Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Việt Quỷ Vương
Unknown
Chương 343. Hữu cầu tất ứng.
Ngày mùng 10 đại triều diễn ra, Tả Tướng Quốc cùng Ngô Thượng Thư bận việc nhà không vào triều, còn lại văn võ bá quan đều tới đủ. Mở đầu buổi chầu hoàng đế cho tuyên đọc hịch văn, trước đó ngài đã lệnh cho Lương Đắc Bằng phụ trách soạn thảo.
Hịch văn chủ yếu nói lên tính chính nghĩa của cuộc chiến, vì vậy nội dung cơ bản nêu bật việc Đại Việt luôn coi trọng hoà hảo với các nước lân bang, tiếp đó kể tội Hắc La Quốc x·âm p·hạm biên cương làm điều ác ra sao, triều đình cùng dân chúng căm phẫn thế nào, cuối cùng nói rõ Đại Việt bất đắc dĩ đành phải phát động cuộc chiến để trừng phạt Hắc La đã làm điều bất nghĩa. Chẳng có gì mới mẻ, năm xưa Thánh Tông phát động cuộc chiến với Chiêm Thành, Ai Lao cũng ban bố hịch văn tương tự, đây như thủ tục phải có.
Hịch văn đọc xong, triều hội bắt đầu. Đầu tiên việc Lữ Côi Vương đứng ra quyên gạo, việc này rất được hoàng đế tán thưởng, không tiếc lời tuyên dương trước quần thần. Quan lớn quan nhỏ trong triều thấy vậy đều hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ của Thái Bảo, tùy theo cấp quan, gia cảnh mà quyên nhiều ít, chỉ trong chốc lát tính sơ sơ đã góp được trên 8 vạn thạch gạo. Quan lớn trong triều đã quyên góp thì quan viên địa phương có thể nào lại không, các phú hào nông thôn, thương nhân cũng không thể đứng ngoài được.
Tiếp theo, khi có quan viên đứng ra gợi ý nên để Lữ Côi Vương phụ trách công tác hậu cần cho đại quân cũng được hoàng đế đồng ý.
Lữ Côi Vương m·ưu đ·ồ đạt được, thoả mãn lui về, người tiếp theo đứng ra là Thái Uý. Lê Quảng Độ làm quan Thái Uý lại kiêm nhiệm chức Khu Mật Sứ vậy nên lão có trách nhiệm tham mưu cho hoàng đế về mặt quân sự. Lần này lão đứng ra dâng bản tấu, bên trong trình bày sơ bộ về các vấn đề của cuộc chiến. Cách thức điều động q·uân đ·ội, lộ trình hành quân, chiến lược tác chiến .v.v... được trình bày rõ ràng, mạch lạc. Lê Tấn đọc xong khá hài lòng, giành cho lão vài lời ngợi khen, lại lệnh cho Binh Bộ căn cứ vào đó chuẩn bị cho chiến dịch.
Chiến dịch Tây Chinh đã thành thế, sau ngày hôm nay bộ máy c·hiến t·ranh của Đại Việt chính thức vận chuyển.
Vấn đề tiếp theo được quan tâm là hoàng đế muốn mộ binh, số lượng lên đến 6 vạn tân quân. Chiếu lệnh chính thức chưa được ban xuống nhưng ai cũng biết chuyện này đã định, điều mọi người quan tâm là bệ hạ sẽ giao người nào phụ trách chiêu mộ, huấn luyện tân quân.
Đáp lại sự hiếu kỳ của mọi người, hoàng đế tuyên bố đích thân phụ trách việc này. Quyết định của ngài khiến nhiều người ngỡ ngàng, công tác chiêu mộ, huấn luyện tân quân này tiêu tốn rất nhiều thời gian, tinh lực, không dễ để hoàn thành. Bệ hạ không có kinh nghiệm lại muốn một mình ôm lấy việc này khiến nhiều người phải suy nghĩ. Trong lòng mọi người đều cho rằng bệ hạ nhất thời hứng thú mà không biết việc tuyển quân, luyện binh có bao nhiêu gian nan, đợi ngài gặp khó khăn rồi sẽ tìm người trợ giúp, giờ không nên nói lời khiến ngài cụt hứng.
Hai chủ đề Tây Chinh, mộ binh cơ bản tạm kết thúc tại đây, tiếp theo Hộ Bộ Thượng Thư Dương Nguyên Trực đứng ra dâng tấu. Bản tấu của lão chủ yếu báo cáo về công tác tái định cư cho hơn 2 vạn người dân tộc Cơ-tu và Bờ-ru theo lệnh của bệ hạ.
Người Cơ-tu và Bờ-ru bỏ rừng núi xuống đồng bằng, triều đình đã hứa cấp cho họ đất ở, ruộng đồng, Hộ Bộ phụ trách việc này. Đầu tiên nhóm người này không thể ở lại vùng đồng bằng Thuận Hoá, trước đó họ đã có xung đột với dân bản xứ, thù hận vẫn còn đó, khó mà chung sống hoà bình. Sau khi cân nhắc cuối cùng Hộ Bộ quyết định để 2 vạn người di cư đến Thanh Hoá, tại đây bố trí đất để họ xây dựng làng mạc, đồng thời phân cho họ 8000 mẫu ruộng để canh tác.
Đất ở cùng ruộng đồng mà hai tộc người được cấp đều thuộc các hoàng trang ở xứ Thanh. Sự bùng nổ xây dựng ở cảng biển Hoằng Tĩnh dẫn đến nhu cầu nhân công rất lớn, nhiều tá điền trong các hoàng trang xứ Thanh bỏ làm nông tới đây tìm việc làm có thu nhập tốt hơn, thành ra các hoàng trang dư thừa không ít ruộng đất không có người canh tác. Vấn đề này đang khiến những người quản lý hoàng trang đau đầu không thôi, hơn 2 vạn người dân Cơ-tu, Bờ-ru chuyển tới vừa hay giải quyết được thiếu hụt.
Sau khi phụ trách việc này Dương Nguyên Trực trong lòng mong muốn bệ hạ có thể thuần phục thêm nhiều sắc dân vùng cao để bọn họ cũng bỏ rừng núi xuống đồng bằng, dựa vào cách này lão có thể giải quyết vấn đề thiếu hụt tá điền trong các hoàng trang trên khắp cả nước. Xu thế bỏ nghề nông đi làm công nhân trong các xưởng thủ công, công trường xây dựng đang diễn ra và khó có thể nghịch chuyển, dù cho triều đình đã ban hành chính sách giảm tô ruộng đối với tá điền. Đem lên bàn cân so sánh làm công nhân thu nhập tốt hơn lại ổn định, trong khi làm nghề nông quá vất vả, thu hoạch lại bấp bênh, còn phải phụ thuộc vào ông trời, năm nào mưa thuận gió hoà thì còn khá, nếu phải năm nhiều t·hiên t·ai thì có khi còn chẳng đủ ăn. Làm người ai chả muốn sống tốt, vậy nên khó mà trách được các tá điền muốn thoát ly nông nghiệp.
Quay trở lại buổi chầu, Lê Tấn hài lòng với nội dung tấu chương Hộ Bộ dâng lên, có lời khen ngợi. Dương Nguyên Trực báo cáo xong liền lui về, người tiếp theo đứng ra là Công Bộ Tả Thị Lang Trịnh Duy Sản. Ngô Thượng Thư không lên triều, Trịnh Thị Lang thay mặt Công Bộ báo cáo công tác. Thời gian trước Công Bộ chủ yếu chú trọng gia cố đê sông, để đảm bảo mùa m·ưa l·ũ năm nay không xảy ra thảm hoạ vỡ đê. Nhìn chung Công Bộ năm nào cũng làm nên quen thuộc công việc này, mọi chuyện đều hoàn thành đúng hạn, đương nhiên muốn biết hiệu quả ra sao thì phải đợi mùa mưa kết thúc mới đánh giá được.
Người này lui lại, người khác lại đứng ra tấu trình, từng vấn đề nhánh chóng được thương nghị, giải quyết. Buổi chầu hôm nay này có kéo dài hơn thường lệ, mãi tới chính Ngọ mới bãi triều.
***
Trở lại hậu cung, Lê Tấn tới Từ Ninh Cung cùng Trần Thị dùng bữa, hỏi han trò chuyện nửa canh giờ. Đầu giờ chiều hắn lại tới Ngự Thư Phòng làm việc, còn vài chuyện cần hắn sắp xếp. Chưa bắt đầu công việc được báo lâu thì bên ngoài báo Túc Vệ Quân Phó Vệ Uý Nguyễn Kim cầu kiến. Lê Tấn có chút hiếu kỳ lý do kẻ này tới tìm gặp giêng mình, trong trí nhớ kiếp trước của hắn thì Nguyễn Kim là nhân vật lớn ở thời đại này, người có công trung hưng nhà Lê. Người cũng đã tới bên ngoài, hắn liền cho gặp.
Hành lễ xong xuôi, Lê Tấn mở lời hỏi : " khanh cầu kiến trẫm là có việc gì muốn nói ?"
Nguyễn Kim đáp :" bệ hạ, thần thỉnh chiến."
Lê Tấn nghe vậy hơi nghi ngờ, hắn hỏi lại :" ý khanh là muốn tham gia tây chinh sao ?"
Nguyễn Kim vừa gật đầu vừa dùng giọng điệu chắc nịch đáp :" vâng, thưa bệ hạ"
Lê Tấn liền nhíu mày, trong lòng thầm hỏi tên Nguyễn Kim này rốt cục là có ý gì đây. Nguyễn Kim hiện là một trong bốn phó vệ úy của Túc Vệ Quân, hắn muốn tham gia chiến dịch tây chinh, đây là muốn dẫn theo một ngàn Túc Vệ dưới trướng ra chiến trường ư. Bản thân Lê Tấn làm sao có thể cho phép kẻ này làm vậy, Túc Vệ Quân ra chiến trường có ý nghĩa như thế nào chứ.
Túc Vệ là lực lượng th·iếp thân bảo vệ hoàng đế, thông thường Túc Vệ chỉ đóng giữ bảo hộ hoàng thành, trừ khi hoàng đế xuất hành thì bọn họ mới đi theo hộ giá. Sự xuất hiện của nhánh quân này trên chiến trường đại biểu cho hai khả năng, một là hoàng đế ngự giá thân chinh, hai là quốc gia đã lâm nguy, hoàng đế không thể không phái lực lượng tinh nhuệ cuối cùng này ra chiến trường. Lê Tấn đã chọn Trần Thúc Mại làm thống soái cho chiến dịch, điều đó thể hiện rõ bản thân hắn không có ý định đích thân cầm binh.
Quay lại cuộc gặp mặt, Lê Tấn lúc này trầm giọng :" Chỉ là Hắc La Quốc nhỏ bé, còn chưa đến mức để trẫm phải phái Túc Vệ Quân ra trận." Vừa nói hắn dùng ánh mắt như đang chất vấn nhìn về phía đối phương.
Nguyễn Kim nghe vậy biết vị đối diện hiểu nhầm ý mình, vội vàng thanh minh :" Thần muốn góp chút sức nhỏ của bản thân vào cuộc chiến, chỉ cần bệ hạ cho phép thần xin từ đi chức vụ trong Túc Vệ Quân, nguyện làm một tiểu binh trong đội quân tây chinh. Hoàn toàn không phải ý kia, xin bệ hạ minh giám."
Lê Tấn nghe vậy gương mặt có chút giãn ra, chuyện đến đây có phần dễ hiểu hơn rồi. Nguyễn Kim mong muốn có thể tham gia chiến dịch Tây Chinh, sẵn sàng từ bỏ chức Phó Vệ Uý trong quân Túc Vệ để đổi lấy cơ hội này. Đương nhiên không thể có chuyện hắn sẽ tham gia chiến dịch với tư cách một tiểu binh, triều đình mà người đứng đầu là Lê Tấn sao có thể để hắn thua thiệt như vậy, ít ra cũng phải bố trí cho hắn một quân chức tương đương với chức phó vệ úy hắn đang nắm giữ, nếu không chẳng phải làm lạnh lòng những người có nhiệt huyết xông pha vì nước hay sao.
Đối phương đã có lòng thì Lê Tấn cũng giúp sức thành toàn cho, hắn nói :" Nếu khanh đã muốn tham chiến thì trở về báo cáo với thượng cấp, bàn giao lại công việc trong Túc Vệ, xong xuôi trẫm sẽ an bài cho khanh một quân chức trong đội ngũ tây chinh. Vị trí cụ thể thế nào thì còn phải chờ trẫm cùng Thái Uý, Bắc Quân Phủ Tả Đốc, Kim Ngô Đại Tướng Quân bàn bạc rồi quyết định."
Nguyễn Kim nghe vậy trong lòng vui mừng, mưu tính của hắn đã thuận lợi đạt được. Hắn vội vàng hành lễ tạ ân, không ngừng hứa hẹn bản thân sẽ nỗ lực g·iết địch nơi xa trường để báo đáp bệ hạ đã thành toàn.
Chuyện đã xong, Lê Tấn cho phép đối phương lui đi, bản thân tiếp tục làm việc trong thư phòng.
**
Lại nói về đám Ảnh Vệ, hôm nay Lão Biến Thái cùng Lão Đầu Bếp phụ trách canh gác ban ngày, đêm tới Hoạ Sĩ cùng Quỷ Lười sẽ thay ca trực. Tuy nhiên, cuối giờ chiều Tứ Nương Tử đột nhiên chạy tới Ngự Thư Phòng. Nàng tới mang theo một phần mật tín, không biết nội dung bên trong viết gì nhưng Lê Tấn xem xong đã im lặng suy nghĩ rất lâu, cuối cùng bỗng thốt lên hai từ "thú vị".