Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Đế Châu Á
Unknown
Chương 32 : Xuất phát - thu đại tướng
Công cuộc chuẩn bị nhân lực vật tư tiến quân Nam Bàn đã được thực hiện ngay từ đầu tháng mười, khi có chiếu chỉ của nhà vua. Số lượng dân phu và q·uân đ·ội đi theo ban đầu dự kiến khoảng ba mươi ngàn người. Sau lần thử s·ú·n·g, Ưng Lịch đã xin thêm được hơn bốn ngàn dân phu nữa. Số dân phu này được chiêu tập từ lưu dân và một số nông dân không có ruộng đất tại miền Bắc. Một số dân phu còn đem theo gia đình nên thực tế số người trong đoàn đông đến sáu vạn người. Cũng may Ưng Lịch bây giờ là ông trùm sản xuất xe đạp lớn nhất thế giới hiện tại nên việc vận chuyển vật tư cần thiết cho sáu vạn con người này nhẹ nhàng hơn nhiều. Bốn ngàn năm trăm lính đều được cấp mỗi người một chiếc xe đạp, mỗi chiếc chở một tạ rưỡi hàng hóa. Ba vạn dân phu cùng gia đình họ thì được cấp bốn vạn chiếc xe trượt hai bánh, mỗi xe có thể chở 200 đến 250 kg vật tư lương thực. Nếu như thời xưa chưa có xe đạp thì công việc tiếp tế hậu cần cho cả đoàn người như thế này có thể làm suy sụp một quốc gia cỡ nhỏ. Ngoài xe đạp cùng xe hai bánh, đoàn người còn có thêm sáu ngàn chiếc xe trâu để vận chuyển những vật tư cỡ lớn như máy móc, thiết bị. Những chiếc xe trâu này đều được cải tiến gia cố thêm sắt thép vào khung xe, có thể chất đến sáu bảy tạ hàng. Trong nhiều truyện ba xu của tàu, tác giả thường đề cập đến huy động hàng chục vạn đại quân hành quân cả ngàn dặm đường mà chẳng bao giờ đề cập đến tiếp tế lương thảo vật tư thuốc men, giống như kiểu đi đến đâu cơm mọc ven đường đến đó vậy. Thực tế việc hậu cần tiếp tế cho mười vạn người đi đánh trận với khoảng cách vài trăm cây số thôi đã phức tạp và tốn kém vô cùng. Người xưa khi vận chuyển theo đường bộ chỉ có 2 cách hiệu quả nhất: xe trâu bò và đòn gánh. Trong 2 phương pháp ấy, đòn gánh chỉ gánh được tối đa một trăm kg là cùng, xe thì có tốt hơn, có thể chở ba trăm đến bốn trăm kg nhưng cần s·ú·c· ·v·ậ·t kéo. Ngoài hai loại kia ra còn có thời tam quốc có Gia Cát Lượng chế ra xe cút kít có thể chở hơn một trăm kg bằng sức người đẩy nhưng xe khá thô, tốn kém vật liệu gần bằng một chiếc xe bò. Xe hai bánh cùng xe đạp có hiệu quả gấp đôi ba lần xe cút kít do trọng lực không dồn vào người mà dồn xuống hai bánh xe, người dắt xe chỉ cần giữ thăng bằng và chỉnh hướng lái mà thôi. Nếu sử dụng xe hai bánh và xe đạp thì lượng dân phu vận tải có thể giảm đi hai phần ba và tốc độ vận tải tăng lên gấp đôi ba lần nhờ đó tiêu hao lương thực trên đường chỉ còn bằng một phần năm thời trước.
Theo kế hoạch dự kiến, đoàn người sẽ chia làm hai đạo, 1 đạo đi thuyền một đạo đi đường bộ từ kinh thành vào Quảng Ngãi rồi từ đó đi lên địa điểm đóng quân đầu tiên tại cao nguyên Kon Tum. Nguyên nhân Ưng Lịch chọn cao nguyên Kon Tum vì ba lý do:
- Có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước đủ để làm nông nghiệp nuôi được mười vạn người.
- Tiếp giáp với Quảng Nam và Quảng Ngãi, thuận tiện cho việc tiếp tế và giao thương.