Sau khi trở về, việc đầu tiên Sơn quan tâm tới đó chính là số mạ đã gieo từ trước khi đi. Lúc này, đám mạ đã cao lên khoảng 15cm cũng rất vừa để đem cấy rồi.
Các ruộng đã được khử vôi từ trước sau đó được bổ sung bằng phân xanh và phân ủ hoai sẵn, ruộng để trồng lúa nước nên rất nhão và mực nước cũng lấp xấp bùn mà thôi.
Sơn đã yêu cầu thợ rèn chế cho hắn 1 chếc xẻng, thứ này dùng để xúc chân mạ thành từng mảng cho thật đẹp chứ không phải nhổ từng cây bởi làm thế sẽ dẫn tới nhiều cây mạ non bị đứt gốc và rễ.
Số mạ được xúc lên sau đó dùng liềm để cắt đi 1 phần lá bởi những lá này sẽ được thay thế sớm bởi những lá non khác đồng thời lúc đánh cây ra cắt lá nhằm giảm lượng nước trong cây mất đi.
Cả 1ha ruộng lúa được chuẩn bị kĩ càng, được căng dây thành các hàng ngang và dọc ngoài ra cứ 2m ngang thì sẽ tạo thành 1 luống nhỏ, giữa luống có đường trống khoảng 30cm để con người di chuyển chăm sóc.
Sơn cũng đã tận tay làm và hướng dẫn đám người của bộ nông nghiệp và các tộc nhân khác, mỗi 1 lần lấy là khoảng 3 cây con sau đó dùng 3 ngón tay chụm lại giữ ở gốc rồi cắm thẳng xuống bùn sao cho gốc mạ được cắm ngâp
trong bùn khoảng 3-5cm tuỳ vào cây cao thấp và lượng nước.
Thời kì này chim chóc còn khá nhiều đồng thời diện tích quá bé sẽ dẫn tới tỉ lệ p·há h·oại tăng cao cho nên không thể gieo xạ được.
Thời gian đầu lượng nước rất quan trọng, nước trong ruộng sau khi cấy không cấp thêm mà sẽ để cho bốc hơi dần đi tới khi cây lúa tạo thêm thân mới cũng chính là cây tập trung phát triển thân và cây mới thì khi đó lại tháo
nước vào, việc này giúp cho đất và bùn trong ruộng có thời gian nhả hơi giúp cho bộ rễ dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn nữa.
Ruộng lúa 1ha ở đây nhưng đã được bổ sung khoảng 20 tấn phân hữu cơ hoai mục nên toàn bộ quá trình sẽ không cần phải bổ sung thêm bất kì loại phân gì nữa.
Ruộng lúa là phần quan trọng nhất trong phát triển đất nước nên mỗi ngày phải có tối thiểu 5 người túc trực xung quanh ruộng đồng thời đám người cũng có nhiệm vụ tiêu diệt toàn bộ đám chuột ở xung quanh, không được để
có con chuột nào tại khu vực cũng như ở gần bởi vì khi cây lúa đạt từ 35 ngày trở lên thì thân của nó rất ngọt khiến cho lũ chuột cũng hung hăng cắn phá hơn, mỗi 1 con 1 đêm có thể phá tới 4m2 lúa nên lúc này đang rảnh rỗi
Sơn cũng phải chuẩn bị thật kĩ để phòng trừ đám này.
Ruộng lúa 1ha này có hệ thống guồng quay nước cấp liên tục bên cạnh, khi nào có nhu cầu lấy nước thì máng nước sẽ được gắn vào còn không thì thôi.
Mỗi ngày, đám người bộ lạc có nhiệm vụ đi xung quanh dọn cỏ, đặt bẫy chuột, ở đây do nhiều cây cối nên Sơn hướng dẫn người dân làm rất nhiều bẫy dập số 4 được thiết kế rất dễ bao gồm 1 thanh kê, 1 thanh cần được cố định
chắc chắn, lẫy được làm bằng 2 que củi nhỏ, chỉ cần con chuột dẫm nhẹ lên thanh lẫy thì thanh cần sẽ đập con chuột xuống thanh kê, với sức nặng cũng như lực đập đó thì con chuột bị kẹp chắc chắn không có cửa chạy.
Việc bẫy chuột này ban đầu do người lớn làm nhưng Sơn thấy việc này khá dễ dàng lại không tốn sức nên Sơn đã giao công việc này cho đám nhóc.
Bởi vì xung quanh các làng sản xuất nông nghiệp đa phần là bãi cỏ nên số chuột cũng rất nhiều và cũng do nhiều năm chưa bị ai bắt nên chúng rất lớn.
Đám trẻ con ở các làng cũng ra sức mà bẫy, tuần đầu mỗi ngày đám nhóc này bẫy được tận 200 con chuột to nhỏ. Mà thịt chuột ở đây cũng được ướp với quế rồi sau đó nướng thành món thịt chuột thơm lừng, kể từ đó thịt
chuột cũng thành món đặc sản của nước Việt, thịt chuột cũng được làm thành các món như thịt chuột nướng cỏ, chuột nướng quế, cháo thịt chuột.
Lượng thực phẩm ít ỏi này Sơn cũng không hề để ý mà ra 1 thông báo tới tất cả thành viên : chuột là động vật gây hại cho cây trồng của đất nước nên ai bắt được chuột thì có thể tự hưởng luôn mà không cần phải báo lên bộ
nội vụ, ngoài ra những thành viên nào có chiến tích bắt chuột cao cũng được trọng thưởng, ngoài chuột thì loài châu chấu, bươm bướm xám cũng là các loài p·há h·oại cái ăn của nước Việt.
Chính thông báo này đưa ra đã tạo nên phong trào nhà nhà diệt chuột, người người bắt chuột.
Trong tuần đầu số chuột còn nhiều nhưng sang tuần sau thì số chuột giảm hẳn còn 1 nửa và đám chuột cũng khôn hơn, tránh xa khu vực sinh sống cũng như khu vực trồng trọt của người nước Việt. Đến đây Sơn cũng đã thành
công xử lí 1 loại giặc lớn trong nông nghiệp rồi tuy nhiên để duy trì tinh thần tiêu diệt chuột thì Sơn vẫn có lệnh yêu cầu 4 làng, mỗi làng môi tuần/mỗi người phải kiếm được 10 cái đuôi chuột, 7 ngày kiểm kê 1 lần, làng nào
không đạt chỉ tiêu thì làng đó sẽ bị phạt còn làng nạp được nhiều đuôi chuột nhất thì sẽ được trọng thưởng.
Sơn rất chú ý tới ruộng lúa nước này, mỗi ngày đều ra thăm ruộng ít nhất 1 lần, bởi dù sao hắn là người Việt mà đối với người Việt thứ quan trọng nhất đối với tồn vong của nước Việt muôn đời nay chính là việc sản xuất lúa nước.
Nhớ n·ạn đ·ói năm 1945 diễn ra cũng vì việc quân Nhật xâm chiếm nước sau đó ra sắc lệnh không trồng lúa mà tập trung trồng đay cho sản xuất công nghiệp mới diễn ra tình trạng n·gười c·hết đói đầy đường trên khắp cõi Bắc Kì
từ đó mới có những câu nói : đói tới mức vỏ cây không có mà ăn, cha mẹ phải g·iết thịt con ăn để sống qua n·ạn đ·ói cũng từ đây mà nhà văn hiện thực Nam Cao viết nên chuyện đổi bánh đúc có được vợ.
Những kiến thức lịch sử của kiếp trước, Sơn còn nhớ rất kĩ, vậy nên Sơn luôn đặt vị trí quan trọng nhất trong kế hoạch của hắn đó là vấn đề an ninh gồm có an ninh cuộc sống và an ninh lương thực.
Nền văn minh lúa nước tạo nên những đế chế huy hoàng ở các khu vực châu Á mà kể tới lớn nhất chính là Trung Quốc.
Còn khoai tây chính là gốc rễ xây dựng nên đế chế Inca ở Nam Mỹ nổi tiếng đến hiện tại.
Có 2 thứ này trong tay chính là thứ bảo đảm cho người Việt ở thế giới này chắc chắn sẽ không phải chịu cảnh đói ngèo nữa rồi.
0