Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 339. Làm người nên như rùa.

Chương 339. Làm người nên như rùa.


Cuối tháng năm những trận mưa đầu mùa giúp khí hậu hạ nhiệt sau thời gian nắng nóng kéo dài, đây cũng là nguồn bổ sung nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Trên những cánh đồng cạn của huyện Cẩm Thủy, miền tây xứ Thanh Hoá, dân chúng bắt đầu cày cấy sau một vụ xuân bội thu đậu tương. Mỗi khi nhìn thấy cái hồ lớn ở giữa cánh đồng mọi người không khỏi cảm thấy biết ơn triều đình cũng như quan phụ mẫu của bọn họ.

Sau khi hoàng đế ban hành cái gì mà bình nông sách, quan viên các nơi bắt đầu chỉ đạo dân chúng đào hồ trữ nước trên cánh đồng, khu vực miền tây xứ Thanh cũng là như vậy. Tuy nhiên chuyện này không dễ gì mà thực hiện được, đầu tiên là vấn đề nhân lực, dân chúng còn phải lo cuộc sống hàng ngày, giờ b·ị b·ắt bỏ thời gian hàng tháng trời tham gia đào hồ đương nhiên không nguyện ý. Quan phủ lúc này thể hiện vai trò điều hành của mình, theo đó mỗi nông hộ sẽ cử người tham gia dựa trên số ruộng đất sở hữu, ai sở hữu ruộng càng nhiều thì phải bỏ ra càng nhiều công sức. Nhờ sự phân công bình đẳng đi đôi cùng một số h·ình p·hạt răn đe kèm theo dân chúng cuối cùng cũng chịu tham gia công cuộc đào hồ trữ nước.

Nhân lực đã có, vấn đề tiếp theo phát sinh là việc đào hồ trữ nước sẽ làm mất đi một số diện tích ruộng, những nông hộ mất đất kéo nhau phản đối. Quan phủ lại đề ra phương án giải quyết, theo đó mỗi nông hộ hiến ra 1/10 diện tích sở hữu, những nhà có ruộng bị lấy phục vụ cho việc đào hồ sẽ được bù lại diện tích đất ruộng ở vị trí khác trên cánh đồng.

Cứ như vậy, dưới sự điều hành của quan phủ dân chúng đã bỏ công sức, hiến đất đai cùng nhau hoàn thành công trình đào hồ trữ nước, đem lại lợi ích chung cho cả cộng đồng. Nói thì nghe đơn giản nhưng chỉ có người trong cuộc mới biết chuyện này có thể thành công không dễ dàng gì, quan viên địa phương đã phải chịu áp lực dư luận không nhỏ, đôi khi họ cũng phải sử dụng một số thủ đoạn ngầm mới có thể lái mọi chuyện đi đúng hướng.

Hai tháng gần đây quan phủ lại cho triệu tập thợ thuyền, dân phu kiến tạo thứ gì đó ven bờ sông, nghe nói chuyên dùng để chuyển nước sông lên tưới tiêu cho cánh đồng. So với lúc trước thì việc tiến hành thuận lợi hơn nhiều, cơ bản người dân đều dùng thái độ ủng hộ với quan phủ, lợi ích của đào hồ chứa nước ai cũng thấy rõ. Nhìn chung lòng tin của dân chúng trên khắp Đại Việt đối với quan viên cùng triều đình đang tăng lên.

***

Đông Bắc Đại Việt từ sau khi thủy quân bại trận vẫn tương đối yên bình, không xảy ra việc hải tặc đánh c·ướp ven bờ như nhiều người từng lo lắng, tuy nhiên thời gian gần đây sự yên bình bị phá vỡ. Sáng ngày 28 tháng 5, Bắc Quân Phủ Tả Đô Đốc Trần Thúc Mại vội vã chạy đến tìm nhạc phụ của mình.

Vừa thấy bộ dạng con rể, Lê Vĩnh khẽ nhíu mày hỏi :" Chuyện gì khiến ngươi hốt hoảng như vậy ?"

Trần Thúc Mại vội vàng đem chuyện nói ra :" Nhạc Phụ, xảy chuyện lớn rồi, Ngô Quảng bị g·iết, Bùi Xương Lâm trọng thương đang nguy kịch, có thể cũng sẽ không qua khỏi".

Lê Vĩnh đã ở tuổi thất tuần có sóng gió nào chưa trải qua nhưng nghe tin này cũng lặng người. Ngô Quảng là con trai thứ lão thượng thư Ngô Minh, hắn bị g·iết chắc chắn nhà họ Ngô sẽ không để yên. Người còn lại Bùi Xương Lâm là em trai Bùi Tướng Quốc. Với thân phận của họ ai xảy ra chuyện cũng là phiền phức lớn, giờ một n·gười c·hết một người cũng không kém là bao, điều đáng nói là họ đều gặp chuyện ở Đông Bắc, chắc chắn hai nhà Ngô-Bùi sẽ tìm Trần Thúc Mại đòi công đạo, đây là địa bàn của Bắc Quân Phủ mà, thân là hậu đài của Trần Thúc Mại thì lão cũng khó mà đứng ngoài chuyện này.

Cân nhắc hồi lâu, lão bá tước khẽ thở dài nói với con rể :" thôi được rồi, ta đành vác cái thân già này về kinh một chuyến vậy, Ngô Minh cùng Bùi Xương Trạch hẳn sẽ cho ta chút mặt mũi, chuyện này còn có thể bãi bình. Chỉ là ngươi phải để ý đám người kia, không thể lại để xảy ra chuyện tương tự, không thì mặt mũi của ta cũng không dùng được mấy nổi."

Trần Đô Đốc ngao ngán thở dài, đám người kia mà nhạc phụ nói lão cũng khó mà đảm bảo sẽ không xảy ra chuyện, bọn họ chạy đến đâu không chạy lại chạy đến địa bàn của lão làm gì chứ, cũng khó trách lợi nhuận từ than đá quả thật rất mê người. Chỉ từ cuối năm ngoái đến giữa năm nay giá than trên thị trường đã tăng gần gấp ba lần, sở dĩ giá bị đẩy lên cao như vậy là do mất cân đối cung cầu loại nhiên liệu này trong cả nước. Cái gì kiếm được tiền thì sẽ có người làm, cái gì kiếm được càng nhiều tiền thì càng có nhiều người muốn làm, lúc này khai thác than đá chính là việc làm ăn béo bở đương nhiên sẽ có nhiều người muốn tham gia. Ban đầu chỉ là những nhóm người tới tìm mỏ thần khai thác tự phát theo quy mô nhỏ lẻ, dần dần các gia tộc lớn ngửi thấy mùi lợi ích cũng chạy tới kiếm phần, thậm chí nhiều hoàng thân quốc thích cũng tham gia vào. Mỗi nhà đều cử tới một hai người để quản lý việc làm ăn, chỉ trong thời gian ngắn có hàng chục kẻ có thân phận chạy tới An Bang đại diện cho nhiều thế lực lớn nhỏ khác nhau.

Sự phát triển không có quy hoạch của ngành khai thác than ở An Bang đương nhiên sẽ dẫn tới một chút hỗn loạn, chuyện t·ranh c·hấp lợi ích dẫn đến xung đột thường xuyên xảy ra, khó mà tránh khỏi có n·gười c·hết, chỉ là c·hết đám người dưới thì không sao nhưng mấy kẻ có thân phận như hai tên xui xẻo kia thì phiền phức rồi. Trần Đô Đốc tay nắm binh quyền, có sức mạnh tuyệt đối ở Đông Bắc, vì muốn tránh phiền phức lão không giúp đỡ cũng không gây cản trở với bất kỳ bên nào, cứ mắt nhắm mắt mở cốt mong yên thân, chỉ là phiền phức vẫn tìm đến lão. Nhạc phụ suy nghĩ lão đương nhiên hiểu, chỉ là nào có dễ làm, đám người kia đều có chân dù lão có muốn thì làm sao mà chạy theo bảo vệ cho từng người được đây.

Cảm thấy con rể vẫn chưa có đối sách vẹn toàn, lão bá tước gợi ý :" Ngươi có thể tổ chức một buổi tiệc, mời tất cả đại diện các thế lực tới dự, một lần giải quyết dứt điểm vấn đề này."

Trần Thúc Mại vẫn chưa hiểu ý, lão hỏi lại :" Nhạc phụ đại nhân, ý người là làm như thế nào ?"

Lão bá tước chậm rãi nói :" trong buổi tiệc ngươi nói rõ cho bọn họ, từ nay nghiêm cấm dùng vũ lực tranh đoạt hầm mỏ, địa bàn thu mua than. Đây là quy củ, kẻ nào vi phạm tự gánh hậu quả."

Trần Thúc Mại nghiền ngẫm, cảm thấy cách này có thể làm, liền khẽ gật đầu nói :" con đã rõ, sau khi khi trở về con lập tức làm ngay thưa nhạc phụ."

Trần Đô Đốc ở lại một đêm, sáng ngày hôm sau đích thân tiễn nhạc phụ đại nhân rồi quay trở về quân doanh.

**

Ngày 30 tháng 5, theo thông lệ ngày cuối cùng và đầu tiên của tháng là ngày nghỉ tắm rửa, quan lại không phải tới nhiệm sở, hoàng đế cũng có thể thư giản đôi chút. Hôm nay thời tiết d·â·m mát hiếm gặp giữa mùa hạ đương kim bệ hạ nổi hứng muốn đi câu, trước giờ thỉnh thoảng ngài vẫn buông cần trong Ngự Hoa Viên, muốn tìm cảm giác mới mẻ hơn một chút ngài quyết định xuất cung tìm kiếm nơi thoả mãn thú vui tao nhã của bản thân. Sau khi cân nhắc vài địa điểm cuối cùng nơi được chọn là Hồ Hoàn Kiếm, bệ hạ ngự thuyền rồng đáp xuống gò nổi giữa hồ ngồi câu.

Gò đất nổi giữa Hồ Hoàn Kiếm không quá lớn, nơi này có một cái đình nhỏ giành riêng cho thú vui đi câu của nhà vua. Đây không phải chủ ý của đương kim bệ hạ, đình nhỏ là Thánh Tông hoàng đế cho dựng, ngài cũng là một cần thủ chính hiệu. Gần cuối thế kỷ XIX thì Tháp Rùa mới được xây dựng, mấy thế kỷ sau nhiều người đùa rằng cụ rùa sở hữu bất động sản triệu đô chính là nói gò đất nhỏ này.

Bệ hạ đi câu không đem theo quá nhiều người hầu, trừ nội quan tổng quản Đỗ Khắc Hải thì chỉ có tiểu thư đồng Nguyễn Văn Đạt. Người hầu thì ít nhưng hộ vệ rất nhiều, th·iếp thân bên cạnh bệ hạ là Túc Vệ Quân Chưởng Vệ Lê Bao cùng ba trong bốn vị phó vệ. Người còn lại là quan mới lên chức Nguyễn Kim, hắn được giao nhiệm vụ chỉ huy 2000 Túc Vệ bảo vệ vòng tròn ven hồ. Đó chỉ là những vòng an ninh bảo vệ ngoài sáng, đương nhiên còn có lực lực ngầm, nhìn mặt hồ có vẻ thanh bình vậy thôi chứ ít nhất có 100 quỷ thủy đang ẩn mình dưới làn nước, nếu có người âm mưu lợi dụng mặt nước hành thích hoàng đế thì bọn họ sẽ tiếp đón kẻ tới.

Quay trở lại với buổi đi câu, hoàng đế buông cần, đại tổng quản ở một góc canh bếp nhỏ, thư đồng của ngài chịu trách nhiệm pha trà. Bốn người còn lại mặc giáp trụ, tay nắm cán đao, bất kỳ lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, họ như bốn bức tượng sắt đứng im tạo hình vòng cung vây quanh chỗ hoàng thượng ngồi câu, mỗi người kiểm soát một phía, có thể nói là mắt nhìn bốn hướng tại nghe bát phương.

Nửa canh giờ thả cần, Lê Tấn cũng có chút thu hoạch, sau sáu lần giật dây câu thì trong thùng gỗ bên cạnh hắn có 4 con cá, hai con khá nhỏ chắc chỉ nửa cân, một con tầm hơn một cân chút, may mà cũng được một con lớn khoảng 3 cân ( 1 cân tương đương 500g ). Mặt trời hôm nay lúc ẩn lúc hiện, giờ này bổng hửng nắng, Lê Tấn nhâm nhi chén trà nhàn nhã chờ con cá tiếp theo cắn câu thì bỗng một con Rùa lớn nổi lên mặt nước. Rùa lớn không hề cảm thấy e ngại khi phát hiện có người trên bờ, cứ như thế bò lên bãi cỏ thoải mái nằm phơi mình. Lê Bao thấy rùa lớn nằm gần bệ hạ liền tiến lên định đem nó đưa xuống nước trở lại nhưng bị ngăn cản.

Lê Tấn cười nhẹ nói " Rùa tượng trưng cho may mắn, có thể gặp được nó chứng tỏ cơ duyên của trẫm sắp tới, cớ sao lại xua đuổi. Chưa kể chúng ta chỉ là khách, nó mới thực sự là chủ nhân của mảnh đất này, nào có lý khách đuổi chủ ra khỏi nhà."

Bệ hạ đã nói vậy thì thôi, Lê Bao lại lui về chỗ cũ tiếp tục làm người gỗ. Đạt nghe qua lời của Lê Tấn vừa nói thì hơi trầm ngâm, qua một lúc đắn đo nó lên tiếng hỏi :" Bệ hạ, có phải vì Rùa biểu trưng cho vận may nên người mới chấm cho những thí sinh chọn Rùa làm đề tài viết luận được đỗ cao trong kỳ thi Đình vừa qua ?"

Lê Tấn nhẹ nhàng lắc đầu đáp " không phải". Không chỉ Đạt, rất nhiều người đều không rõ bệ hạ dựa vào đâu mà chấm thi như vậy, vốn tưởng rằng đây là nguyên do nhưng bệ hạ phủ định, thằng bé lại nhăn mày suy nghĩ.

Thấy thằng nhỏ cứ nhăn nhó khổ sở, Lê Tấn đành giải quyết nghi hoặc trong lòng nó, hắn nói :" Trẫm cho rằng Rùa là loài có phẩm đức tuyệt vời, bất kể làm người hay làm quân vương đều nên học theo phẩm đức của loài Rùa."

Nghe lời này Đạt bỗng thộn ra, Đỗ đại tổng quản tý nữa làm đổ ấm đất trên bếp, bốn pho tượng sắt cũng bị giật mình nghiêng người, may mà rèn luyện nhiều năm nên sớm bình tĩnh lại, giữ được không bị ngã ra. Trong lòng mỗi người thầm hỏi bệ hạ có phải nói nhầm rồi không, chưa từng nghe qua lời tương tự, trong nhận thức của bọn họ thì người ta thường dùng mấy lời kiểu "đồ con rùa" để biểu đạt sự khinh thường của bản thân đối với tính cách của hèn yếu của kẻ nào đó, " vương bát đản " " ô quy" cũng là câu từ dùng để chửi người. Thiên tử là rồng, rồng học theo phẩm đức của loài Rùa làm gì chứ, càng nghĩ càng không hiểu được.

Chương 339. Làm người nên như rùa.