0
U Nu: - Chí phải chí phải... Qua California chỗ ta đi, nơi đó giờ được giới phú hào gọi là thiên đường nhân gian đó...
Hamani Diori: - Còn lâu nhé U Nu, ý kiến du lịch là của ta, để Tiêu Dao dẫn phu nhân qua các ốc đảo Sahara chơi trước, chừng... 5-7 năm sau chơi chán sẽ qua tới California của ông!
Lời qua tiếng lại cãi nhau chí chóe chọc cho Tiêu Dao và Hải Đường cười khúc khích, cả hai biết mấy bằng hữu cố ý chọc cười nhưng ý kiến lại hoàn toàn chính xác.
Hải Đường: - Tiêu Dao, giờ chúng ta không còn là bệ hạ và hoàng hậu nữa, chúng ta đi du lịch đi!
Tiêu Dao: - Đúng, giờ một thân nhẹ nhàng, không bị giam cầm, không ngai vàng không con dân phải gìn giữ lo lắng... Ta cưới nàng lại chưa được hưởng tuần trăng mật. Nay chúng ta trước qua Sahara, sau qua California, lại vòng về Đại Việt của chủ tịch Hà, ta có nghe thấy ngay tại thủ đô có một thánh địa rất tuyệt vời. Đi xong chuyến này biết đâu chúng ta sẽ có được đứa con thứ hai...
Hải Đường e thẹn đỏ mặt, mọi người còn lại cười ha hả chúc Tiêu Dao tâm tưởng sự thành. Ai có ngờ đâu câu vui đùa của Tiêu Dao lại thành sự thật, chỉ một vòng du lịch ngắn ngủi 2-3 tháng mà Hải Đường đã có tin vui, sau đó lấy tốc độ 2 năm sanh một đứa, liên tục 10 năm Tiêu Dao đã có được 3 trai và hai gái, tạo thành một gia đình đầy ắp tiếng cười...
...
Chuyện của Tiêu Dao (Phổ Nghi) tạm lắng, ba người chủ tịch Hà lại tất bật lo toan suốt cả năm 1963.
Giang Bình An chi viện tới 20.000 người máy quản lý hành chính. 5 ngàn cho châu Phi, năm ngàn cho châu Mỹ, còn lại 10 ngàn cho chủ tịch Hà. Thế nhưng vấn đề nối tiếp vấn đề liên tục xảy ra, đặc biệt là các nền văn hóa khác nhau, các sắc tộc khác nhau, các tôn giáo khác nhau va chạm khúc mắc.
Khó khăn chồng chất, nhưng cũng may vấn đề chính trị đấu tranh không còn, lãnh thổ tranh chấp không còn, tội phạm và phản động cũng tuyệt tích... Lương thực và các vật dụng sinh hoạt dư thừa đủ để cung cấp cho tất cả... Nên mọi việc chỉ cần có thời gian chải vuốt là sẽ từ từ thông thuận.
Riêng những khu vực quá căng thẳng như vùng Trung Đông, Giang Bình An phải ra mặt thuyết phục, đổi luôn cả lãnh thổ của các vùng mâu thuẫn cho cách xa nhau ra, ví dụ như Israel, được đổi vị trí khác ở vùng Hoa Bắc của Trung Hoa cũ, diện tích từ trên 20.000 km² thành 40.000 km², như vậy là vui vẻ cả đôi đàng.
Việc tích cực điều hòa các tranh chấp toàn cầu này được thế giới rất hoan nghênh và tin tưởng vào chính quyền của Đại Việt. Ngoài ra, Đại Việt còn phát động một phong trào gây được sự khen ngợi của cả thế giới: xây dựng rất nhiều viện dưỡng lão và viện trẻ mồ côi từ thiện.
Đúng như Giang Bình An đã nói, chỉ cần tốn tiền xây dựng và mua trang thiết bị lúc ban đầu, về sau lương thực, thuốc men, quần áo, vật dụng... đều được Đại Việt cung cấp thoải mái, không một chút gánh nặng do năng xuất sản xuất quá cao.
Cuối năm 1963, toàn thế giới người dân đã bước đầu cảm nhận được hạnh phúc: không ai thất nghiệp, không tội phạm, không tranh chấp xung đột, không còn nghe tiếng súng, không có người già, trẻ mồ côi lang thang cơ nhỡ ...
...
Trong lúc vợ chồng Tiêu Dao đi du lịch; chủ tịch Hà, Hamani Diori, U Nu lo toan bộn bề chải vuốt cả thế giới... thì Giang Bình An lại quan tâm về Dù Bạch Kim.
Đầu năm 1963, theo kế hoạch trồng mới 2 triệu km² và trồng lại 1,6 triệu km² ở Đại Thịnh cũ và Sahara.
Tổng cộng 3,6 triệu km² này chiếm tiền vốn mua hạt giống Dù Bạch Kim là 1.800 tỷ HP (đã mua và trả tiền rồi)
Vốn dĩ Giang Bình An định trồng liên tục hai vụ trong 4 năm, đến năm 1967 sẽ đủ tiền mua một phi thuyền có chức năng "Bước nhảy không gian" giá từ 100 aHP.
(1 aHP = 1000 tỷ HP)
Nhưng sự cố của Phổ Nghi làm hắn nhập ma, thay đổi tâm tính, hắn nghĩ mình không cần thiết phải lãng phí thời gian, tài nguyên và quyền năng của mình nữa, vì vậy ngoài 3,6 triệu km² trồng theo kế hoạch, hắn còn trồng mới 20 triệu km² khác.
Trong đó 2 triệu km² là rải rác ở các khu quốc gia nghèo khó để người dân có việc làm tại chỗ không phải đi xa. 18 triệu km² khác thì gom góp ở các hoang mạc dư thừa ánh nắng và vắng bóng người.
2 triệu km² có thể giải quyết được 200-400 triệu việc làm cho người nghèo, vậy còn 18 triệu km² cần ít nhất 1,8 - 3,6 tỷ lao động thì tìm ở đâu ra?
Bài toán này thoạt nhìn là nan giải vì dân số thế giới cuối năm 1963 còn chưa đến 4 tỷ người. Đây đã là một tỷ lệ tăng trưởng dân số ghê gớm của thế giới nhờ: không có chiến tranh giết chóc, không có dịch bệnh, y tế được phát triển mạnh mẽ từ sự tài trợ của Đại Việt và Liên Minh Thịnh Vượng lúc trước.
(PS: Hiện tại Liên Hiệp Quốc và Liên Minh Thịnh Vượng đã không còn)
Thai phụ sinh sản an toàn, trẻ em không bị chết non, người trưởng thành và người già không còn bị bệnh nan y lấy mạng... Tất cả đã làm dân số thế giới bùng nổ từ hơn 3 tỷ năm 1960 đến giờ đã gần 4 tỷ năm 1963.
Trong sự tăng trưởng 30% dân số này, tỷ lệ trẻ sơ sinh tăng lên rất nhanh. Người dân lúc nghèo đã đẻ nhiều, đến lúc có việc làm, có thu nhập ổn định, họ lại càng muốn đẻ. Gánh nặng chăm sóc trẻ nhỏ giảm đi rất nhiều, chỉ còn lại có 6 năm vì Đại Việt chính thức áp dụng hình thức dạy học rập khuôn theo Đại Thịnh đế quốc lúc trước:
Trẻ 6 tuổi bắt buộc đi học cấp 1 trong 5 năm. Khi đi học được miễn phí toàn bộ học phí, sách vở, dụng cụ, đồng phục... Học từ sáng đến chiều, cơm nước có trường lo ngày 2 bữa sáng và trưa. Nếu không phải Giang Bình An muốn các em về nhà, ăn cùng gia đình bữa tối để tăng tình cảm, thì nhà trường vẫn sẵn sàng cho ăn chiều vì không thiếu lương thực.
Điều đặc biệt trong hai bữa ăn của các trường học là không thiếu sữa bò và thịt tươi ngon. Đây hoàn toàn là công lao của những cánh đồng bát ngát trồng Dù Bạch Kim xen lẫn trồng cỏ đậu đuôi chồn để chăn nuôi gia súc gia cầm.
Chăn nuôi phát triển quá tốt nhờ kỹ thuật và thuốc men từ liên vũ trụ nên đàn gia súc gia cầm càng lúc càng lớn, trực tiếp đánh sâu vào thị trường thịt sữa trứng toàn thế giới. Nếu lúc trước 1 kg thịt đắt gấp 3-5 lần 1 kg gạo thì giờ đây chỉ đắt hơn 1,5-2 lần. Sữa bò và trứng còn rẻ kinh khủng nữa, thế là các chế phẩm đa dạng của thịt sữa trứng ra đời giúp toàn cầu được gia tăng lượng protein trong khẩu phần rất nhiều.
(PS: Dĩ nhiên đây chỉ nói về người nghèo, còn người giàu chỉ có thèm rau, không thiếu thịt)
Trường học chăm sóc quá tốt, gia đình hầu như không phải lo gì cả, làm các bà mẹ trẻ càng muốn sinh con, bởi vì khi chúng tốt nghiệp cấp 1, chỉ cần 11 tuổi thì các con đã có thể đi làm việc nông nhàn hoặc các dịch vụ dành cho trẻ em, thu được tiền lương 1/2 người lớn để phụ giúp cha mẹ...
...
Quay trở lại bài toán 18 triệu km² cần ít nhất 1,8 - 3,6 tỷ lao động, đây là mức tính toán không có kết hợp chăn nuôi, nếu kết hợp chăn nuôi phải nhân lên 10 lần, hoàn toàn là vô giải chứ không phải là nan giải nữa.
Không đủ lao động, lại không thể sử dụng người máy vì người máy có các linh kiện điện tử. Thế nhưng Giang Bình An vẫn trồng 18 triệu km² mà không dựa vào nhân công hoặc người máy... Hắn dựa vào chính hắn.
Giang Bình An quyết tâm tự mình thao tác trồng cây trên 18 triệu km² ở các hoang mạc không có người sinh sống. Quy trình thì thật ra cũng không có gì phức tạp:
Đầu tiên là giống cây dù Bạch Kim và giống cỏ đậu đuôi chồn hoàn toàn đặt hàng cho bên Niger ươm giống bán cho Giang Bình An.
(PS: phải có cỏ đậu đuôi chồn che phủ mặt đất cát nếu không sẽ bị gió thổi tạo thành bão cát che lấp hết Dù Bạch Kim)
Công đoạn chuẩn bị mặt bằng thì trực tiếp thả xuống các loại máy cày, máy xới được trí tuệ nhân tạo điều khiển tự động, chỉ cần xới đất, loại bỏ bớt đá, gốc cây... không cần hệ thống nước tưới, không cần khoan giếng, tạo hồ phức tạp như bên Niger.
Khi mặt bằng và giống cỏ đậu đuôi chồn đã có, Giang Bình An trực tiếp thu lấy giống cỏ từ Niger đi trồng: hắn thao tác hút đất cát tạo lỗ, bỏ cây giống cỏ vào, lại thả đất cát ra che lỗ lại.
Ưu điểm là nhanh gọn lẹ không tốn nhân công. Khuyết điểm là kỹ thuật kém, trồng không đẹp và không chặt chẽ, tốn hao tinh thần lực.
Sau khi trồng được khu vực nào thì tưới nước ướt đẫm ngay khu vực đó. Cách thức tưới cũng rất đơn giản: Giang Bình An tìm kiếm khắp các đại dương, nơi nào đang mưa lớn thì thu lấy và tưới ngay bên chỗ trồng cây. Việc thu các cơn mưa trên các đại dương hoàn toàn không ảnh hưởng nhiều đến thời tiết tự nhiên của các khu vực, dù sao chỉ nước biển bốc hơi lên rồi lại mưa trở xuống. Giang Bình An suy nghĩ một cách rất đơn giản, nhưng nếu có chuyên gia nào muốn chỉ trích về mặt khoa học thì cũng đâu ai phát hiện việc các cơn mưa bị thu mất.
Và quá trình trồng cây đơn giản ấy cứ lặp đi lặp lại che phủ hết 18 triệu km² hoang mạc. Các khu vực trồng cây này đã được chính quyền Đại Việt ở các địa phương thông báo rõ ràng với người dân bản địa, do đó sẽ không có người vào xâm chiếm hoặc thả nuôi súc vật lung tung, nếu có người làm liều sẽ phải tự gánh lấy hậu quả vì súc vật sẽ biến mất cả đàn...
Khi cỏ đậu đuôi chồn vừa che phủ mặt đất cát, Giang Bình An lại tiếp tục móc hố, trồng Dù Bạch Kim giống như khi trồng cỏ đậu đuôi chồn.
Toàn bộ quá trình không hề có nhân công tham dự, và cũng không nhổ cỏ dại như bên Sahara. Như vậy cỏ dại sẽ nhờ có nước tưới mà phát triển rực rỡ, càng mau chóng phủ xanh hoang mạc.
Xung quanh gốc cây Dù Bạch Kim được Giang Bình An lấy phân hữu cơ sản xuất từ Niger, bón phủ xung quanh gốc 1 lần/tháng, vì vậy Dù Bạch Kim đủ phân bón để phát triển mà lượng phân đủ nhiều sẽ che kín cỏ không mọc được, khỏi tốn công nhổ cỏ.
Toàn bộ quá trình có vẻ suôn sẻ và đơn giản, nhưng thực tế khó khăn nhất của nó nằm ở một mặt khác...