dựa vào một số thủ đoạn trốn tránh nộp thuế, từ đó dẫn đến thất thu cho ngân khố quốc gia. Trẫm rất trăn trở về điều này, ngày đêm suy tư cuối cùng quyết định đề ra quy định nhằm khuyến khích người trong nước tự giác hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ.
Cụ thể từ năm Đoan Khánh thứ hai áp dụng quy định khen thưởng với người nộp thuế như sau :
+ Người nào trong vòng một năm nộp thuế trên 5000 quan tiền hoặc có 5 năm liên tiếp nộp thuế trên 1000 quan sẽ được ban tước Nam.
+ Người nộp thuế một năm trên 2 vạn quan hoặc có 5 năm liên tiếp nộp thuế trên 2000 quan được ban tước Tử.
+ Người nộp thuế một năm trên 10 vạn quan hoặc có 5 năm liên tiếp nộp thuế trên 2 vạn quan được ban tước Bá.
+ Người nộp thuế một năm trên 50 vạn quan hoặc có 5 năm liên tiếp nộp thuế trên 10 vạn quan được ban tước Hầu.
+ Người nộp thuế một năm trên 200 vạn quan hoặc có 5 năm liên tiếp nộp thuế trên 20 vạn quan được ban tước Quận Công.
+ Người nộp thuế một năm trên ngàn vạn quan hoặc có 5 năm liên tiếp nộp thuế trên 100 vạn quan được ban tước Quốc Công.
+ Tước vị đạt được từ khen thưởng nộp thuế không thể thế tập cũng như triều đình sẽ không cấp cho người sở hữu tước vị từ nộp thuế bổng lộc hàng năm cùng điền sản.
+ Nghiêm cấm hành vi khai khống tiền thuế mưu cầu tước vị, kẻ nào vi phạm sẽ bị xoá bỏ tư cách nhận tước vị vĩnh viễn.
+ Người nào đạt được tước vị mà về sau lại có hành vi t·rốn t·huế sẽ bị xoá bỏ tước vị đã có, đồng thời bị xoá tư cách nhận thưởng tước vị.
......"
Chiếu này tuyên xong cả điện Kính Thiên chìm vào im lặng, bách quan đều đang suy ngẫm về nội dung của nó, bệ hạ đây là muốn dùng tước vị khiến mọi người tuân thủ quy định nộp thuế.
Hộ Bộ thượng thư Dương Nguyên Trực không ngừng suy tính, lão hiểu quy định này được đưa vào áp dụng sẽ giúp việc thu thuế thuận lợi rất nhiều. Đóng thuế có thể đạt được tước vị, các thương nhân sao lại từ chối cơ hội này.
Thương nhân giàu có nhưng địa vị xã hội của bọn họ không cao, thậm chí do ảnh hưởng của tư tưởng Nho Gia bao đời nay còn có phần bị xem thường . Tuy nhiên với quy định mới này mọi chuyện sẽ khác, nhờ vào việc kinh doanh và đóng thuế cho triều đình họ có thể đạt được tước vị, mà có tước vị thì ai còn dám coi thường bọn họ. Có thể tưởng tượng được đám thương nhân sau khi biết tin sẽ hào hứng cỡ nào, bọn họ nào có lý do không nộp thuế đầy đủ, thậm chí ai cũng muốn mình nộp thật nhiều để đạt được tước vị cao.
Không chỉ là tầng lớp thương nhân vốn có địa vị thấp kém, dù là các gia đình quyền quý cũng sẽ hào hứng với quy định mới này. Gia tộc quyền quý càng đời sau hậu nhân càng nhiều, số người có thể tập ấm tước vị từ cha ông cũng là có hạn về cơ bản con cháu nhà quyền quý có rất nhiều kẻ không có quan tước. Khi quy định này được áp dụng gia tộc quyền quý có thể hướng những hậu nhân không có gì vọng có quan tước đi kinh doanh. Với hậu thuẫn từ gia tộc rất dễ để hậu nhân của bọn họ trở thành phú thương, từ đó thông qua con đường nộp thuế đạt được tước vị.
Không chỉ Dương Nguyên Trực nhìn ra được những điểm này, rất nhiều triều thần đều có thể thấy được cơ hội cho hậu nhân của mình, vậy nên từ góc độ nào đó họ ủng hộ quy định mới này. Mặc dù vậy vẫn có không ít quan viên khuynh hướng phản đối, đặc biệt do tư tưởng Nho Giáo đã ăn sâu nhiều người vẫn luôn quan niệm thương nhân là đám tham lợi, hại nước, hại dân. Phó Đô Ngự Sử Lý Vinh Kỳ là như vậy, cảm thấy bệ hạ phạm sai lầm lão vội vàng quỳ gối can gián:" bệ hạ, tuyệt không thể".
Lê Tấn không cho rằng tất cả mọi người sẽ ủng hộ mình, hắn có chuẩn bị tâm lý đối phó với những kẻ phản đối. Không có sự khó chịu nào, hắn nhẹ nhàng hỏi lại :" Tại sao khanh lại nói như vậy ?"
Lý Vinh Kỳ đáp :" bẩm bệ hạ, cổ nhân từng dạy thương nhân vô quốc, thương nhân chính là nhóm người tham lam, họ có thể làm bất kỳ việc gì vì lợi ích, đối với quốc gia hoàn toàn không tồn tại lòng trung thành. Từ xưa đến nay tước vị luôn giành ban cho những người có công với đất nước, đó là phần thưởng cũng là sự vinh danh đối với cống hiến của họ cho quốc gia. Những vị lão khai quốc công thần quá cố mà biết được mình được xếp ngang hàng với thương nhân hẳn sẽ rất thất vọng, ai còn sẵn sàng xông pha vì nước. Bởi vậy thần cho rằng thương nhân không xứng được ban tước vị, xin bệ hạ xem xét thu hồi quy định này." - tấu xong lão cúi dập người rất sâu, cả người gần như ép sát nền điện.
Lê Tấn nghe xong liền hỏi lại :" Phó Đô Ngự Sử, Khanh biết Đào Chu Công không ?"
Lý Vinh Kỳ đương nhiên là biết, Đào Chu Công tên húy là Phạm Lãi, tự Thiếu Bá, là công thần giúp Việt Vương phục quốc, một danh nhân thời Xuân Thu Chiến Quốc. Lão nghĩ một chút liền hiểu bệ hạ tại sao lại chuyển Đào Chu Công ra, ngài muốn dùng ông làm biểu trưng để phản biện lập luận thương nhân không có lòng trung thành với quốc gia của mình, đơn giản Đào Chu Công chính là thương nhân, thậm chí còn là người có học thuyết nổi tiếng về kinh thương. Đương nhiên không thể dễ dàng khuất phục, lão tâu :" Bẩm bệ hạ, cổ kim cũng chỉ có một Đào Chu Công, không thể vì vậy mà xoá bỏ nhận định đa số thương nhân tham lam, không có lòng trung thành với quốc gia."
Lê Tấn lại hỏi :" Khanh lại cho trẫm biết một người cầm quân cần chiến thắng bao nhiêu trận đánh, Công chiếm bao nhiêu thành trì hay tiêu diệt bao nhiêu quân địch thì được phong tước Quốc Công ?"
Lý Vinh Kỳ bị hỏi như vậy không thể lập tức trả lời. Đối với việc ban thưởng tước vị cho tướng lĩnh chưa từng có quy định cụ thể chiến công lớn chừng nào thì được ban tước gì, thường là Hoàng đế tự nhận định công lao của ai đó lớn hay không mà ban cho. Bởi vậy cùng là tướng lĩnh được ban tước Quốc Công nhưng quân công có thể chênh lệch rất lớn, ví dụ như chiến công của những người mới được gia tước như Lê Quảng Độ, Lê Tử Văn, Trần Thúc Mại không thể nào so sánh với những bậc khai quốc công thần như Cương Quốc Công Nguyễn Xí. Nghĩ mãi không có câu trả lời chắc chắn, lão đáp :" bẩm bệ hạ, chưa từng có quy định cụ thể, tuy nhiên phàm tướng lĩnh được ban tước Quốc Công đều là người có công lao to lớn đối với đất nước."
Lê Tấn tiếp tục hỏi :" Vậy văn thần muốn đạt được tước này cần có cống hiến ra sao ?"
Lý Vinh Kỳ nào đoán được dụng ý khi hỏi những câu này của hoàng thượng, lão ấp úng không thể trả lời. Không chỉ lão, đa số triều thần đều có biểu hiện tương tự.
Lê Tấn lấy hơi sâu bắt đầu giảng :" Bất kể là văn thần hay võ tướng nếu được phong tước Quốc Công đều là người có công lao to lớn với đất nước, tuy nhiên trẫm có thể nói cho các khanh rằng một thương nhân có thể được ban tước Quốc Công theo quy định mới thì cống hiến của người đó cho Đại Việt ta tuyệt không thua kém bất kỳ ai khi đem so với những văn thần võ tướng có công lao trong quá khứ.
Dù là một năm đạt ngàn vạn tiền thuế hay 5 năm liên tiếp đạt trên trăm vạn tiền thuế đều là cung cấp nguồn lực vô cùng lớn cho triều đình, thậm chí có thể sánh bằng chục vạn hùng binh. Chưa hết, thương nhân có mức nộp thuế như vậy đại biểu cho việc kinh doanh của người đó phải có quy mô vô cùng lớn, chắc chắn tạo ra không ít việc làm, tạo điều kiện cho rất nhiều người dân được cơm no áo ấm. Đối với các bậc ban thưởng khác các khanh cũng có thể suy luận tương tự."
Ngừng một chút hắn liếc một vòng đại điện rồi nhấn giọng hỏi :" Các khanh còn cảm thấy thương nhân cống hiến nhiều như vậy còn không xứng đáng nhận ban thưởng sao ?"
Toàn thể triều thần rơi vào im lặng, đa số bọn họ tập trung suy ngẫm về lý luận này của hoàng thượng, cảm thấy khó phản bác, bởi vậy không một ai đứng ra.