0
Ngày đội bóng Gia Lai thi đấu với đội bóng Thành Phố Hồ Chí Minh ở sân vận động Thống Nhất, Đoàn Chính Hưng không có mặt, bởi vì Đoàn Chính Hưng đang được Liên đoàn bóng đá Việt Nam giao cho một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đi tìm người truyền lửa cho bóng đá nước nhà.
Đội tuyển U-22 Việt Nam vừa gánh chịu một thất bại vô cùng thảm hại, bị loại khỏi SEA Games 29 ngay từ vòng bảng. Không khí u ám bao trùm lên toàn bộ nền bóng đá nước nhà. Đội bóng Việt Nam từng mạnh như rồng như hổ ở Đông Nam Á. Ngoại trừ Thái Lan, đội bóng Việt Nam không hề ngán sợ bất kỳ một ai tại Đông Nam Á, vậy mà lại bị loại ngay từ vòng bảng. Trong khi đó, từ các cấp lãnh đạo, đến các doanh nghiệp, đến tầng lớp bình dân đều dồn rất nhiều nguồn lực và kỳ vọng vào cho đội tuyển Việt Nam ở giải đấu SEA Games 29. Tất cả đều mong chờ chức vô địch SEA Games 29 phải về tay Việt Nam. Nhưng, sự thực lại quá phũ phàng, quá đau đớn. Đội tuyển U-22 Việt Nam lại có thể bị loại ngay từ vòng bảng. Nỗi đau ấy, thật sự là, không một ai muốn nếm trải.
Lứa cầu thủ U-22 Việt Nam năm nay là lứa cầu thủ được đầu tư vô cùng mạnh mẽ, được dồn vô số tâm huyết của ông chủ các câu lạc bộ, của các cấp lãnh đạo trong liên đoàn bóng đá nước nhà. Lứa cầu thủ này được các học viện bóng đá trên cả nước đào tạo ngay từ khi còn rất nhỏ. Những cầu thủ ấy từ lúc còn bé là đã được các học viện đào tạo chuyên sâu bóng đá. Nhiều cầu thủ bóng đá ở học viện Gia Lai còn là những cầu thủ học nội trú ngay tại học viện, ăn ở, sinh hoạt, học hành theo chương trình đào tạo của câu lạc bộ đẳng cấp thế giới Arsenal.
Được học hành đào tạo chuyên môn bài bản là thế cho nên các cầu thủ được trang bị cho mình nền tảng kỹ thuật vô cùng vững chắc. Không những vậy, Liên đoàn bóng đá Việt Nam còn cụ thể hóa bằng những chiến lược dài hơi, cùng với các câu lạc bộ bóng đá đã tạo điều kiện cho lứa cầu thủ U-22 Việt Nam được tham dự hàng loạt giải đấu thường niên của khu vực và châu lục. Trong hơn bốn năm qua, lứa cầu thủ này đã thi đấu khoảng 120 trận đấu quốc tế lớn nhỏ khác nhau. Những giải đấu mà các cầu thủ đã thi đấu như giải tứ hùng NutiFood 2014, U22 Đông Nam Á 2014, vòng loại và VCK U19 châu Á, hai kỳ SEA Games 2015, 2017, vòng loại U23 châu Á 2016, AFF Cup 2016, U19 Đông Nam Á 2015, giải U19 Đông Nam Á 2016, vòng loại và vòng chung kết U20 châu Á 2016, vòng loại tranh vé tham dự U20 World Cup 2017. Ngoài ra, các cầu thủ còn được tập huấn ở châu Âu với 12 trận giao hữu trong vòng hơn 50 ngày. Sau đó lại được cọ xát với các đội bóng tại Nhật Bản trong vòng 2 tuần.
Có thể nói đây là lứa cầu thủ thân kinh bách chiến, trải qua trăm trận cũng không ngoa. Lứa cầu thủ này được các cấp lãnh đạo hỗ trợ về mặt chính sách là thế, lứa cầu thủ này được các câu lạc bộ đầu tư là thế, lứa cầu thủ này được Liên đoàn bóng đá Việt Nam tạo điều kiện là thế, lứa cầu thủ này được các doanh nghiệp trong cả nước tài trợ về mặt tài chính là thế. Vậy mà, bọn họ, lại thua, lại thất bại thảm hại, lại thất bại cay đắng, lại bị loại thảm hại ngay từ vòng bảng SEA Games 29.
Khi đội tuyển U-22 Việt Nam bị loại từ vòng bảng, đã phải đón nhận cơn mưa chỉ trích đến từ cánh báo chí trong nước. Giới hâm mộ cũng dần lạnh nhạt thờ ơ với đội tuyển nước nhà. Tâm của người hâm mộ đã nguội lạnh rồi. Huấn luyện trưởng của đội tuyển U-22 Việt Nam, Nguyễn Văn Phú, xin lỗi người hâm mộ cả nước và tuyên bố từ chức ngay sau trận thua Thái Lan. Đoàn Chính Hưng, lúc đó là Phó Chủ tịch của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, cũng tuyên bố từ chức ngay sau khi Nguyễn Văn Phú rời khỏi cương vị huấn luyện viên trưởng.
Thường trực Liên đoàn bóng đá Việt Nam dưới sự chủ trì của Chủ tịch Lê Khải Định đã phải tổ chức buổi họp đột xuất để tìm huấn luyện viên trưởng dẫn sắt đội tuyển Việt Nam, thế chỗ cho người tiền nhiệm Nguyễn Văn Phú đã bỏ trống lại. Vòng chung kết U-23 châu Á tại Thường Châu của Trung Quốc diễn ra vào đầu tháng 1 năm 2018 là một giải đấu cực kỳ quan trọng giành cho lứa cầu thủ tiềm năng mà toàn thể các tầng lớp trong nước đã dồn tâm huyết vào. Không thể phí hoài những tâm huyết ấy, vì vậy mà Liên đoàn bóng đá Việt Nam phải nhanh chóng tìm ra một huấn luyện viên tài năng dẫn dắt lứa cầu thủ đi đến chiến thắng, phải tìm ra một người truyền lửa xứng đáng.
Rốt cuộc ban lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã lựa chọn Đoàn Chính Hưng chính là người tìm kiếm huấn luyện viên cho đội tuyển U-22 Việt Nam. Có một vấn đề mà Đoàn Chính Hưng phải gánh theo đó là Đoàn Chính Hưng sẽ phải trả luôn tiền lương cho huấn luyện viên. Bởi vì ngân sách quỹ của Liên đoàn bóng đá Việt Nam trong khoảng thời gian này khá là ít ỏi, do không có nguồn tài trợ đến từ nhiều doanh nghiệp. Lý do cũng đơn giản thôi, thành tích của đội tuyển bóng đá Việt Nam trong khoảng thời gian qua không có nhiều, thì không thể thu hút được nhiều nguồn đầu tư hỗ trợ, đó là lẽ thường tình.
Đoàn Chính Hưng không nề hà gì ở vấn đề này. Với tình yêu và niềm đam mê bóng đá cháy bỏng của mình, Đoàn Chính Hưng hoàn toàn chấp nhận sự phân công của Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Đoàn Chính Hưng cùng với các cộng sự của mình phối hợp với nhau, bày mưu đặt kế tìm vị thuyền trưởng đủ sức chèo lái con thuyền bóng đá Việt Nam.
Thực ra, ở thời điểm này doanh nghiệp của Đoàn Chính Hưng khá bết bát chứ không dư dả gì cho cam. Nói đúng thực tế là Đoàn Chính Hưng cũng đang nợ nần nhiều nơi vào lúc này. Doanh nghiệp Quan Lĩnh Gia Lai đang sở hữu khối tài sản 55 ngàn tỷ đồng, tương đương 2,5 tỷ USD, cũng không phải nghèo. Bất quá trong giai đoạn này, Quan Lĩnh Gia Lai gặp khó khăn trong kinh doanh, nợ ngân hàng chồng chất nên đã bị mất thanh khoản. Không có khả năng thanh khoản rồi thì Đoàn Chính Hưng kiếm 1 tỷ đồng cũng kiếm không ra nữa thì đào đâu ra tiền để mà trả lương cho huấn luyện viên giỏi, một người thuyền trưởng đầy tài năng để chèo lái con thuyền đang nghiêng ngả chực vỡ tan trong cơn sóng dữ.
Liên đoàn bóng đá Việt Nam không có tiền, Đoàn Chính Hưng từng là phó chủ tịch của liên đoàn, tuy bây giờ đã từ chức, nhưng Đoàn Chính Hưng biết rõ điều đó. Bản thân Đoàn Chính Hưng cũng không kiếm ra nhiều tiền vào thời điểm ấy. Doanh nghiệp gặp khó khăn, chủ tịch của các ngân hàng khác thì sợ Đoàn Chính Hưng như sợ cọp, không một chủ tịch ngân hàng nào chịu tiếp đón Đoàn Chính Hưng, tất nhiên là bọn họ sợ Đoàn Chính Hưng sẽ không trả được tiền, sợ bị nợ quá hạn. Đó là lẽ thường tình, Đoàn Chính Hưng có thể hiểu cho họ.
Rất may mắn, vô cùng may mắn, Đoàn Chính Hưng đã được gặp quý nhân của đời mình. Có thể nói trong cõi hư vô nào đó, có một ông bụt trên trời cao, đã ban phép màu cho Đoàn Chính Hưng. Không chỉ là may mắn của Đoàn Chính Hưng mà đó còn là may mắn của nền bóng đá Việt Nam. Một sự may mắn đến từ hư vô.
Cuối cùng đã có một chủ tịch ngân hàng chịu gặp gỡ Đoàn Chính Hưng, vị chủ tịch ngân hàng Thương mại Cổ phần Thiên Hà, Đỗ Đình Cường. Hai người gặp gỡ trò chuyện với nhau, hiểu nhau hơn, trở thành bạn tâm giao của nhau. Đỗ Đình Cường hiểu cho nỗi lòng của Đoàn Chính Hưng, hiểu cho niềm đam mê bóng đá cháy bỏng của Đoàn Chính Hưng. Cũng như Đoàn Chính Hưng hiểu Đỗ Đình Cường là một người có kiến thức vô cùng sâu xa, luôn nắm được cốt lõi của vấn đề kinh tế, là người dám liều, dám mạo hiểm trong kinh doanh.
Và, Đoàn Chính Hưng có tiền. Đoàn Chính Hưng đã được vị chủ tịch ngân hàng Thương mại Cổ phần Thiên Hà chấp thuận cho vay tiền. Rốt cuộc Đoàn Chính Hưng đã được bổ sung đầy đủ ngân sách để thực hiện giấc mơ bóng đá của mình. Đoàn Chính Hưng lập tức bắt tay vào hành trình lên đường tìm người truyền lửa.