Trong thời gian, Sơn tham gia lễ hội thì tại 3 làng của nước Việt công việc cũng rất bộn bề, trong mấy ngày sau khi gieo trồng các loại cây thì lại bị rất nhiều động vật ăn cỏ p·há h·oại nào là Lợn rừng, gà rừng, chim chóc, dê rừng, chuột lang, hươu, gà rừng .... đám này p·há h·oại rất nhiều ruộng rau của 3 làng vậy nên Alank đã họp cùng các vị lãnh đạo khác quyết định tăng thêm dân cho nông nghiệp.
Loài lợn sống ở vùng làng Việt cũng như xung quanh là loài lợn rừng có mặt ngắn, lông dài để giữ ấm trong khi loài lợn ở khu vực xung quanh bộ lạc Sói cũ thì lại có lông ngắn hơn và mặt dài hơn tuy nhiên cả 2 loài đều có lông và da màu đen để giữ ấm. Con lợn rừng lớn nhất thường là con đực sống 1 mình nặng có thể tới 400-500kg với da dày, thịt béo kết hợp với răng nanh dài nhọn khiến cho không hung thú nào dám động vào chúng. Lợn là loài ăn
tạp thường ăn cỏ đôi khi còn ăn cả xác c·hết nữa.
Với những con lợn to như thế thì thợ săn các bộ lạc cũng không dám động vào còn nước Việt với chủ trương bảo tồn các nguồn giống tốt nên hoàn toàn không săn những con này, Sơn chỉ cho thợ săn bắt những con lợn nhỏ cũng như lợn cái để nuôi bởi vì lợn cái có thể sinh sản còn lợn con có thể nuôi lớn sau đó có nguồn giống trẻ khoẻ hơn. Vì thế nên các thợ săn cũng thường dùng các bẫy hố hoặc bẫy lồng lớn để bắt được chúng, mồi nhử thường là lá khoai lang thứ mà chúng cực kì thích. Kết quả của tháng mùa xuân đầu tiên đã là gần 500 lợn rừng lớn nhỏ được bắt sống về.
Ngoài lợn rừng thì dê rừng cũng là loại dễ b·ị b·ắt bởi dê thường không có tốc độ quá nhanh cũng như ít có tính t·ấn c·ông hơn loài lợn rừng thế nên cả tháng thì nước Việt cũng bắt được tới 500 con dê vậy. Ngoài dê thì các thợ săn cũng bắt được đàn cừu lên tới 200 con.
Loài chuột lang ở đây là loài chuột lang cỡ lớn nặng nhất khoảng 50kg, chúng thường sống ở vùng ngập nước ở phía nam. Thế nên đám thợ săn cũng phải rình rập mất 5 ngày mới có thể bắt được nửa đàn chuột lang khoảng 300 con trở về.
Riêng loài hươu cũng được nuôi ở bãi chăn nuôi giống như loài nai vậy, cơ bản chúng giống nhau.
Ở làng Âu Việt và Lạc Việt được tăng lên mỗi làng 1000 người để đảm bảo canh chừng không cho đám động vật kia p·há h·oại những mầm cây mới lên.
Đám người mới chuyển tới các làng đó đa phần là gia đình của các chiến binh đã có mặt tại đây nên có thể ổn định tâm lý cho họ ngoài ra, hằng ngày đám phụ nữ và người già ngoài canh chừng động vật phá còn có thể bắt sâu,
tưới nước cho cây, giai đoạn cây con cần rất nhiều nước để phát triển.
Ngoài ra, Riz cũng yêu cầu bộ xây dựng chia người ra xây dựng các chuồng trại ở các làng. Bộ quốc phòng sử dụng mũi tên gây tê có thể bắt những con động vật kia để về nuôi giống như đám nai đã bắt được ở làng.
Trươc khi đi, Sơn cũng đã chỉ cho bộ xây dựng và bộ nông nghiệp đặc điểm chuồng và thức ăn của các loại động vật.
Chuồng lợn thì phải xây lên cao khoảng 1m bằng gạch dày có mái che và phải được láng xi măng, chuồng nuôi rộng và có các chuồng để tách đàn. Bởi vì loài lợn thường ít khi nhảy cao quá 70cm và đồng thời con đực thường có
thói quen g·iết và ăn thịt con non để ép cho con cái động dục sớm. Lợn rừng cũng là loài có thói quen cày đất nên nếu không láng nền bằng xi măng thì chúng sẽ đục lỗ dưới đất mà chạy thoát ra ngoài. Lợn là loài ăn tạp có thể ăn
rau hoặc thịt đều được nên có thể dùng rau dại hoặc thịt thừa, thức ăn thừa cho chúng ăn tuy nhiên nên ưu tiên cho chúng ăn đồ khô rồi sau đó cho muối vào trong nước để chúng uống như vậy lúc ăn đồ khô chúng tiết nhiều
bọt và dịch vị hơn sẽ thúc đẩy khả năng hấp thu và tiêu hoá tốt hơn cho chúng nhanh phát triển, ngoài ra những khúc xương thừa sau khi ăn uống có thể sử dụng để đun thật mềm cho đám lợn này ăn có thể bổ sung nhiều chất
khoáng cho chúng tốt hơn, 2 ngày 1 lần phải cho chúng ăn cháo thập cẩm có gừng trong đó để tránh việc chúng đau bụng đồng thời luôn nhắc nhở mọi người phải cho đám lợn này ăn sạch, không ăn đồ bẩn thỉu nếu đám lợn
này mà đau thì rất khó chữa
Chuột lang là loại chuột có trọng lượng con trưởng thành khoảng 20-50kg tuỳ từng cá thể, thời gian từ lúc mang thai tới lúc đẻ của chúng là khoảng 3 tháng nên tốc độ phát triển đàn cũng rất nhanh ngoài ra thịt của chúng rất ngon đồng thời lớp da cũng lớn và ấm nên rất được ưa chuộng. Chuồng chuột lang cũng giống hệt với chuồng lợn đồng thời thức ăn của chúng cũng giống hệt mà mỗi ngày chúng còn được bổ sung thêm các khúc xương cứng để mài răng cửa. Loài chuột có 1 đặc điểm chính là răng cửa chúng luôn mọc dài ra nếu không được mài thì sẽ có ngày khiến chúng không nhai được mà khi đó không phải c·hết do c·hấn t·hương mà c·hết do đói vì không ăn được thức ăn. Bởi vì loài chuột này là loài ưa nước vậy nên chường nuôi cũng được thiết kế gần với 1 cái hồ nhỏ rộng khoảng 1000m2, đợi sau khi chúng dạn với người rồi thì chúng sẽ được thả ra bơi lội ở khu vực này.
Chuồng thỏ cũng được xây dựng y hệt chuồng của chuột và lợn nhưng thức ăn của chúng hoàn toàn là lá cây đặc biệt là rau khoai lang chúng rất thích. Nhưng bởi vì bắt được đám thỏ lại khó hơn nên tạm thời cả nước chỉ bắt được đàn thỏ 50 con.
Chuồng dê thì lại khác, loài này không có khả năng đào đất và bò như loài lợn nhưng có khả năng nhảy cao, luồn lách và dựa theo bậc leo lên rất tốt nên cần phải làm chuồng giống như chuồng nai nhưng phải kín lỗ hơn và cao
hơn nhiều so với chuồng nai. Dê lại là loài động vật ăn cỏ, lá cây nên ưu tiên dọn cỏ, lấy lá cây cho chúng ăn, chuồng trại có thể quây lại to nhỏ nhưng lại có mái và có bậc đất hoặc tảng đá để chúng trú mưa và không bị lạnh
bụng, đám dê này rất dễ c·hết nếu như nằm trên đất ướt. Ngoài ra nếu bắt được đàn dê lớn cũng có thể quây lại nguyên cả quả núi để nuôi chúng ở trên đó nhưng phải đảm bảo rằng sẽ không có động vật ăn thịt nào ở đây.
Về chuồng hươu thì đã có mẫu chuồng nai đó nhưng phải làm cao hơn vì hươu nhỏ hơn nai và có khả năng nhảy rất cao. Thức ăn của đám hươu cũng không khác gì với đám dê hết.
Về chuồng gà thì lại dễ hơn nhiều, chỉ cần xây 1 ngôi nhà 4 bức tường và có để cửa ra vào sau đó hở 1 ít ở mái và tường để lấy ánh sáng sau đó lại dùng dao đồng khoét thành các rãnh hở ở bên tường theo đường gạch để tạo
nơi thoáng khí cho đàn sau đó cứ thả đàn gà vào trong đó là được. Thức ăn của đàn gà thì chính là những con sâu béo ngậy do đám người chăm sóc cây ngoài ruộng bắt được cùng với mấy quả dại của lũ nhóc hái về.
Tuy nhiên để thuần dưỡng đám động vật này, Sơn cũng luôn nhắc khi bắt về việc đầu tiên là phải bỏ đói chúng cùng với việc tách riêng, không để chúng ở tập trung quá nhiều cũng như không được để con đầu đàn ở cùng.
Chúng bị bỏ đói khoảng 2- 5 ngày tuỳ vào thể trạng khi nào yếu mới bắt đầu cho ăn nhưng không cho nhiều, chỉ cho 1 ít để sống thôi, sau này khi nó đã dạn hơn với con người thì mới bắt đầu cho ăn thêm nhiều hơn, quá trình
này cần vấn đề thời gian, hãy nhìn thấy thời gian thuần hoá đàn nai đó để học tập, không thể 1 sớm chiều được.
Do lượng vật nuôi nhiều chủng loại và số lượng cũng khá lớn nên bộ nông nghiệp đã yêu cầu có các thành viên luôn túc trực chuẩn bị thức ăn, chăm sóc, dọn dẹp vệ sinh cho những loại vật nuôi được mà nhóm người đó chịu
trách nhiệm, đặc biệt là nhóm người nuôi lợn rừng, chuột lang và thỏ bởi vì 1 khi phát hiện con cái có dấu hiệu sắp đẻ là ngay lập tức phải tách con cái đó ra riêng 1 phòng riêng để tránh trường hợp bị con đực g·iết mất con. Mà
việc phát hiện con cái sắp đẻ thường rất dễ đối với đám thỏ và chuột lang khi mà chúng thích đi về những góc tối, kín, nhiều lông sau đó tự gắn lông của mình làm tổ thì đó là dấu hiệu gần đẻ. Còn lợn rừng thì dễ thấy hơn bởi vì
khi gần đẻ thì bầu sữa của chúng sẽ căng hơn đồng thời bụng chúng sẽ bị lệch vì mang bầu nên việc phân biệt rất dễ dàng chỉ có điều lợn rừng lại khá hung dữ nên bộ kĩ thuật đã chế tạo ra cái thòng lọng bằng dây thừng chuyên
để bắt vật nuôi trong chuồng 1 cách dễ dàng hơn nó cũng tương tự như cái thòng lọng bắt chó ở hiện đại vậy.
Do thời gian này nước Việt có quá nhiều việc của trồng trọt sản xuất nên đa phần các công việc khác phải tạm đình chỉ để ổn định nông nghiệp trước đã. Chỉ có các công việc phụ trợ vẫn diễn ra như chế tạo dụng cụ, săn bắt
thực phẩm, xây chuồng trại được diễn ra mà thôi.
Thời gian này, bộ nông nghiệp cũng đã triển khai trồng hết tất cả số giống đã có kể cả đám giống gia vị cũng đã được trồng hết tuy nhiên lượng giống còn ít nên chỉ được 1 ha trồng gia vị bao gồm hành, tỏi, ớt. Còn những cây
gừng, sả được trồng rất nhiều nơi không hạn chế bởi vì Sơn đã nói co họ biết tầm quan trọng 2 thứ này ngoài làm gia vị đây còn là 2 vị thuốc tốt để chữa bệnh cũng như tăng cường sức đề kháng cho mọi người.
Tuy nhiên có quá nhiều việc cần làm nhưng nhân lực không đủ vấn đề này là do Sơn quá tham lam phát triển dẫn tới.
Cả nước đang căng mình lên để cố gắng hoàn thành công việc thì may thay đoàn người đi lễ hội trở về, tổng cả thời gian đi về, tham gia lễ hội chỉ mất có 22 ngày đã là giảm đi 5 ngày so với dự kiến rồi.
Đoàn người trở về mang theo rất nhiều nhân khẩu khoẻ mạnh. Ngay lập tức bộ nội vụ nhận bàn giao nhân lực bố trí cho các công việc diễn ra.
Có tới 2500 nhân lực là con số khổng lồ tương đương với lượng dân số đang có sẵn 2500 người .
Với lượng nhân lực được bổ sung này thì ngay lập tức vấn đề của nước Việt được giải quyết.
Gần như khắp nơi ở các làng nước Việt đều là tiếng Í ới gọi nhau làm việc.
Những người phụ nữ cùng trẻ em cũng nhau đi nhổ cỏ, hái rau cho đám vật nuôi ăn. Đám nam nhân thì được chia nhiều tổ 10 người, cứ mỗi tổ đó lại xây dựng 1 công trình khác nhau, đội làm chuồng dê, đội làm chuồng lợn, đội
làm chuồng nai, xây nhà ở, xây nhà vệ sinh, nhà bếp đều có đầy đủ.
Quy mô bộ lạc đã lên tới 5000 người chia làm 4 làng theo đó tại 3 làng sản xuất đã có tới 3500 người, tập trung nhiều nhất là ở làng Âu Việt chuyên trồng trọt và 2/3 lượng vật nuôi nên có tới 2000 người tại đây bởi vì đây
trồng cây nhiều nên cũng kèm theo đó có nhiều lá và cỏ được dọn hàng ngày khi đó phân bón lại quay ngược bón cho cây.
1000 người tại làng Lạc Việt ở đây vẫn là trồng trọt và khai thác muối là 2 công việc chính của làng.
500 người còn lại sống ở làng nghề thủ công chuyên chế tác đồ gốm, và trồng khoai . Thế nhưng chủ lực vẫn là sản xuất đồ gốm, phải biết rằng hiện tại đồ gốm của nước Việt cực kì có tiếng đã là thị trường cực kì hấp dẫn do đó
đợt trao đổi mùa hè tới đây sẽ có rất nhiều khách hàng là bộ lạc khác tới, bọn họ sẽ cần rất nhiều nồi, chum lớn để đựng nước mùa này sẽ là nguồn thu lớn của cả nước. Với 500 người sản xuất gốm cũng dư sức nuôi ăn cả nước
Việt 5000 người rồi.
Làng trung tâm của nước Việt còn lại khoảng 1500 người đa số là huấn luyện tân binh cũng như là trung tâm hoạt động của cả nước. Ngoài ra luôn có khoảng 10 đội chiến binh luôn thăm dò khắp lãnh thổ rộng lớn vừa để săn
bắt thú về nuôi vừa là tuần tra lãnh thổ của cả nước.
Vấn đề thực phẩm không đáng ngại lắm vì mùa xuân có rất nhiều động vật ăn cỏ đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều động vật ăn thịt đi theo trở về.
Trong 3 tháng này, đám người mới sẽ được học chữ, tuyên truyền lòng yêu nước, yêu đồng bào, tuân thủ sự lãnh đạo của đức vua và các vị lãnh đạo đồng thời họ cũng được học các luật lệ trong nước.
Đối với Sơn luôn tư tưởng mọi người sẽ luôn phải làm việc chứ không thể mỗi việc ăn rồi ngồi học, đám người được chia thành 3 nhóm luân phiên học, đi làm những công việc bình thường còn các công việc liên quan đến cơ
mật của đất nước thì họ sẽ không được tham gia như thuần hoá động vật, chăn nuôi, chăm sóc động vật, chế tạo đồ gốm, đồ sành, luyện kim, chế tạo v·ũ k·hí.
Những công việc quan trọng đã được đưa về làng nghề Sơn Việt để triển khai chứ không đặt tại đây nữa.
Ngoài ra 1 số người có tố chất cũng được tiếp cận v·ũ k·hí và được học tập bài bản từ thể lực sau đó mới tập sử dụng v·ũ k·hí chiến đấu. Tuy vậy để được tham gia vào q·uân đ·ội thì họ phải chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt của bộ quốc
phòng về lí lịch cũng mục đích tham gia.
Những người mới gia nhập ngoài việc b·ị b·ắt buộc học tập và lao động họ còn bị yêu câu phải ăn ở sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.
Quần áo, xà phòng được phát riêng theo từng nhóm người vừa đủ dùng đồng thời kẻ nào không tuân thủ việc sạch sẽ gọn gàng thì sẽ bị nhịn đói cả nhóm đó trong 2 ngày.
0