Cú phản đòn của Nguyễn Định Phong tuy không thể thành bàn thắng nhưng cũng khiến cho các cầu thủ Hàn Quốc phải giật mình. Khoảng thời gian sau đó những chiến binh Thái Cực kéo chậm nhịp trận đấu xuống một chút. Rồi sau đó mới từ từ đẩy nhanh tốc độ trận đấu lên, bởi vì thời gian đã không đợi người nữa rồi.
Thời gian càng trôi đi, những cầu thủ Hàn Quốc càng trở nên điên cuồng t·ấn c·ông về phía phần sân đội tuyển Việt Nam vô cùng dữ dội. Kỹ thuật của người Hàn Quốc tốt hơn kỹ thuật của người Việt Nam là hẳn nhiên, điều đó không có gì phải bàn cãi. Nền bóng đá của bọn họ đã phát triển hơn Việt Nam rất nhiều năm rồi.
Nói gì thì nói, phải có thực mới vực được đạo. Kinh tế Hàn Quốc mạnh hơn kinh tế Việt Nam quá nhiều. Chính điều ấy cũng đã giúp cho nền bóng đá của Hàn Quốc được phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Có tiền, bọn họ đầu tư được vào công cuộc đào tạo bóng đá trẻ. Có tiền, bọn họ có sự đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng của bóng đá. Có tiền, bọn họ có thể nâng cao chất lượng đời sống cầu thủ, khiến cho cầu thủ toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp bóng đá. Nói chung là không chỉ ở lĩnh vực bóng đá mà ở rất nhiều lĩnh vực khác, muốn mạnh thì kinh tế phải mạnh đã, mới có tiềm lực để mà đầu tư phát triển được.
Đơn cử như chuyện đi mời huấn luyện viên thôi là đã thấy mệt mỏi rồi. Hồi đó ngân khố của Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã cạn, do không có được sự đầu tư hỗ trợ của các doanh nghiệp. Tiền lương của ông Jeon Byung Hoon cho đến bây giờ vẫn là ông bầu Đoàn Chính Hưng bỏ tiền túi ra chi trả. Quả thực là chẳng ai muốn như vậy cả, nhưng mà không có tiền thì cũng đành chịu. Nếu như không nhờ đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì quả thực là Việt Nam rất khó có khả năng mà mời được huấn luyện viên đầy tài năng như Jeon Byung Hoon về huấn luyện cho đội tuyển bóng đá Việt Nam.
Kỹ thuật của người Hàn Quốc vượt trội hơn chúng ta nhưng chiến thuật phòng ngự tích cực của Việt Nam thì không hề thua kém chiến thuật t·ấn c·ông áp đảo của Hàn Quốc. Các cầu thủ đá như lên đồng, ngăn chặn mọi nỗ lực xuyên phá khung thành của đoàn quân đến từ xứ củ sâm. Mỗi lần không thể xuyên phá được hàng thủ thì những cầu thủ Hàn Quốc lại một lần tích tụ thêm sự bực dọc vào các pha bóng chơi xấu cầu thủ Việt Nam của chúng ta.
Phút thứ 37, tiền đạo Lee Keun Ho dẫn bóng vượt qua được hàng tiền vệ Việt Nam thì ngay lúc ấy hậu vệ Đỗ Tùng Lâm đã bọc lót ngay tức khắc xuất hiện trước mặt Lee Keun Ho và phá trái bóng ngay trước mũi giày Lee Keun Ho ra đường biên dọc, hóa giải một tình huống nguy hiểm trước vòng 16m50 của đội tuyển Việt Nam.
Anh chàng cầu thủ có gương mặt điển trai Đỗ Tùng Lâm làm nhiệm vụ như một cái máy quét ngay sau hàng tiền vệ của đội tuyển Việt Nam vậy. Lối chơi xông xáo, không ngần ngại áp sát, v·a c·hạm với tiền đạo của đối phương đã làm nên thương hiệu của một Đỗ Tùng Lâm hào hoa phong nhã.
Bất quá, khi ấy gương mặt Lee Keun Ho sa sầm lại. Lee Keun Ho bộc phát sự tức giận khi bị lỡ mất một pha bóng ngon ăn ở trước vòng cấm địa. Lee Keun Ho liền áp sát Đỗ Tùng Lâm, dùng cùi chỏ huých vào bên mạn xương sườn Đỗ Tùng Lâm để trả thù.
Bịch.
Đỗ Tùng Lâm quá bất ngờ vì pha chơi xấu vừa rồi của Lee Keun Ho, ngã nhào xuống đất, ôm mạn sườn, nhăn nhó đau đớn. Bị một cú chơi xấu như thế, Đỗ Tùng Lâm như muốn nghẹn thở vì đau.
“Có sao không Lâm?”
“Mày bị gì rồi?”
“Đau ở chỗ nào vậy Lâm?”
Lee Keun Ho linh lỉnh di chuyển ra khỏi khu vực đó như không có chuyện gì xảy ra.
Ngoài đường biên, huấn luyện viên trưởng Jeon Byung Hoon đứng vung tay giận dữ. Ông quơ loạn cánh tay, hò hét liên tục thể hiện sự tức giận của mình.
Nguyễn Hoàng Đức vội vàng chạy tới nhìn Lâm đang ôm mạn sườn đau đớn. Nguyễn Hoàng Đức hỏi han mấy câu rồi chạy tới nói chuyện với trọng tài, yêu cầu một thẻ phạt. Nhưng trọng tài chỉ nhún vai và lắc đầu. Không có thẻ phạt nào được đưa ra. Nguyễn Hoàng Đức nhìn chằm chằm trọng tài, cơn giận đã nhen nhúm trong lòng của Nguyễn Hoàng Đức, bất quá Nguyễn Hoàng Đức cố kiềm nén lại. Đây là bóng đá và những sự bất công này là một phần của bóng đá. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bất công ấy mà một chốc một nhát không thể nêu ra hết được.
“Lâm nằm ra sân kìa.”
“Lâm bị phạm lỗi rồi.”
“Trọng tài kiểu gì vậy? Sao không phạt thẻ thằng Hàn Quốc kia đi.”
Ở trên khán đài bấy giờ chỉ có một nhóm cổ động viên Việt Nam tới cổ vũ cho đội tuyển U-23 Việt Nam. Nhóm cổ động viên đó cũng không nhiều nhặn gì cho cam, chỉ có khoảng hơn trăm người mà thôi. Nhìn thấy Đỗ Tùng Lâm bị phạm lỗi thì la ó trọng tài.
“Lâm ơi cố lên.” Trong tiếng la ó thì có một thanh niên đeo kính, đứng ở lan can, chụm hai tay vào nhau hô lớn.
“Lâm ơi cố lên.” Người thanh niên đeo kính lại lặp lại lần nữa.
Những cổ động viên khác nghe tiếng hô của người thanh niên đeo kính thì hơi sựng lại một chút, cũng hô theo: “Lâm ơi cố lên.”
Tiếng hô đồng thanh của cổ động viên dần trở đều hơn, to lớn hơn: “Lâm ơi cố lên.”
Và những cổ động viên phất cao lá cờ đỏ sao vàng lên trên bầu trời Côn Sơn, cùng hô vang: “Lâm ơi cố lên.”
Khóe mắt của Đỗ Tùng Lâm giật giật khi nghe tiếng gọi của cổ động viên Việt Nam gọi tên mình. Những cầu thủ Việt Nam đang quỳ gối, ngồi xổm xung quanh Đỗ Tùng Lâm ngẩng đầu nhìn về hướng những đứa con của tổ quốc đang cổ vũ đồng đội của mình cố lên. Những cầu thủ Việt Nam đứng trên sân cỏ ngoái đầu nhìn về nơi có những lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay phất phới.
“Lâm ơi cố lên.”
Một cảnh tượng vô cùng xúc động đang diễn ra trên sân vận động Côn Sơn, khiến cho tất cả cầu thủ đều dâng trào ý chí chiến đấu lên đến tận cùng, khiến cho một số cầu thủ long lanh giọt nước ở trên đôi mắt sáng ngời như ánh sao xa.
“Lâm ơi cố lên.”
Tiếng hô vẫn vang vang không ngừng. Những cầu thủ đi đá bóng, đi chiến đấu ở nơi đất khách quê người vì màu cờ sắc áo. Tưởng chừng như với thời tiết lạnh lẽo 0 độ C này sẽ chẳng có ai đến cổ vũ cho bọn họ. Tưởng chừng với cái bóng ma u ám ở Sea Games năm ấy, sẽ chẳng còn một ai muốn quan tâm đến lứa cầu thủ U-23 bọn họ nữa. Nhưng không, vẫn còn những người cổ động viên chân chính, vẫn còn những người hâm mộ bóng đá thực thụ, vẫn còn những người đồng bào của họ đang ở trên sân bóng, trong cái rét buốt kia, cổ vũ cho họ, hô vang tên của họ, muốn vực họ dậy để cùng nhau chiến đấu vì màu cờ sắc áo nước nhà.
“Mày nghe không Lâm, tiếng gọi của đồng bào. Đồng bào đang gọi mày dậy để cùng chiến đấu với anh em kìa.” Lương Đức Quang ngồi chồm hổm, vỗ vỗ vào mặt Đỗ Tùng Lâm, mỉm cười bảo.
Đỗ Tùng Lâm nằm ngửa, ngước mắt nhìn bầu trời bao la, lên tiếng: “Em nghe rồi, đồng bào đang gọi em, sao em có thể phụ lòng đồng bào được.”
Như có một sức mạnh thần kỳ đến từ chốn hư vô, Đỗ Tùng Lâm lồm cồm bò dậy. Không phải là Đỗ Tùng Lâm hết đau, mà Đỗ Tùng Lâm đang nén đau. Đỗ Tùng Lâm ôm đau đớn mà chiến đấu. Phải, Đỗ Tùng Lâm vì tiếng gọi của đồng bào, hiên ngang, đứng dậy, cùng các anh em chiến đấu, quyết chiến đấu đến giây phút cuối cùng của trận đấu.
Những cổ động viên hô vang không dứt, cổ vũ cho những chiến binh sao vàng đang gánh trên lưng vinh quang của tổ quốc. Đến cầu thủ nào có bóng thì cổ động viên lại hô hoán chính xác tên của cầu thủ đó. Chính điều ấy đã tạo nên một sức mạnh vô hình giúp cho những cầu thủ quên mình chạy hùng hục trên sân cỏ không biết mệt mỏi. Nếu như trận này, Việt Nam có chiến thắng Hàn Quốc, thì công lao của cổ động viên Việt Nam là không hề nhỏ. Những người cổ động viên nhiệt thành ấy thực sự đã trở thành cầu thủ thứ mười hai trên cầu trường rực lửa.
0