Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 341. Phục.

Chương 341. Phục.


Rạng sáng ngày mùng 9 phủ Trình Quốc Công vô cùng hỗn loạn, Tứ gia hiện đảm nhận vai trò làm chủ sau khi Thái Sư rời kinh thành, c·ái c·hết của Nguyễn Lôi khiến lòng người trong phủ bàng hoàng. Tin tức nhanh chóng truyền vào trong cung, Huy Gia Thái Hậu lúc này không thể tiếp tục tịnh tâm trong Phật đường niệm kinh kính Phật, bà lập tức xuất cung trở về nhà mẹ đẻ. Sự xuất hiện của Thái Hoàng Thái Hậu giống như định hải thần châm trong lòng mỗi người trên dưới trong phủ Quốc Công, hỗn loạn kết thúc, trật tự tái lập. Thông báo tin tức về Gia Miêu, tổ chức t·ang l·ễ, mọi chuyện đều được lần lượt tiến hành.

Vốn cho rằng mọi chuyện đã yên ổn thì trong hai ngày tiếp theo tin tức về c·ái c·hết của Nguyễn Khôn và Nguyễn Phong được truyền tới Đông Kinh khiến cả phủ Quốc Công chìm trong không khí ảm đạm, khắp nơi trong phủ có thể nhìn thấy những ánh mắt u buồn, gương mặt nhoè lệ, chỗ này chỗ kia có tiếng khóc thút thít. Huy Gia Thái Hậu dù vẫn cố giữ bình tĩnh, ra lệnh cho người dưới xử lý việc trong phủ nhưng chỉ trong vài ngày đã tiều tụy thấy rõ, nhìn bề ngoài có cảm giác bà như đã già đi vài tuổi.

***

Huy Gia Thái Hậu bận rộn xử lý việc nhà mẹ đẻ thì cháu trai bà Lê Tấn mấy ngày này cũng chẳng thanh nhàn. Ngày mùng 9, đầu giờ Ngọ một kỵ sĩ phi nhanh từ cổng phía tây thành Đông Kinh hướng về hoàng cung, trên đường không ngừng hô lớn " cấp báo 800 dặm, cấp báo 800 dặm."

Ba khắc đồng hồ sau kỵ sĩ này xuất hiện trong Ngự Thư Phòng, hắn mang tới cho Lê Tấn cũng như toàn thể triều đình Đông Kinh một tin tức chấn động. Lê Tấn thân là hoàng đế ngày khi nghe xong phải lập tức hạ lệnh khẩn cấp triệu các vị trọng thần vào cu·ng t·hương nghị.

Một canh giờ sau, lần lượt Binh Bộ Thị Lang Giang Cảnh Thạc, Lễ Bộ Thượng Thư Lương Đắc Bằng, Lại Bộ Thượng Thư Bùi Minh Viễn, Hình Bộ Thượng Thư Lê Kiện (Kinh Vương) Hộ Bộ Thượng Thư Dương Nguyên Trực, Thái Phó Lê Bình (Lữ Côi Vương) cùng Hữu Tướng Quốc Lê Quảng Độ xuất hiện trong Ngự Thư Phòng của hoàng đế. Hai người Tả Tướng Quốc cùng Công Bộ Ngô Thượng Thư trong nhà có chuyện buồn được Lê Tấn cho miễn không triệu.

Người tới đầy đủ, lễ nghi được giản lược, xong xuôi Lê Tấn nói ra tin tức :" Hưng Hoá biên quân cấp báo vừa tới, cách đây ba ngày một nhóm q·uân đ·ội Hắc La Quốc bất ngờ vượt qua biên giới đánh c·ướp 4 bản làng vùng biên. Nam nhân cùng người già bị tàn sát, phụ nữ và trẻ em b·ị c·ướp về bên kia biên giới. Thái độ của chúng quả thật khinh nhờn uy vũ của trẫm cũng như của Đại Việt ta, hành vi vô cùng hỗn xược, quả thật đáng hận." - Lê Tấn vừa nói vừa nắm chặt nắm đấm, liên tục nện lên mặt bàn như phát tiết lửa giận trong lòng.

Ngừng một chút, hắn liếc mắt nhìn qua mấy vị đại thần trước mặt, tiếp đó trầm giọng hỏi :" các khanh nói xem tiếp theo nên làm thế nào ?"

Mấy vị trọng thần ai cũng bất ngờ trước tin tức này, thậm chí có người không dám tin vào những gì tai mình vừa nghe. Hắc La Quốc q·uấy n·hiễu biên dân, quả thật là chuyện hoang đường, chẳng nhẽ đám mọi rợ đó phát điên rồi ư.

Trước tiên nói về Hắc La Quốc, đây là một nước nhỏ nằm lọt giữa biên giới ba nước Ai Lao, Đại Việt, Đại Minh. Tiền thân của nước này vốn là một số bộ tộc thiểu số của nước Đại Lý, khi Đại Lý bị người Mông Cổ thôn tính thì tổ tiên của bọn họ di cư xuống phía nam, qua hơn trăm năm định cư đã lập ra nước Hắc La. Hiện giờ toàn Hắc La dân số trên dưới 20 vạn, binh giáp chính quy không tới 5 ngàn, nếu đem so sánh với các nước láng giềng thì nó chỉ là quốc gia nhược tiểu. Từ khi lập quốc đến nay đã hơn trăm năm, nước này luôn cố gắng sinh tồn trong khe cửa hẹp, toàn là các nước lân cận q·uấy n·hiễu, ức h·iếp, bắt họ cống nạp, hoàn toàn không dám kháng cự. Bởi vậy mới nói trừ khi người Hắc La điên cả rồi mới dám có hành vi gây hấn, khiêu khích Đại Việt.

Thân là Thái Uý kiêm Khu Mật Sứ, Lê Quảng Độ chắp tay tâu hỏi :" bệ hạ, tin tức này xác thực ư ?" - Rõ ràng lão có thái độ hoài nghi, không tin đây là thật.

Lê Tấn gật nhẹ đầu đáp lời:" Đương nhiên là thật, hơn một canh giờ trước trẫm nhận biên quân cấp báo, sau đó lập tức cho triệu các khanh tiến cung, trong khoảng thời gian chờ các khanh tới trẫm đã nhận thêm một phần cấp báo của Cầm Y Vệ, nội dung hoàn toàn trùng khớp với tin tức biên quân truyền tới trước đó."

Dù rất khó tin nhưng không ai còn nghi ngờ tin tức là giả, biên quân cùng Cẩm Y Vệ song song đưa tin thì chắc chắn ở Tây Bắc đã có chuyện gì đó xảy ra. Binh Bộ Giang Thị Lang là người phản ứng mạnh mẽ nhất sau khi tin tức được xác nhận, lão chắp tay tâu :" Bệ hạ, người Hắc La x·âm p·hạm quốc thổ, tàn sát, khi nhục ta quốc dân, tuyệt không thể tha thứ cho chúng, thần khẩn cầu bệ hạ lập tức phát binh đồ diệt Hắc La Quốc, giương Đại Việt ta quốc uy."

Nhị vị vương gia Lê Kiện, Lê Bình bất ngờ đồng thanh phản đối " không thể". Hai người sau đó nhìn nhau, đều dùng ánh mắt dò xét đối phương. Lê Kiện cúi đầu, ra vẻ nhường đối phương nói trước, Lê Bình nhẹ gật đầu coi như đáp lễ. Tiếp đó lão tâu :" bệ hạ, biên dân b·ị đ·ánh c·ướp đương nhiên triều đình không thể bỏ mặc không quản, tuy nhiên không nên vội vã phát binh."

Lê Tấn nhìn Lê Bình rồi lại nhìn Lê Kiện :" Thập tứ hoàng thúc cũng cho là như vậy ư ?"

Lê Kiện đáp :" vâng, thưa bệ hạ, thần cũng cho rằng không nên vội vã phát binh phía tây."

Lê Tấn khẽ đảo mắt qua lại, tiếp đó dụ :" nói thử xem tại sao các khanh lại cho rằng không vội phát binh."

Lê Bình tâu trước :" bẩm bệ hạ, Hắc La chỉ là quốc gia nhược tiểu, lẽ thường chúng sao có gan x·âm p·hạm biên cương nước ta. Thần cho rằng chuyện này có mờ ám, trước tiên nên tra rõ ràng mới hành động sẽ thoả đáng hơn."

Lê Bình tâu xong, đến lượt Lê Kiện lên tiếng :" bệ hạ, thần chung ý kiến với Lữ Côi Vương, vụ việc lần này có nhiều bất thường. Theo thần trước tiên cần làm rõ vụ việc lần này là một nhóm binh sĩ Hắc La hành động tự phát hay có chỉ đạo từ triều đình nước họ, có bị nước khác xúi giục hay không, có bố trí nào khác theo sau việc này..."

Lê Tấn nghe xong ý kiến của hai vị vương thúc liền dùng ánh mắt như liếc hỏi " ai còn ý kiến khác không" nhìn về những người khác. Lương Đắc Bằng thấy vậy liền đứng ra tâu :" theo thần nước ta là nước lớn cần tuân thủ lễ nghi, trước tiên cử sứ thần tới Hắc La Quốc hỏi rõ việc này, lại yêu cầu đối phương cho một công đạo. Nếu đối phương không hiểu đạo lý, khi ấy hãy phát binh cũng không muộn."

Cách này của Lương Đắc Bằng rất tốt, trước tiên cho đối phương một cơ hội giải thích, cũng là cho Đại Việt thời gian điều tra tường tận mọi chuyện, đồng thời mở ra hi vọng thông qua ngoại giao giải quyết vấn đề cũng như đưa những biên dân b·ị b·ắt đi trở về. Trong trường hợp cần phát động c·hiến t·ranh thì đây là thời gian cần thiết để chuẩn bị hậu cần, điều động q·uân đ·ội cho cuộc chiến.

Nghe xong ý kiến Lương Đắc Bằng, Lê Tấn quay qua hỏi :" Thái Uý, Khanh là người đứng đầu ban võ, khanh nói thử xem."

Lê Quảng Độ được hỏi liền thưa :" bẩm bệ hạ, thần cũng cho rằng không nên vội vã phát binh. Không vì gì khác chỉ là nay đã vào mùa mưa, hành quân đánh trận hay tổ chức vận chuyển hậu cần đều không dễ ràng, đặc biệt đánh Hắc La Quốc đường hành quân, chuyển vận hậu cần phải vượt qua vùng rừng núi Tây Bắc, khó khăn càng thêm gấp bội."

Lê Tấn im lặng đôi chút như có điều gì suy nghĩ, qua một hồi hắn nói :" trẫm biết phát binh bây giờ vô cùng khó khăn nhưng trẫm cho rằng bắt buộc phải làm. Tây Bắc vị trí chiến lược trọng yếu, nay có mỏ đồng lớn ở Sin Quyền lại càng quan trọng đối với Đại Việt ta. Dân ở Tây Bắc chủ yếu là người dân tộc thiểu số, bọn họ trong lòng không phải luôn hướng về Đông Kinh. Sự việc lần này nếu triều đình quyết liệt còn có thể ổn định được, ngược lại sẽ khiến người khác sẽ cho rằng triều đình mềm yếu, lòng kính sợ có thể sẽ không còn. Chưa hết, thái độ cứng rắn cũng sẽ khiến Đại Minh cùng Ai Lão phải cân nhắc nhiều hơn nếu có ý đồ gì đó với Tây Bắc, với Sin Quyền."

Mấy vị đại thần nghe qua đã rõ bệ hạ quyết tâm phát binh, không thể lại tiếp tục bàn lùi. Điều cần quan tâm bây giờ là quy mô, thời gian, cũng như tướng lĩnh được chọn cho chiến dịch này.

Lê Tấn bắt đầu an bài :" chiến dịch lần này trẫm định dùng Bắc Quân Tả Đốc làm soái, phó soái sẽ là Kim Ngô Vệ Đại Tướng Quân. Điều động từ Hải Dương, Lạng Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, mỗi nơi một vệ binh mã tham gia chiến dịch..."

Nghe đến đây mấy vị đại thần có dự cảm chẳng lành, chỉ riêng quân địa phương đã huy động tới 4 vệ, lực lượng dành cho cuộc chiến này sẽ là đội quân lên tới hàng vạn. Chiến tranh không chỉ cần binh mã mà còn cần dân phu đảm nhận hậu cần, Tây Bắc tiếp vận khó khăn ít nhất một binh sĩ cần 3 dân phu, như vậy tổng số quân dân cần huy động sẽ là con số khổng lồ, phải hao tốn cơ man tiền lương. Sự lo lắng của bọn họ cư lớn, chỉ là lời tiếp theo của bệ hạ khiến nhiều người suýt đứng không vững.

Lê Tấn tiếp tục "...Ngoài ra điều động 3 vạn quân Phụng Trực đảm nhiệm vai trò chủ lực trong cuộc chiến lần này."

Dù là người có khuynh hướng ủng hộ phát động c·hiến t·ranh như Giang Cảnh Thạc cũng bị an bài của hoàng đế làm cho sợ hãi. Điều động 4 vệ quân địa phương lại thêm 3 vạn quân Phụng Trực, Hưng Hoá hiện có 4 vệ binh, nếu tính thêm thổ binh vùng cao có thể điều động thì tổng binh lực có thể lên tới hơn 6 vạn. Đội quân này đừng nói là chỉ muốn diệt đi Hắc La Quốc, dù muốn đánh Ai Lao cũng đầy đủ sức lực. Có thể mường tượng ra tình hình khi đó, người Hắc La hẳn là sợ bể mật, người Ai Lao sẽ nơm nớp lo sợ, phía Bắc người Minh cũng khó mà ngồi yên, một dải biên giới Tây Bắc sẽ căng thẳng cục bộ.

Dương Nguyên Trực vô cùng lo lắng trước an bài của Lê Tấn, lão lập tức đứng ra tâu :" bệ hạ, huy động quá nhiều lực lượng cho chiến dịch này sẽ hao phí số tiền lương khổng lồ, thần e rằng Quốc Khố không thể gánh vác chi tiêu quân phí."

Lê Tấn hiểu Dương Nguyên Trực lo lắng, lão là Hộ Bộ thượng thư chưởng quản tài chính triều đình, nếu chiến dịch này cứ vậy tiến hành thì Hộ Bộ sẽ phải chịu áp lực vô cùng lớn. Trước khi hắn vẽ lên kế hoạch này đã có tính toán từ trước, vậy nên chỉ nhẹ nhàng buông lời :" Nội Phủ Khố sẽ bỏ ra 50 vạn quan dùng làm quân phí, số còn lại sẽ do Quốc Khố chi ra."

Dương Nguyên Trực nghe vậy liền bắt đầu tính toán, trong kho Tả Tàng còn cất trữ gần trăm vạn quan, đây là một thành ngân sách mà bệ hạ lập ngạch chuyên dùng làm chiến phí cho chiến dịch lớn hoặc để chẩn tai nếu xảy ra n·ạn đ·ói diện rộng, lại cộng thêm 50 vạn quan mà Nội Phủ Khố xuất ra thì quân phí có thể đảm bảo, đương nhiên là trong điều kiện cuộc chiến không được kéo dài quá nửa năm.

Lo lắng của Dương thượng thư cũng như đa số mọi người trong thư phòng nhanh chóng giảm bớt, vấn đề quân phí coi như tạm ổn. Chỉ là mọi người đều hiếu kỳ số tiền 50 vạn quan này Nội Phủ Khố làm sao mà có, phải biết năm ngoái bệ hạ đã phải hạ lệnh thả số lớn cung nữ ra khỏi cung chỉ để cắt giảm chi tiêu cung đình, điều đó cho thấy Nội Phủ Khố vốn không hề dư dả.

Quân phí coi như xong, tuy nhiên vẫn còn điều đáng lo, quan Thái Uý đứng ra tâu :" bẩm bệ hạ, người điều 3 vạn quân phụng trực đi Tây Bắc, lực lượng phòng thủ kinh thành tước nhược, nếu có kẻ nhân cơ hội làm loạn e là khó dẹp yên được. Chưa kể điều đi lực lượng từ Sơn Nam, Hải Dương, Kinh Bắc sẽ khiến tổng thể bố phòng của toàn Bắc Hà lộ ra sơ hở, nếu có cuộc t·ấn c·ông từ đường biển thì rất nguy hiểm. Thần xin bệ hạ cân nhắc lại một lần nữa rồi hãy quyết đoán."

Lê Tấn nhanh chóng đáp lại lời Thái Uý :" Khanh không cần lo lắng, trẫm đã có cân nhắc, thiếu binh thì mộ binh. Không phải là điều đi 4 vạn ư, trẫm sẽ cho mộ thêm 6 vạn tân quân."

Lời này của Lê Tấn chẳng khác nào trọng chùy đánh vào lòng mấy vị trọng thần, mới vừa yên tâm được một chút lại phải hốt hoảng lo sợ. Mộ thêm 6 vạn tân quân, bệ hạ nói nghe thì dễ dàng nhưng người hiểu biết sẽ hiểu con số này đại biểu cho điều gì. Thêm sáu vạn quân, chi phí tốn kém bao nhiêu mà kể, hàng vạn tân quân không thể hít khí trời huấn luyện, họ cần ăn, cần mặc, còn cần trang bị v·ũ k·hí, chiến giáp, tiêu tốn sẽ là thiên văn số tự, trong khi tiền trong kho của triều đình bệ hạ đã dồn cho cuộc chiến Tây Bắc cả rồi.

Như có hẹn trước tất cả các vị đại thần đều hướng mắt nhìn về phía bệ hạ của bọn họ, giống như đang chờ đợi một phép màu nào đó. Hữu cầu tất ứng, Lê Tấn nói rằng :" Chi phí dùng cho chiêu mộ, trang bị, huấn luyện tân binh trẫm đã có dự trù, chúng ái khanh không cần lo lắng."

Dù không biết bệ hạ làm cách nào nhưng đến lúc này các vị đại thần chỉ có thể nói một chữ "phục". Bệ hạ đúng là thần, đúng vậy trong lòng bọn họ Lê Tấn chính là thần tiên, chứ con ngươi sao có thể làm được như vậy.

Chương 341. Phục.