Ven bờ sông Hồng, Lý Hằng cùng Thoát Hoan, A Lý Hải Nha hài lòng nhìn 3 cây cầu phao đã hoàn thành. Quân Nguyên bắt đầu rục rịch qua sông. Lý Hằng bố trí cho một số lượng lớn kỵ binh sang sông trước, quân Nguyên cần kỵ binh tỏa ra xung quanh để cảnh giới và bảo vệ đầu cầu phía Nam sông Hồng.
Lý Hằng quay về phía Thoát Hoan chắp tay nói:
- Bẩm Trấn Nam Vương, quân ta có thể bắt đầu vượt sông. Bước cuối của kế hoạch tới rồi. Tin báo từ hôm qua gửi về, ngoài cánh quân của Trần Quốc Toản, không phát hiện thêm cánh quân nào đang tiếp cận chúng ta. Đến thời điểm hiện tại có thể nói kế hoạch vẫn đang diễn ra rất thuận lợi.
Thoát Hoan thân hình mập mạp ngồi trên lưng một con hãn huyết bảo mã, mắt nhìn về hướng cầu phao, nghe Lý Hằng báo cáo thì hài lòng nói:
- Rất tốt. Mọi việc cứ tiến hành theo kế hoạch, mọi chuyện tùy tướng quân sắp xếp. Ta thấy tướng quân nên cho người tỏa ra xung quanh vận chuyển thêm gỗ về để làm thêm cầu phao để tăng tốc độ chuyển quân qua sông.
Lý Hằng, A Lý Hải Nha đang cùng Thoát Hoan thảo luận về bước tiếp theo của kế hoạch, một cấm binh quân Nguyên vội vã chạy tới trước mặt run rẩy bẩm báo:
- Bẩm Trấn Nam Vương, Tả Thừa đại nhân, Đại Tướng quân. Phía bắc phát hiện tàn quân của ta chạy về, theo tin tức tra hỏi được thì cánh quân của Mãng Cổ Thái tướng quân trúng phục kích của quân An Nam do Trần Quốc Toản chỉ huy. Toàn quân bị tiêu diệt, bản thân Bột Đặc Cách Nhĩ và Mãng Cổ Thái tướng quân đều t·ử t·rận.
Lý Hằng, A Lý Hải Nha ở phía sau mặt đen như đít nồi, nghiến răng ken két hận đám ngu xuẩn Mãng Cổ Thái. Nhiệm vụ chỉ cần thủ doanh trại giữ mặt sau cho đại quân là được, nhiệm vụ không thể dễ dàng hơn. Nhưng đám ngu xuẩn kia lại khinh địch đuổi theo quân An Nam để trúng phục kích.
5000 kỵ binh Mông Cổ với quân Nguyên không thấm vào đâu nhưng lại là lực lượng rất lớn với các nước khác. Với 5000 kỵ binh này cũng đủ khiến nhiều nước phải khốn đốn chao đảo, không ngờ tới đây lại bị tiêu diệt không còn một mống trong một trận đánh ngắn ngủi. Đến Thoát Hoan ít khi thể hiện thái độ ác liệt trong quân cũng không kìm nổi tức giận trợn mắt vung tay quát lớn:
- Lũ ngu xuẩn, không xứng đáng là hậu duệ của thiên lang thần. Người đâu, lôi lũ còn lại đi chém hết cho ta.
Thoát Hoan nổi giận, tỏa khí thế như con ác long đang giơ nanh múa vuốt khiến Lý Hằng, A Lý Hải Nha từng đi theo Hốt Tất Liệt từ lâu cũng thoáng giật mình sợ hãi. Đừng thấy bình thường Thoát Hoan hài hòa hữu ái mà lầm tưởng, một khi tức giận Thoát Hoan sẽ biến thành con ác long khát máu nhất chỉ đứng sau con đại ác long Hốt Tất Liệt mà thôi.
Từ cổ chí kim, con của rồng thì lại là rồng mà rồng thì chưa bao giờ ăn chay, thức ăn của nó là mạng người, hàng ngàn hàng vạn mạng người. Bốn phía xung quanh, toàn bộ binh sĩ tướng hiệu khác lập tức quỳ sụp xuống đất, mồ hôi túa ra như tắm run rẩy trước cơn thịnh nộ của Thoát Hoan.
Thuộc hạ mình cử đi liên tiếp bại trận, Lý Hằng biết việc này không thể thoát khỏi trách nhiệm của mình, liền chủ động bước tới trước mặt Thoát Hoan chắp tay quỳ nói:
- Bẩm Trấn Nam vương, việc này có một phần trách nhiệm do mạt tướng không có mắt nhìn người và khinh địch. Xin Trấn Nam Vương cho mạt tướng được lui về hậu quân đối phó với Trần Quốc Toản lấy công chuộc tội, việc cho đại quân vượt sông xin được nhờ A Lý Hải Nha tiếp tục chỉ huy thay mạt tướng.
Thoát Hoan chuyển ánh mắt lạnh lùng nhìn Lý Hằng đang quỳ phía trước, làm Lý Hằng cảm giác toàn thân như bị hàng ngàn con kiến cắn, căng thẳng chờ đợi mệnh lệnh tiếp theo từ Thoát Hoan.
Thoát Hoan hài lòng với sự phục tùng của Lý Hằng, dù sao Lý Hằng là lão tướng theo Hốt Tất Liệt lâu năm nên Thoát Hoan cũng không thể để vấn đề đẩy đi quá xa liền dịu giọng quay về vẻ hòa hoãn thường ngày nói:
- Việc lần này không phải là lỗi của tướng quân, tướng quân không cần tự nhận lỗi về mình. Nhưng xét thấy Trần Quốc Toản cũng là tướng tài, chỉ có tướng quân đích thân đi đối phó ta mới có thể yên tâm. Mọi việc còn lại ở đây giao cho tả thừa A Lý Hải Nha, việc vượt sông của quân ta không thể gián đoạn. Ngọa Bàng, ngươi đi theo hỗ trợ Lý Hằng tướng quân.
Từ phía sau, dũng sĩ lực lưỡng không kém Bột Đặc Cách Nhĩ nhưng ánh mắt sắc sảo hơn vài phần. Ngọa Bàng bước lên trước chắp tay quỳ một gối nói:
- Tiểu nhân tuân lệnh.
Lý Hằng cay đắng phải ngoan ngoãn giao lại quyền chỉ huy trung quân, tiền quân nhưng đấy là cái giá đánh đổi để có cơ hội lấy công chuộc tội. Dù lòng không thoải mái nhưng không dám thể hiện trên mặt, Lý Hằng thành thực khấu đầu với Thoát Hoan nói:
- Tạ ơn ân điển của Trấn Nam Vương, mạt tướng lần này nhất định sẽ đem đầu Trần Quốc Toản về tạ tội.
Thoát Hoan khẽ gật đầu để Lý Hằng cùng Ngọa Bàng rời đi. A Lý Hải Nha từ phía sau tiến tới gần Thoát Hoan khẽ chắp tay nói:
- Chúc mừng Trấn Nam Vương, kể từ giờ, toàn bộ lực lượng Đại Nguyên ở An Nam đã thuộc quyền kiểm soát của ngài.
Thoát Hoan chỉ khẽ mỉm cười đáp lại A Lý Hải Nha.
Ở Đại Việt hiện có 3 lực lượng chính gồm thủy quân của Ô Mã Nhi, kỵ binh của Toa Đô và cánh quân của Thoát Hoan cùng Lý Hằng chỉ huy. Ô Mã Nhi và Toa Đô vốn là vây cánh do A Lý Hải Nha đề bạt lên. Còn Lý Hằng là vị tướng theo Hốt Tất Liệt từ lâu, luôn nhất mực trung thành, lập được nhiều công lao nên được Hốt Tất Liệt rất tin tưởng. Vì thế, dù Thoát Hoan trên danh nghĩa là chủ soái nhưng quyền chỉ huy q·uân đ·ội thực sự lại thuộc về Lý Hằng.
A Lý Hải Nha là người ngầm ủng hộ Thoát Hoan, cùng với Quảng Đông, Quảng Tây chỉ cần thành công c·hiếm đ·óng Đại Việt và Chiêm Thành thì Thoát Hoan sẽ thành Trấn Nam Vương cai quản toàn bộ phần lãnh thổ rộng lớn phía nam Đại Nguyên, địa vị A Lý Hải Nha khi đấy sẽ vững như bàn thạch.
Vì thế A Lý Hải Nha luôn muốn lôi kéo Lý Hằng về phe cánh của mình nhưng dù A Lý Hải Nha có tìm mọi cách lôi kéo thế nào thì Lý Hằng vẫn luôn đứng ở vị trí trung lập không theo phe cánh nào. Lý Hằng quá đơn thuần, chỉ chuyên tâm vào đánh trận theo mệnh lệnh của Hốt Tất Liệt khiến A Lý Hải Nha dù nắm quyền lớn trong tay cũng không thể khống chế được Lý Hằng.
Những trận thua liên tiếp của các thuộc tướng dưới quyền Lý Hằng gần đây đã giúp Thoát Hoan, A Lý Hải Nha có cơ hội thu hồi quyền lực về tay mình. A Lý Hải Nha cũng từng là mãnh tướng thân trải trăm trận nên vẫn rất tự tin vào khả năng cầm quân của mình.
Trái ngược với tâm trạng phấn khởi của Thoát Hoan và A Lý Hải Nha, Lý Hằng mang theo tâm trạng nặng nề đầy lo lắng về hậu quân để chuẩn bị tiếp đón Trần Quốc Toản. Dù luôn đặt mình bên ngoài vòng xoáy chính trị nhưng Lý Hằng biết, những năm gần đây các phe phái trong triều đình nhà Nguyên đang đấu đá rất ác liệt. Các vị tướng bách chiến bách thắng năm xưa bắt đầu đặt tâm tư nhiều hơn vào những cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong triều thay vì đối phó với kẻ địch bên ngoài. Mặc kệ vô số cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra khắp nơi, hay những kẻ địch khó gặm vẫn tồn tại xung quanh như An Nam, Miến Điện, người Oa. Có lẽ, vì Đại Nguyên hiện tại quá cường đại, những chiến thắng liên tiếp hàng chục năm qua khiến mọi người đều trở lên tự đại, coi thường đối thủ của mình.
Việc nghĩ rằng thiết kỵ Đại Nguyên với ưu thế áp đảo và nguồn lực khổng lồ có thể dễ dàng đè bẹp bất cứ đội quân nào khiến những người như A Lý Hải Nha chủ quan, dù chưa giành được thắng lợi nhưng luôn suy nghĩ tới lợi ích thu về cho bản thân và gia tộc sau cuộc chiến.
Lý Hằng là người trực tiếp so kè với An Nam trong cuộc chiến này nên Lý Hằng biết. An Nam đang có một thế hệ tướng lĩnh tài năng, một vị thống soái sáng suốt, một vị vua anh minh cùng với người dân một lòng hướng về triều đình. Có những điều này An Nam đã gần như ở thế bất bại dù đối thủ có là ai, Lý Hằng biết đây sẽ là đối thủ khó nhằn nhất của Đại Nguyên từ trước tới nay.
Nhưng A Lý Hải Nha và Thoát Hoan có vẻ không xem trọng những điều này, việc này làm Lý Hằng không an tâm khi giao ra binh quyền chứ không phải vì Lý Hằng tham quyền. Tính mạng của hàng chục vạn binh sĩ sẽ phụ thuộc vào tình hình cuộc chiến trong mấy ngày tới, thời khắc này mọi thay đổi, mọi bất cẩn đều sẽ phải trả một cái giá rất đắt.
Nghĩ tới đây Lý Hằng khẽ thở hắt ra như để gạt bỏ buồn bã trong lòng, để tạm quên những vấn đề trong nội bộ quân Nguyên. Tập trung suy nghĩ về việc Trần Quốc Toản có thể dễ dàng tiêu diệt toàn bộ quân Nguyên khiến Lý Hằng suy đoán, ít nhất trong tay Trần Quốc Toản cũng phải có 5000 quân hoặc hơn. Dù quân số của Trần Quốc Toản có lớn hơn thì Lý Hằng vẫn tự tin với 3 vạn hậu quân hoàn toàn dư sức để đối phó.
Vấn đề khiến Lý Hằng lo lắng là các cánh quân khác của Đại Việt chắc chắn đã nắm được kế hoạch của quân Nguyên thông qua tin tức Trần Quốc Toản gửi tới. Bây giờ là cuộc chiến của thời gian, Lý Hằng tin rằng nếu không có sự chuẩn bị từ trước, với việc ngày hôm qua tin tức từ Trần Quốc Toản mới đưa tới thì quân Đại Việt muốn tới đây chi viện sớm nhất cũng cần ít nhất 2-3 ngày hành quân liên tục, nghĩa là còn 1-2 ngày cho quân Nguyên vượt qua sông Hồng. Trong khi đó, chỉ cần quân Nguyên thuận lợi vượt sông thì tới sáng mai là có thể đưa từ 2-3 vạn kỵ binh sang bên bờ nam sông Hồng. Với 2-3 vạn kỵ binh, quân Nguyên hoàn toàn có đủ sức để bảo vệ bờ nam sông Hồng làm bàn đạp để đưa đại quân còn lại sang sông.
Ngoài ra, còn một chuyện khiến Lý Hằng đau đầu khác là hành động của vua Trần Nhân Tông khi nắm được tin tức. Trong kế hoạch của Lý Hằng, mục tiêu chính là đợi vua tôi nhà Trần tiến vào Thăng Long, Lý Hằng sẽ vòng ra sau phối hợp cùng Toa Đô đánh vào Thăng Long, hòng vây bắt được vua Trần Nhân Tông cùng vật tư đang cuồn cuộn vận chuyển về để làm vốn liếng đánh tiếp đợi gió mùa đông bắc thổi lên. Khi đấy, vật tư và quân tiếp viện từ Đại Nguyên sẽ lại lần nữa cuồn cuộn chảy xuống theo đường thủy an toàn hơn rất nhiều so với đường bộ hiện nay. Đây sẽ đặt dấu chấm hết cho Đại Việt.
Sau một hồi suy đoán, Lý Hằng cho rằng với tình hình quân Nguyên đang thua tan tác, chiến thắng đã rất gần trong tầm tay sẽ khiến Trần Nhân Tông không nỡ lần nữa bỏ Thăng Long mà sẽ lựa chọn ở lại cố thủ chờ các cánh quân tới cứu viện. Vì thế kế hoạch của quân Nguyên vẫn có cơ hội thành công rất lớn.
0