Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 345. Sấm to mưa nhỏ.

Chương 345. Sấm to mưa nhỏ.


Ngày mùng 2 tháng 7 năm Đoan Khánh thứ hai, đại đội nhân mã gồm 38.800 quân cùng 15 vạn dân phu chính thức làm lễ xuất quân. Lộ tuyến hành quân được xác định là men theo hữu ngạn sông Nhị, khi qua Trung Hà sẽ dùng cầu phao vượt sông Đà, đến bờ bắc lại men theo hữu ngạn sông Thao tiếp tục hành quân.

Tại Hưng Hoá, đại quân sẽ theo đường đèo Ô Quy Hồ vượt qua dãy Hoàng Liên, một đường hướng tây tới tả ngạn sông Đà lại đóng trại 3 ngày chờ đợi thủ lĩnh chư tộc Tây Bắc mang thổ binh đến hội quân, 3 vạn dân phu của Hưng Hoá cũng sẽ gia nhập quân đoàn tây chinh vào thời điểm này. Kết thúc kỳ nghỉ ngắn ngày, đại quân tiếp tục vượt sông Đà, một đường vượt qua đèo Pha Đin. Cuối cùng tới châu Tung Lăng phủ An Tây hợp với quân địa phương của Hưng Hoá, tại đây ba sở binh Trấn Tây, Tĩnh Nhung, Tráng Tiệp (thuộc Gia Hưng Vệ) cùng với ba sở binh Uy Man, Định Uy, Quyết Thắng (thuộc Quy Hoá Vệ) đang đóng giữ tuần tra biên giới.

Ngay sau lễ xuất quân Phó Soái Nguyễn Kim dẫn tiền quân gồm tứ vệ Tả - Hữu- Tiền -Trung của quân Phụng Trực, tổng số 9600 quân lập tức xuất phát. Ngoài tứ vệ binh, Nguyễn Kim còn mang theo 4 vạn dân phu, 2500 công tượng. Nhiệm vụ của đội ngũ đi trước này là chuẩn doanh trại cho đại đội nhân mã Trung quân, đồng thời đảm nhận việc bắc cầu, mở đường, để lộ tuyến hành quân được thông suốt.

Hai ngày sau trung quân do nguyên soái Lê Tử Văn ( người vừa được phong Chinh Tây Tướng Quân ) suất lĩnh chính thức rời khỏi đại doanh ở phía Tây Đông Kinh. Trung quân bao gồm 2 vạn 400 quân tinh nhuệ Phụng Trực, có sự tham gia của đầy đủ những quân chủng như bộ binh, s·ú·n·g nổ, pháo binh, tượng binh, kỵ binh. Đi theo trung quân còn có 6 vạn dân phu, đội ngũ đông đảo này mang theo lượng lớn lương thực và vật tư, đủ dùng cho đại quân trong 2 tháng.

Cuối cùng là Hậu quân, bao gồm 4 vệ binh địa phương được điều động là Khánh Dương Vệ, Kiến Huân Vệ, Quảng Vũ Vệ, Phấn Oai Vệ, tổng quân số 8.800 quân do Tông Nhân Lệnh Lê Năng Nhượng suất lĩnh. Hậu quân xuất phát sau trung quân 3 ngày, bọn họ dẫn theo 5 vạn dân phu. Nhiệm vụ của đội quân này là kiến tạo một hệ thống tiếp vận quân nhu liên tục cho Trung và Tiền Quân.

Theo ước tính quảng đường hành quân từ đại doanh ở Tây Đông Kinh cho tới nơi đóng quân cuối cùng trên đất Tung Lăng dài khoảng 1300-1350 dặm. Tiền Quân được lệnh sẽ kiến tạo 35 doanh trại, khoảng cách giữa các doanh trại dao động trong khoảng 50-80 dặm, tùy thuộc vào địa hình di chuyển của quãng đường nối hai doanh trại liền kề với nhau. Sau khi Trung Quân sử dụng doanh trại để nghỉ ngơi chúng không bị phá bỏ, thay vào đó Hậu Quân sẽ tiếp quản các doanh trại này. Cứ mỗi doanh trại trên đường hành quân thì Hậu Quân sẽ phân bố 100-200 quân đóng giữ, cùng với đó là 1200- 1500 dân phu. Số quân còn lại không được phân đóng giữ doanh trại sẽ chia làm mười đội nhỏ, nhiệm vụ của họ là liên tục tuần tra trên con đường vận chuyển lương thực và khí giới, bảo vệ cho đội ngũ dân phu vận chuyển đồ tiếp tế cho tiền tuyến khỏi những kẻ có ý đồ xấu.

Các doanh trại trên đường sẽ đóng vai trò như một mắt xích trong hệ thống tiếp vận hậu cần. Dân phu trong mỗi trại sẽ được chia làm hai đội, ngày đầu tiên đội thứ nhất sẽ vận chuyển lương thực khí giới từ trại mình đóng giữ đến doanh trại tiếp theo, ngày hôm sau lại quay đầu trở lại doanh trại nơi mình đóng giữ. Đội thứ hai sẽ xuất phát sau đội thứ nhất một ngày, nhiệm vụ cũng giống như đội thứ nhất. Như vậy ngày nào cũng có thêm lương thực, vật tư được chuyển từ hậu phương ra tiền tuyến.

Phương pháp tiếp vận hậu cần này hoàn toàn mới lạ đối với quân dân Đại Việt. Trước đây mỗi khi có chiến sự việc tiếp tế lương thực, vật tư thường được tổ chức vận chuyển theo từng đợt, tùy thuộc vào nhu cầu mà khoảng cách thời gian giữa các đợt dài ngắn khác nhau, thường sẽ từ 20-40 ngày. Ưu điểm của phương pháp cũ là tập trung được đội ngũ, có thể dễ dàng phái đại quân hộ tống, dễ kiểm soát dân phu tránh có kẻ bỏ trốn, t·rộm c·ắp đồ quân nhu. Tuy nhiên nó cũng có điểm hạn chế là khi không may xảy ra sự cố như đường vận lương bị chặn hoặc bị kẻ địch phái quân đánh c·ướp quân lương sẽ khiến đại quân ở tiền tuyến bị rơi vào thế khó. Ngược lại, phương pháp mới có thể khắc phục nhược điểm của phương pháp cũ, dĩ nhiên những ưu điểm của phương pháp cũ cũng là điểm yếu của phương pháp mới.

Trong chiến dịch tây chinh lần này tất cả điểm yếu của phương pháp tiếp vận mới hoàn toàn không cần lo lắng. Hắc La Quốc quá yếu, họ không đủ sức để phái một đội quân lớn xâm nhập t·ấn c·ông tuyến tiếp vận của Đại Việt. Tây Bắc chư tộc đương nhiên cũng không dám đánh chủ ý lên quân lương và khí giới của đại quân, giờ mà làm vậy không khác gì giơ đầu chịu báng, nào có kẻ ngu xuẩn và liều lĩnh đến vậy. Việc dân phu bỏ trốn cũng không cần lo, an toàn được đảm bảo, lại được ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, nào có cớ gì lại chạy trốn. Qua lần này họ sẽ được giảm trừ thời gian lao dịch, không chỉ vậy hệ số còn nhân đôi, đi phu vận lương nửa năm bằng đi phu bình thường một năm lận. Ưu đãi là vậy, có ngu mới chạy trốn, khối người muốn đi còn không được chọn kia kìa.

**

Dù tháng bảy không ít ngày có mưa, thậm chí là mưa lớn gây ảnh hưởng đến tiến độ hành quân nhưng ngày 29 đại đội nhân mã trung quân do Lê Tử Văn chỉ huy cũng tới được đại doanh bên bờ tả ngạn sông Đà. Ba ngày nghỉ ngơi, đón nhận thủ lĩnh chư tộc Tây Bắc như Hà Lô, Đèo Cát Dĩ, Xa Thuận, Cầm Miễn...mang binh tới hội quân, đồng thời bổ sung thêm 3 vạn dân phu, đội ngũ đã lên tới hơn 12 vạn người. Ngay khi khí thế đang lên, ai cũng hừng hực muốn xông pha chiến đấu thì từ bên kia sông Đà một kỵ sĩ ngồi thuyền vượt sông mà đến. Hắn mang tới một tin tức tốt đối với Đại Việt nhưng khiến cho đám người muốn ra chiến trường chém g·iết lập công phải thất vọng, Hắc La Quốc cầu hoà.

Cụ thể là quốc vương Hắc La Quốc Điền Kiện dâng quốc thư thỉnh tội vì đã quản lý không nghiêm dẫn đến nhóm nhỏ biên quân dám mạo phạm biên dân Đại Việt. Hắc La xin giao nộp tất cả những kẻ thủ ác cho Đại Việt xử trí, đồng thời nguyện dâng lên mười thớt voi, 10 mâm vàng, 200 chiến mã. Tất cả biên dân b·ị b·ắt đi cũng đã được đem trao trả cho Đại Việt, ngoài ra đại vương tử Điền Khiếu xin tới Đông Kinh sinh sống và học tập, một cách nói tránh của việc làm con tin. Có thể nói Hắc La Quốc vì muốn tránh bị diệt quốc mà đã bỏ vốn gốc, đương nhiên là hoà là chiến vẫn phải xem ý tứ của Đại Việt hoàng đế.

Lê Tử Văn cùng chư tướng ngay khi biết tin liền tổ chức họp bàn, cuối cùng đưa ra quyết định dừng lại ở đại doanh tả ngạn sông Đà thêm 5 ngày chờ đợi tin tức từ Đông Kinh, nếu triều đình vẫn quyết chiến thì mới cho đại quân vượt sông.

**

Ngày 3 tháng 8, tin tức Hắc La Quốc chưa đánh đã xin hoà được truyền về tới Đông Kinh. Trong Cần Chính Điện, hoàng đế cho triệu các vị trọng thần cùng thương nghị chuyện này.

Không bàn từ trước nhưng tất cả mọi người đều đồng tình cho rằng nếu Hắc La Quốc đã chịu thần phục thì không cần lại động can qua, tránh cho hi sinh vô nghĩa. Mặc dù số của cải mà Hắc La Quốc bỏ ra để đền bù hoàn toàn không bù đắp được hao tổn cho chiến dịch tây chinh nhưng vẫn trong khả năng có thể chấp nhận được. Cơ bản dù có đánh diệt nước này, c·ướp đoạt toàn bộ cũng không được bao nhiêu của cải, thu hoạch xa không bù được chi phí c·hiến t·ranh. Có thể sớm kết thúc, lại thu được phần nào lợi ích đã rất tốt, quan trọng là việc đối phương cúi đầu cầu hoà đã giúp Đại Việt bảo toàn uy nghiêm.

Lê Tấn thuận theo ý kiến của chúng đại thần, tuy nhiên không để Hắc La dễ đạt ý nguyện bỏ ra tài vật liền bình an, hắn yêu cầu đối phương cắt nhượng một phần lãnh thổ tiếp giáp rộng tương đương 1000 dặm vuông cho Đại Viêt. Phần đất đai này tương đương với 1/5 lãnh thổ Hắc La, có thể nói là cắt đi máu thịt của đối phương, tuy nhiên hắn tin trong tình thế này Điền Kiện chỉ có thể đồng ý.

Đối với đại quân tây chinh, Trung Quân được lệnh tiếp tục đóng lại bên tả ngạn sông Đà chờ lệnh điều động, Tiền Quân được điều đến sát biên giới tiếp tục tạo áp lực lên Hắc La Quốc.

Chỉ mất vài ngày, đại vương tử Điền Khiếu của Hắc La đã đại diện cho phụ vương mình chấp nhận yêu cầu từ phía Đại Việt. Đến đây việc Hắc La cầu hoà chính thức đạt được kết quả, dù phải bỏ ra cái giá rất đắt nhưng cuối cùng cũng giữ được cho tiểu quốc này tiếp tục tồn tại.

Đối với quân đoàn tây chinh, tin tức này giống như cơn mưa rào mùa hạ, dập tắt đi nhuệ khí muốn chiến đấu của bọn họ. Lệnh rút quân chưa được truyền xuống nhưng ai cũng đoán được kết cục, nếu phải dùng một câu để mô tả chính xác chiến dịch này thì có lẽ là " sấm to mưa nhỏ ".

Chương 345. Sấm to mưa nhỏ.