Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 337. Bệ hạ vẫn không tới.
Tháng năm đã tới, nông dân trên khắp Đại Việt mong ngóng đến ngày thu hoạch vụ Chiêm. Trên những cánh đồng xứ Sơn Tây lúa đã trổ bông, một nhóm nông dân đi thăm đồng về vui vẻ trò chuyện.
Nội dung chính xoay quanh mùa màng, mọi người hỏi nhau xem lúa năm nay thế nào, dự kiến bao lâu thì chín rộ. Mấy lão nông tươi cười kể cho nhau nghe lúa vụ này rất tốt, hạt thóc đã chắc, khoảng 10-15 ngày nữa thì có thể gặt được. Ai cũng tràn đầy niềm tin về một mùa vụ bội thu.
Được mùa lúa ai cũng vui mừng chỉ là cây trồng khác thì chưa hẳn. Năm nay triều đình yêu cầu nông dân không được để ruộng cạn bỏ hoang mà tháng giêng phải bắt đầu gieo trồng cây đậu trong ruộng. Lệnh quan khó cãi, vậy là nhà nhà người người trồng đậu, những cánh đồng bạt ngàn nào là đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Từ giữa tháng trước đậu đen, đậu xanh đã bắt đầu thu hoạch, nhà ít cũng thu vài chục cân, nhà nhiều thì mấy trăm cân có dư. Đậu tương cũng sắp tới ngày thu, loại này được chọn trồng nhiều nhất, sản lượng có thể nghĩ.
Có thể nói đậu cũng được mùa, vấn đề là nhà nào cũng trồng, giờ biết bán cho ai. Nhà nông không thể tự mình ăn hết số đậu trồng được, thương lái thì không thu mua, cơ bản mua cũng chẳng biết đem đi chỗ nào bán được. Nếu là trước kia còn có thể nói là cất kho dùng ăn dần nhiều năm nhưng mà theo quan phủ yêu cầu thì vụ chiêm năm sau vẫn là trồng đậu. Chưa hết, ruộng nước cũng được yêu cầu 3-4 vụ trồng lúa thì một vụ trồng đậu, nghe đâu bệ hạ yêu cầu phải luân canh cây trồng, lệnh vua không thể trái. Nông dân chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm, vị hoàng đế trẻ tuổi của bọn họ chẳng hiểu nghĩ gì, bắt bọn họ trồng nhiều đậu như vậy, giờ phải làm sao, không thể ăn đậu thay cơm đi.
Phiền não của nhóm nông dân này cũng là sự lo lắng chung của toàn Đại Việt. Trong buổi chầu sáng ngày 5-5 Tả Tướng Quốc đã đưa vấn đề này ra thương nghị.
Từ khi quyết định cho phổ biến trồng cây đậu Lê Tấn đã lường trước điều này, hắn lập tức đưa ra chỉ đạo.
Đầu tiên hắn quyết định để Hộ Bộ đứng ra thu mua lượng lớn đậu tương, tổng số tiền dùng cho việc này lên tới 30 vạn quan. Khoản chi này đương nhiên không thể lấy ra từ quốc khố, tiền được dùng là tiền trong quỹ dự trữ bắt buộc quốc gia mà các tiền trang gửi vào.
Tiếp theo hắn dụ rằng sữa đậu nành rất tốt cho sức khoẻ, khuyến khích dân chúng dùng nhiều hơn thức uống này.
Cuối cùng triều đình sẽ ban hành chính lệnh khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi gia s·ú·c, gia cầm. Bột cám nghiền từ đậu tương là có thể làm nguồn thức ăn cho trâu, bò, lợn, gà...
Đối với hai điều sau bách quan không có ý kiến, chỉ có điều đầu tiên khiến mọi người băn khoăn. Tiền từ quỹ dự trữ bắt buộc không phải là tiền của triều đình, ở một góc độ nào đó nó có thể xem là một khoản vay với lãi suất ưu đãi mà các tiền trang bị ép phải cho triều đình vay. Đã là vay thì phải trả, lãi hàng năm không ít, tiền gốc cũng không thể làm mất, nếu không lấy tiền đâu bù vào chỗ thiếu hụt đó. Vậy nên bệ hạ định dùng số tiền lớn như vậy thu mua đậu tương mọi người đương nhiên là lo lắng. Nhiều người đều cho rằng bệ hạ muốn bỏ tiền thu mua đậu tương giống như một hình thức giải cứu nông dân, năm ngoái khi diêm dân không bán được muối do sản lượng tăng cao đột ngột ngài đã làm điều tương tự.
Lần lượt Tả Hữu Tướng Quốc, Công Bộ Thượng Thư, Lễ Bộ Thượng Thư, Hình Bộ Thượng Thư đều đứng ra xin hoàng thượng cân nhắc lại chuyện này.
Lê Tấn quay qua ra hiệu cho Dương Nguyên Trực thay mình giảng giải cho mấy vị trọng thần đầu triều. Họ Dương tuân chỉ bắt đầu giảng :
" Cuối năm ngoái bệ hạ đã cho xây dựng khu trang trại chăn nuôi tại Hải Dương, đi kèm với đó là một xưởng sản xuất rượu lớn, đồng thời cho kiến tạo cối xay gió để nghiền đậu tương dùng để làm thức ăn cho gia s·ú·c. Hàng năm trang trại sẽ cần nhập vào lượng lớn đậu tương làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Đương nhiên một trang trại như ở Hải Dương cũng không thể dùng hết lượng lớn đậu tương dự kiến nhập vào, bệ hạ đã cho người tiến hành xây dựng những trang trại tương tự ở Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Nam, Sơn Tây, Ninh Sóc. Vậy nên việc làm sao tiêu thụ hết đậu tương mọi người không cần lo lắng.
Nuôi gia s·ú·c, bán gia s·ú·c, đồng tiền liên tục quay vòng, tiền lời không thể nói là nhiều nhưng sẽ có, không cần lo không có tiền trả lãi cho các tiền trang."
Bách quan nghe xong đã hiểu, bệ hạ không chỉ muốn khuyến khích dân chúng đẩy mạnh chăn nuôi mà triều đình cũng tham gia vào. Dự án chăn nuôi này của bệ hạ nghe qua thì có vẻ ổn nhưng suy tính kỹ lại thì có đầy vấn đề.
Đầu tiên là chăn nuôi gia s·ú·c mà cụ thể bệ hạ chọn là lợn lợi nhuận không cao, trong khi không thiếu rủi ro. Dịch bệnh chẳng hạn, chỉ cần một lần bùng phát d·ịch b·ệnh trên loài lợn có thể cuốn đi toàn bộ vốn liếng bệ hạ đã bỏ ra. Chưa kể việc ồ ạt đẩy mạnh chăn nuôi hoàn toàn có thể khiến tổng đàn gia s·ú·c quá lớn dẫn đến cung vượt quá cầu, khi đó bài học về muối lại tiếp diễn, giá gia s·ú·c cùng thịt giảm mạnh, thậm chí giảm sâu vẫn không bán được. Một cuộc khủng hoảng thừa hoàn toàn có thể xảy ra, khi đó lợi nhuận nhỏ nhoi mà bệ hạ cùng Dương Thượng Thư tính toán chỉ là chuyện cười.
Dù có nhiều người cảm thấy kế hoạch của bệ hạ không ổn nhưng ngài đã đầu tư số vốn lớn cho xây dựng hàng loạt trang trại, giờ đứng ra phản đối thì đã muộn, con số 30 vạn dùng mua đậu tương so với khoản tiền trên thì không đáng kể. Chuyện đã rồi, mọi người đành im lặng chờ xem diễn biến về sau.
Tạm kết thúc tranh luận vấn đề này, triều hội chuyển sang vấn đề khác. Giữa giờ Tỵ thì hoàng đế tuyên bố bãi triều, sớm hơn thường lệ nhưng hợp lý, hôm nay là tết Đoan Ngọ.
**
Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ tết quan trọng trong năm bên cạnh Trung Thu, Thanh Minh, Nguyên Tiêu, Nguyên Đán. Đối với đương kim bệ hạ ngày này còn có ý nghĩa đặc biệt, vừa là sinh nhật, đồng thời cũng là ngày giỗ của mẫu thân hắn.
Năm ngoái vướng tang nhị vị tiên đế Lê Tấn chỉ làm giỗ đơn giản, năm nay hắn quyết tổ chức lớn một chút. Cả hoàng cung từ sáng sớm đã tất bật chuẩn bị, đầu giờ thân lễ cúng giỗ bắt đầu. Hoàng đế, Thái Hậu, các cung nhân đều có mặt. Huy Gia Thái Hậu cáo bệnh không tới, mọi người cũng không quá lạ với thái độ này từ Trường Lạc Cung.
Phía triều đình thì Tả Hữu Tướng Quốc, Lục Bộ thượng thư, cùng đông đảo quan viên hàm Tam Phẩm trở lên miễn là ở kinh thành đều phải có mặt. Bên hoàng tộc thì Tông Nhân Lệnh, các vị thân vương tại kinh thành đều tiến cung tham gia. Quốc Sư cũng được triệu vào cung làm việc, nhiệm vụ của lão hôm nay có thể gọi nôm na là thầy cúng.
Lễ cúng kéo dài hơn một canh giờ, trong suốt quá trình những người tham gia đều phải đứng. Thời tiết đầu tháng 5 vô cùng oi ả, lễ cúng lại bắt đầu vào thời điểm nắng gắt trong ngày, sức khoẻ không tốt khó mà đứng qua hơn một canh giờ này. Người cao tuổi như Ngô Minh, Bùi Xương Trạch, Lê Năng Nhượng quả thật cảm thấy mệt mỏi. Bản thân hoàng đế với thân hình hơi thừa mỡ cũng chẳng dễ chịu gì. Xét thấy Lan Phi đang mang thai Lê Tấn đặc cách cho nàng chỉ cần có mặt lúc ban đầu một chút rồi được lui ra nghỉ ngơi. Mọi người đương nhiên không phản đối chuyện này.
Cúng giỗ xong xuôi thì đến thụ lộc, khoảng hơn chục bàn tiệc lớn được bày biện giữa sân lớn. Đồ ăn được mang lên ngoài đồ hạ lễ còn có các món nóng sốt do Ngự Thiện Phòng chuẩn bị, ngự tửu cũng được mang ra. Quân thần quy quy củ củ cùng nhau dùng một bữa.
Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, không có gì bất thường, điểm đáng chú ý duy nhất là Quý Phi có vẻ uống hơi nhiều được nữ quan hầu cận đỡ hồi cung khi tan cỗ.
**
Canh tư đêm muộn, Quý Phi tỉnh giấc, cảm giác đầu tiên là khát, tiếp theo là đầu óc hơi khó chịu, đây đều là dấu hiệu thông thường sau khi tỉnh rượu. Người hầu được gọi lập tức rót nước bưng tới, nàng uống liền hai chén lớn, cảm thấy dễ chịu hơn chút. Tiếp đó nhẹ giọng hỏi :" bệ hạ vẫn không tới ư ?"
Mấy cung nữ hầu cận chỉ biết cúi đầu im lặng, họ biết chủ tử thời gian này thật không dễ dàng gì. Trước kia chủ nhân của bọn họ được bệ hạ độc sủng một năm đã
dưỡng thành thói quen, năm nay hậu cung có thêm người mới, ân sủng cũng vì đó mà giảm sút. Không chỉ vậy vị mới kia còn nhanh chóng mang long thai, có thể nói là áp chủ tử của bọn họ một đầu. Gần đây bệ hạ hầu như đều là tại bên đó ở lại qua đêm, đã có gần mười ngày ngài không tới An Khang Cung, chủ tử của bọn họ có xu thế hoàn toàn bị thất sủng. Trong ngoài cung không ít người bắt đầu suy đoán vị trí chính cung của chủ tử có thể cũng không giữ được lâu nếu vị kia sinh hạ hoàng tử, chuyện này không phải là không có căn cứ, phải biết nơi ở bệ hạ an bài cho vị kia là Từ Ninh Cung.
Từ Ninh Cung vốn là nơi ở cũ của Thái Hoàng Thái Hậu khi người còn là chính cung của Thánh Tông Hoàng Đế, đến khi Hiến Tông thượng vị Huy Gia Thái Hậu mới chuyển tới sống tại Trường Lạc Cung, chính cung của Hiến Tông thì chuyển tới Từ Ninh cung sinh sống. Hậu cung mọi người đã ngầm mặc định trong đầu Từ Ninh Cung là nơi ở của chính cung nương nương, chỉ là tới lượt chủ tử của bọn họ lại khác.
Khi đương kim hoàng thượng lập chủ tử làm Hoàng Quý Phi thì Từ Ninh Cung vẫn là nơi ở Minh Ý Thái Hậu ( mẹ đẻ Túc Tông) bởi vậy Quý Phi được an bài ở một cung điện khác, nơi hiện tại là An Khang Cung. Ở lâu thành quen, vậy nên khi Minh Ý Thái Hậu xuôi nam tới cung điện Lam Kinh sinh sống thì chủ tử cũng không xin chuyển tới nơi ở vốn thuộc về chính cung ( Từ Ninh Cung). Không hiểu thế nào bệ hạ lại an bài cho Lan Phi sống ở đó, không biết chỉ là vô tình hay thực sự trong lòng bệ hạ có dự định gì khác.
Quay trở lại câu chuyện, Quý Phi dựa vào biểu hiện của người hầu trong lòng có được đáp án, nàng cũng trở nên im lặng, nước mắt không tự chủ lăn trên gò má. Giai nhân rơi lệ, không có tiếng than khóc hay kêu gào, nàng chỉ mấp máy môi như đang tự thì thào điều gì đó. Bất kỳ ai nhìn thấy nàng lúc này cũng động lòng thương xót, muốn được lão tới bảo vệ, chở che.
Đám người hầu không nghe được, nhưng qua khẩu hình miệng bọn có thể đoán được chủ tử đang tự nói với bản thân " bệ hạ không tới, ngài không tới, dù cho thế nào cũng không tới."