Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 340. Biến.
Đầu tháng 6, Lữ Côi Vương trở lại Đông Kinh, dù mới lập công nhưng khá điệu thấp, khiến người ta cảm thấy lão là người khiêm tốn, hết lòng vì việc công. Thái độ này nhận được sự đánh giá cao của giới sĩ phu cũng như nhiều đại lão trên triều đường.
Sáng mùng 4 hoàng đế trong Ngự Thư Phòng làm việc, Cẩm Y Vệ Chỉ Huy Sứ tiến cung cầu kiến, rất nhanh được cho gặp. Hành lễ xong xuôi, Lê Niệm báo lên :" bệ hạ, chuyện ở Tây Bắc đã an bài xong, bất kì lúc nào cũng có thể tiến hành kế hoạch."
Lê Tấn hơi im lặng tính toán một chút rồi hạ lệnh :" vậy thì bắt đầu đi, năm ngày sau tin tức truyền về tới Đông Kinh là thích hợp."
Lê Niệm chắp tay nhận lệnh, sau đó tiếp tục báo cáo tình hình Đông Bắc :" sự hỗn loạn tại An Bang sau c·ái c·hết của Ngô Quảng và Bùi Xương Lâm đã ngưng lại, Bắc Quân Phủ đưa ra thái độ quyết liệt, các nhà làm việc đã có quy củ hơn trước rất nhiều."
Lê Tấn ngẫm một chút, An Bang hỗn loạn hắn đương nhiên biết, chính hắn gián tiếp tạo ra sự hỗn loạn này. Đại Việt muốn phát triển các ngành thủ công như luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng thì yêu cầu lượng lớn nguồn cung than đá làm nhiên liệu. Từ năm ngoái hắn đã có ý định đầu tư phát triển ngành khai thác than tại An Bang, tuy nhiên chi phí quá lớn, trong khi thời gian thu hồi vốn lại kéo dài, hắn không muốn lượng lớn tiền vốn trong tay nằm yên một chỗ nên đã dùng chút thủ đoạn.
Đầu tiên, cung cầu than đá trên toàn quốc đúng là có sự mất cân đối nhưng không lớn như giả tượng mọi người đang thấy, giá cả đáng lẽ cũng không thể cao như hiện tại. Thực ra là hắn đã âm thầm phái một số người liên tục thu mua lượng lớn than đá trên thị trường, tạo ra hiệu ứng khan hiếm giả, tiếp đó không ngừng tăng giá mua vào, liên tục đẩy giá mặt hàng này lên cao. Giá cao, lại khan hàng, các thương nhân bắt đầu chú ý đến than đá, nhiều người nảy sinh ý tưởng gom hàng chờ tăng giá kiếm lời. Sự tham gia của bọn họ cộng hưởng với kế hoạch của hắn đẩy giá than đá liên tục lập đỉnh rồi lại phá vỡ đỉnh giá trước đó.
Giá cao, lại có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, ngành khai thác than bỗng trở nên thú hút người tham gia vào. Sự phát triển ồ ạt và tự phát của ngành khai thác than ở An Bang nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích, nếu triều đình can thiệp mạnh tay thì có thể thiết lập quy củ, chỉ là Lê Tấn không muốn vậy, hắn cần sự hỗn loạn này, thế nên làm ngơ mọi chuyện.
Quay trở lại câu chuyện, Lê Tấn hỏi :" hai nhà Ngô-Bùi có động thái gì mới không ?"
Lê Niệm đáp :" ngoài việc tổ chức tang lễ, hai nhà đều bày tỏ thái độ cứng rắn, muốn đòi công đạo cho thân nhân, đồng thời phái người tới An Bang tiếp quản việc làm ăn. Bùi gia Bùi Vĩnh, Ngô Gia Ngô Toàn đã khởi hành đi Đông Bắc từ sáng ngày hôm qua."
Động thái của hai nhà không có gì bất ngờ, lẽ phải như vậy. Lê Tấn hỏi thêm :" Có tin tức gì khác đáng chú ý nữa không?"
Lê Niệm đáp :" Tống Vương Phủ, Thủy Chú Trịnh Gia hôm qua đã quyết định rút lui khỏi ngành than ở Đông Bắc, lần lượt tặng lại việc làm ăn của mình cho hai nhà Ngô-Bùi. Tống Vương thế tử đích thân đến Ngô phủ viếng tang, bên kia nhà họ Trịnh để Trịnh Duy Đại tới Bùi Phủ phúng viếng. Ngoài ra, lão đô đốc Lê Vĩnh đang trên đường hồi kinh, không sai biệt lắm thì bốn ngày nữa về tới."
Người của phủ Tống Vương ngộ sát Ngô Quảng, bên kia Bùi Xương Lâm c·h·ế·t dưới tay gia nô nhà họ Trịnh, đây là thành ý ban đầu nhằm làm dịu mâu thuẫn. Chuyện lần này cơ bản là có thể dàn xếp, không hẳn là hoà giải nhưng có thể dùng cách bồi thường để tạm lắng thù hận, không đến mức hai bên không c·h·ế·t không thôi.
Về phần Lê Vĩnh, lão hồi kinh cũng vì chuyện vừa xảy ra, muốn dùng quan hệ bản thân giúp Bắc Quân Phủ nói chuyện, người khác có thể khó nhưng lão có thể, Ngô Minh hay Bùi Xương Trạch hẳn sẽ cho lão chút mặt mũi.
Nói đến Lê Vĩnh thì lão cũng xuất thân là hậu duệ trong tập đoàn huân quý Lam Sơn, đời binh nghiệp của lão cũng tương đối có thành tựu, bản thân lão đảm nhận chức Đô Đốc Bắc Quân Phủ nhiều năm, khi xưa cũng từng tham gia Tây chinh. Năm đó Thánh Tông phát động chiến tranh với Ai Lao, Lê Vĩnh từng làm phó tướng cho Đoan Vũ Hầu Trịnh Công Lộ, mang theo cánh quân phía bắc theo đường Hưng Hoá đánh sang đất Ai Lao.
Sau cuộc chiến luận công ban thưởng, công huân của lão dư sức phong hầu, thậm chí nếu Thánh Tông rộng rãi hơn có thể ban cho lão một tước quận công cũng không ai dám nói gì. Chỉ là Lê Vĩnh rất khôn ngoan, lão xin từ chối phong hầu, chỉ nhận tước bá, khi Thánh Tông ngỏ ý ban thưởng thêm điền sản lão cũng khéo léo từ chối, không về kinh lẫn vào tranh đấu trên triều đường mà an phận ở Đông Bắc trấn thủ. Cách làm này của lão khiến Thánh Tông luôn có cảm giác chưa thưởng cho lão thỏa đáng, giống như nợ lão chút gì đó, vô tình tạo ra lớp khiên bảo vệ lão bình an mấy chục năm. Thường ngày Lê Vĩnh cũng là người làm việc có năng lực, lại khiêm nhường nên được nhiều quan viên kính trọng.
Quay lại cuộc trò chuyện trong Ngự Thư Phòng, Lê Tấn sau khi biết đủ tin tức thì cho phép đối phương lui đi, Lê Niệm tuân lệnh rời khỏi, nhanh chóng xuất cung trở về nhiệm sở tiếp tục công việc.
Nửa canh giờ sau nội giám Lê Sảo chưởng quản Nội Phủ Khố nhận được hoàng đế triệu kiến xuất hiện trong Ngự Thư Phòng. Lê Tấn hỏi hắn :" Tổng cộng đã dùng bao nhiêu tiền ?"
Lê Sảo đáp :" bẩm bệ hạ, chúng nô tài đã dùng hơn 50 vạn quan tiền để mua gom than. Theo lệnh của người chúng nô tài chia nhỏ số tiền thành hơn hai mươi phần khác nhau, giao cho từng người thu mua, kẻ được giao việc đều là người nhanh nhẹn lại đáng tin, chắc chắn không để lộ ra ngoài."
Lê Tấn lại hỏi :" nếu bán hết số than gom được theo giá hiện giờ thì lời lãi thế nào ?"
Lê Sảo đáp :" bẩm bệ hạ, nô tài có tính toán qua, bán hết ở mức hiện giá thì có thể thu về trên dưới 110 vạn quan. Nếu hạ giá xuống chút để nhanh hết hàng thì tối thiểu cũng thu về trên 90 vạn quan."
Lê Tấn suy tính một chút, tiếp đó ra lệnh :" sau khi trở về lập tức để người của ngươi đồng loạt bán ra tất cả số hàng nắm trong tay, trong vòng 2 ngày phải hoàn thành việc thương thảo, lập khế ước mua bán, tốt nhất có thể thu tiền về tay. Giá bán có thể ưu đãi một chút, tuy nhiên động tác phải nhanh, đồng thời giữ bí mật. Rõ rồi chứ ?"
Lê Sảo đáp :" nô tài đã rõ, cẩn tuân chỉ dụ của bệ hạ hành sự."
Chuyện cần an bài đã an bài xong, hắn xua tay ra hiệu, Lê Sảo biết ý liền hành lễ rồi lui ra.
Lê Sảo đi không lâu thì một người mặc y phục trùm kín toàn thân, trên mặt đeo mặt nạ đồng tiến vào trong Ngự Thư Phòng. Vừa gặp vua hắn liền quỳ gối hành lễ :" Tiểu nhân Lê Tảo khấu kiến bệ hạ, bệ hạ vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế."
Lê Tấn cho đối phương miễn lễ, đứng lên nói chuyện. Tiếp đó hỏi :" Chuyện bên đó an bài ổn thoả rồi chứ ?"
Lê Tảo đáp :" bẩm bệ hạ, theo mật chỉ của người tất cả gom góp hơn mười năm quan bên đất bắc của chúng tiểu nhân đã tập kết tới Vân Nam. Thuyền bè cũng đã chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng chờ lệnh của bệ hạ, bất kỳ lúc nào cũng có thể xuôi theo dòng Nhị Hà về nước."
Lê Tấn dò hỏi :" Tổng cộng có bao nhiêu ?"
Lê Tảo đáp :" con số chính xác tiểu nhân cũng không nắm rõ, tuy nhiên tối thiểu có trên 30 ngàn vạn cân thưa bệ hạ."
Lê Tấn im lặng tính toán đôi chút, tiếp đó hạ lệnh cho đối phương lui đi, lại để người dẫn đi an bài nơi ăn ở, bản thân thì tiếp tục trong Ngự Thư Phòng trù tính kế hoạch. Thành bại của kế hoạch này liên quan đến sự hưng thịnh của toàn bộ đất nước, mỗi bước đi phải tính toán kỹ càng, thà chậm mà chắc, tuyệt không thể có lầm.
***
Thái Sư Nguyễn Hữu Vĩnh dưới gối có 6 con trai, trong đó con trai trưởng Nguyễn Càn bạo bệnh mất khi chưa thành niên, người con trai thứ hai Nguyễn Khôn theo nghiệp binh hiện đóng quân tại quê nhà Thanh Hoá, người con thứ tư Nguyễn Phong của lão phụ trách quản lý đội thương thuyền của gia tộc, người con trai út Nguyễn Lôi hiện làm quan trong Hình Bộ. Thái Sư còn hai người con trai, tuy nhiên đều khó bề trông cậy. Người con thứ ba Nguyễn Vân tương đối kém cỏi, năng lực không có, đã thế lại ham mê vui chơi, là khách quen của các thanh lâu, sòng bạc chốn kinh thành. Trong khi con trai thứ năm Nguyễn Bảo của Thái Sư lại tàn tật, năm xưa gặp tai nạn khi cưỡi ngựa mà hai chân bị phế. Cả người con trai tài năng của Thái Sư bất ngờ đồng loạt xảy ra chuyện.
Sáng ngày 8 tháng 6, Nguyễn Khôn ở trong quân doanh ở Thanh Hoá bất ngờ bị thân binh lâu năm phản bội, một kiếm đoạt đi tính mang.
Chiều cùng ngày, Nguyễn Phong cùng đội thuyền của mình bất ngờ bị hải tặc tập kích ở vùng biển Quảng Nam, tất cả 8 thuyền buôn không một ai có thể sống xót.
Cuối cùng tại Đông Kinh, Nguyễn Lôi nửa đêm bị thượng mã phong qua đời trên bụng tiểu thiếp mới nạp cách đây không lâu. Chuyện này diễn ra vào tối ngày mùng 8, rạng sáng ngày mùng 9.
Hàng loạt tin dữ như có cánh nhanh chóng bay về Gia Miêu, chỉ trong thời gian ngắn Thái Sư liên tiếp chịu cú sốc này đến cú sốc khác, kích tinh thần quá lớn khiến Nguyễn Hữu Vĩnh bệnh nằm liệt giường.