Cách vị trí quân Nguyên khoảng 20 dăm về phía Tây, Sau 2 canh giờ hành quân liên tục, tới cuối giờ tỵ thời tiết đã rất nóng nực Trần Quốc Toản lựa chọn cho binh sĩ được nghỉ ngơi tại chỗ dưới các tán cây.
Trần Quốc Toản đi xa hơn về phía tây vì muốn ngược lên phía thượng nguồn thăm dò, xem có tìm được cách để phá cầu phao quân Nguyên hay không. Nhưng tin tức thám báo truyền về không khả quan, dòng chảy của sông quá yếu, bè lửa sẽ không trôi đủ nhanh rất dễ b·ị đ·ánh chìm. Chưa kể quân Nguyên đã đề phòng nên cắm một số cọc và chăng dây chắn ngang mặt sông phía thượng nguồn để bảo vệ cầu phao. Việc thả bè lửa để phá cầu là bất khả thi.
Trần Quốc Toản đang trầm tư suy nghĩ đối sách, một thám báo Đại Việt từ xa chạy tới, đến trước mặt Trần Quốc Toản, thám báo quỳ xuống nói:
- Bẩm tướng quân, hậu quân địch có sự thay đổi, trong hậu quân có cờ soái của Lý Hằng, quân số ước chừng khoảng 3 vạn. Ngoài ra, trung quân và tiền quân địch đang cho người tỏa ra xung quân kiếm thêm gỗ, có vẻ chúng không đủ gỗ để xây dựng thêm cầu phao trong thời gian ngắn.
Trần Quốc Toản gật đầu cho thám báo lui. Đối đầu trực tiếp với Lý Hằng, Trần Quốc Toản hơi nhăn mày vì không còn nhiều phương án có thể sử dụng trước mặt con cáo già này. Hết cách, Trần Quốc Toản đành gọi Trần Văn Cảo tới bàn chiến thuật.
Đợi Trần Văn Cảo tới, Trần Quốc Toản hơi trầm tư nói:
- Trần Văn Cảo tướng quân, ta mới đi xem xét xung quanh. Thực lòng với tình hình hiện tại ta cũng hết cách, đối thủ của chúng ta lần này là Lý Hằng, xem ra chỉ còn cách đánh thẳng vào quân Nguyên để thu hút sự chú ý và làm chậm tốc độ sang sông của chúng chờ viện quân tới. Ta có một kế hoạch nhưng Trần Văn Cảo tướng quân, đây thật sự là kế hoạch chỉ có đi không có về của chúng ta.
Trần Quốc Toản hơi ngừng lại không nói tiếp kế hoạch của mình, dù biết đây là việc bắt buộc phải làm nhưng khi đưa ra nhiệm vụ đi vào chỗ c·hết cho người khác cũng không dễ dàng chút nào.
Trần Văn Cảo và Trần Văn Phúc vốn là huynh đệ kết nghĩa, tình cảm không khác gì anh em ruột thịt. Cả hai đều là trẻ mồ côi được triều đình cưu mang, Trần Văn Cảo làm phó tướng cho Trần Văn Phúc trong thánh dực quân. Hiện tại, Trần Văn Cảo đang chỉ huy quân Thánh Dực sau khi Trần Văn Phúc hy sinh. Nghe Trần Quốc Toản nói, Trần Văn Cảo cương quyết đáp:
- Tướng quân, Cảo là người ít học, vốn là trẻ mồ côi được Thái Thượng Hoàng và Hoàng Thượng cưu mang mới có thể sống tới giờ. Còn có thể lập gia đình, có vợ hiền con hiếu, đây là cuộc sống Cảo trước kia có nằm mơ cũng không dám nghĩ tới. Nay việc nước nguy nan, Cảo chỉ có thể đem mạng ra để báo đáp ân tình của Thái Thượng Hoàng và Hoàng Thượng. Mạt tướng biết ngài là người nhân từ, ngài không muốn giao nhiệm vụ cầm chắc c·ái c·hết cho người khác, nhưng tấm gương của Trần Bình Trọng tướng quân còn đó, mạt tướng không phải kẻ hèn nhát. Việc ngài lưỡng lự sẽ khiến mạt tướng hay những binh sĩ sắp bước vào trận chiến sắp tới cảm thấy bị sỉ nhục. Dù sao cũng khó tránh khỏi c·ái c·hết, thay vì phân vân lưỡng lự thì mạt tướng thích cứ hiên ngang đón nhận thì hơn. Huống chi, vợ con của Cảo và vợ con của anh Phúc ở phía sau, nếu phải dùng mạng mình để bảo vệ an nguy cho vợ con thì Cảo nguyện c·hết trăm lần cũng không hối tiếc. Xin tướng quân cứ phân phó.
Những lời của Trần Văn Cảo làm Trần Quốc Toản giật mình tỉnh ra kèm theo một chút xấu hổ vì suy nghĩ ấu trĩ của mình. Trần Quốc Toản từ khi sinh ra đã là hầu tước, từ nhỏ tới lớn nhìn người khác tất bật mưu sinh, mình thì luôn có người hầu kẻ hạ. Vô tình trong suy nghĩ Trần Quốc Toản luôn nghĩ mình ở vị trí cao hơn người khác, hưởng quyền lợi cao hơn người khác nên việc dấn thân vào cuộc chiến nguy hiểm này, thậm chí là hi sinh thì cũng là lẽ đương nhiên hơn người khác.
Trong suy nghĩ của Trần Quốc Toản, những binh sĩ khác chiến đấu, hi sinh phần nhiều là nghĩa vụ với triều đình hoặc có chút gượng ép, nên trong lòng sinh ra một chút không nhẫn tâm nhìn những binh sĩ khác t·ử t·rận. Dù Trần Quốc Toản xuất phát từ lòng tốt nhưng vô tình lại mang tới cảm giác như thương hại những binh sĩ này.
Nhờ những lời của Trần Văn Cảo, Trần Quốc Toản mới ngộ ra, những binh sĩ khác đều có mục đích chiến đấu của họ. Không hẳn chỉ vì nghĩa vụ với triều đình, mà ở phía sau bọn họ đều có thứ khiến họ sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ. Nếu triều đình không được lòng dân, tin rằng Đại Việt sẽ chả có nhiều Trần Bình Trọng như thế. Hít một hơi thật sâu để lấy lại tinh thần, Trần Quốc Toản bĩnh tĩnh nói:
- Trần Văn Cảo tướng quân, cảm ơn tướng quân đã nhắc nhở. Suy nghĩ của ta đã quá ấu trĩ rồi. Về trận chiến sắp tới, ta có kế hoạch thế này…..
Trần Quốc Toản nói tường tận kế hoạch tác chiến với Trần Văn Cảo. Trần Văn Cảo cau mày sũy nghĩ theo từng bước của kế hoạch rồi giật mình nói:
- Tướng quân, không thể được, kế hoạch này quá nguy hiểm cho ngài. Mạt tướng chỉ là võ phu, nếu c·hết trận thì sẽ có người khác thay thế. Tướng quân thì khác, ngài dù còn rất trẻ nhưng là kỳ tài hiếm có. Mạt tướng vô học nhưng qua mấy ngày cùng ngài chiến đấu, mạt tướng có thể cảm nhận được tương lai ngài sẽ thành rường cột của quốc gia trong mấy chục năm tới. Đại Việt có thể thiếu trăm ngàn Trần Văn Cảo nhưng để mất ngài sẽ là tổn thất cực lớn với Đại Việt trong tương lai. Xin tướng quân suy nghĩ lại.
Trần Quốc Toản nhìn Trần Văn Cảo luống cuống vừa buồn cười vừa vui vẻ. Ai mà ngờ được, những vị tường 5-7 ngày trước còn thăm dò trình độ của Trần Quốc Toản trước khi giao binh quyền, giờ lại nhất nhất muốn bảo vệ mình. Trần Quốc Toản khẽ mỉm cười đáp:
- Trần Văn Cảo tướng quân, ngài quên những gì ngài mới nói hồi nãy rồi à. Ta cũng có lý do chiến đấu của riêng mình. Trần Văn Cảo tướng quân, nhiệm vụ của ta và tướng quân lần này đều nguy hiểm như nhau. Trong tình thế này đây là kế sách hiệu quả nhất ta có thể nghĩ ra, không nắm được kế hoạch đối phó của triều đình nên ta chỉ hi vọng có thể cầm chân hoặc làm chậm tốc độ chuyển quân qua sông của quân Nguyên. Nếu chúng ta còn Trần Văn Phúc tướng quân và Đặng Văn Thiết ở đây, có lẽ chúng ta có thể lập kế hoạch khác tốt hơn, hoặc ít nhất có thể cầm chân quân Nguyên lâu hơn. Nhưng hết cách, hiện giờ chỉ có ta và tướng quân có thể độc lập chỉ huy một mũi. Nếu kế hoạch thất bại, rất có thể Đại Việt cũng không còn, sẽ chẳng còn tương lai gì cho chúng ta. Vì thế nên tướng quân không cần…..
Trần Quốc Toản đang nói dở câu thì giọng ồm ồm của Đặng Văn Thiết truyền tới:
- Cậu chủ, kế hoạch khác tốt hơn là gì?
Trần Quốc Toản, Trần Văn Cảo nhìn về phía phát ra tiếng nói kinh ngạc. Trần Văn Cảo vỗ đùi cái đét cười ha hả, Trần Quốc Toản trong lòng dù vui nhưng phải thở dài lắc đầu quầy quậy than phiền “xung quanh mình rặt một lũ cứng đầu”.
Nhìn Đặng Văn Thiết tay trái cụt mất nửa cánh tay, dù có mặc giáp trụ bên ngoài cũng chẳng giấu được cả người bị băng quấn chằng chịt như xác ướp. Trần Quốc Toản định chửi Đặng Văn Thiết vài câu rồi đuổi về nhưng chợt nghĩ lại bài học mình vừa được học liền bỏ qua ý nghĩ này. Nhưng nhìn cái mặt tỏ vẻ mình khỏe như trâu của Đặng Văn Thiết khiến Trần Quốc Toản thở hắt ra, không nhịn được tiến tới bóp vai Đặng Văn Thiết nói:
- Đặng Văn Thiết, ngươi đúng là đồ cứng đầu. Đứng còn không nổi còn đòi đánh trận?
Đặng Văn Thiết bị cái bóp của Trần Quốc Toản làm cho nhăn nhó mất hết vẻ mặt tự tin vừa rồi. Đặng Văn Thiết miễn cưỡng lắm mới đi lại được, toàn thân còn đang đau nhức rã rời nếu có lựa chọn thì hắn chẳng muốn vận động chút nào. Nhưng Trần Quốc Toản đang đi vào chỗ c·hết khiến hắn không thể bỏ mặc cậu chủ của mình được.
Trần Quốc Toản trả thù cho cái tính cứng đầu của Đặng Văn Thiết, cũng hiểu suy nghĩ của hắn. Trần Quốc Toản không nghĩ ngợi nữa quay ra vời hai người Đặng Văn Thiết và Trần Văn Cảo lại gần rồi nói:
- Mọi người tới đây, kế hoạch của chúng ta có chút thay đổi.
Trần Quốc Toản lần nữa trình bày lại kế hoạch tác chiến của mình.
------------------------------------------
Hậu quân quân Nguyên. Lý Hằng ngửa mặt nhìn mặt trời nóng bỏng trên đỉnh đầu, trong tay Lý Hằng có 2 vạn bộ binh và chỉ 1 vạn kỵ binh. Vốn dĩ, quân Nguyên ở đây có tới gần 10 vạn kỵ binh, Lý Hằng có thể bố trí toàn bộ 3 vạn hậu quân này là kỵ binh cũng được, kỵ binh sẽ đủ linh động để đối phó với toán kỵ binh của Trần Quốc Toản hơn.
Nhưng mục tiêu của kế hoạch này là phải nhanh chóng tiến quân bao vây Thăng Long, làm được việc này chỉ có thể là kỵ binh, bộ binh muốn di chuyển từ Thạch Đà tới Thăng Long cũng phải mất 2 ngày di chuyển, ngoài ra kỵ binh sẽ bảo vệ đầu cầu tốt hơn. Vì vậy Lý Hằng buộc phải ưu tiên đưa kỵ binh sang sông trước, dù kỵ binh sang sông sẽ mất nhiều thời gian hơn bộ binh rất nhiều vì một ngựa chiếm chỗ bằng 3-4 bộ binh rồi, sức nặng cũng rất lớn, không thể bố trí quá nhiều ngựa cùng lúc vượt sông tránh làm sập cầu phao.
Vùng này vốn là đồng ruộng, hoặc là lau sậy, rất ít cây cối. Mà có thì cũng bị quân Nguyên chặt sạch để làm cầu phao. Theo tin tức thám báo, Trần Quốc Toản đang ở rất gần, Lý Hằng không muốn mạo hiểm để quân Nguyên vào lều tạm tránh nắng mà phải duy trì quân số rất lớn lên tới 1 vạn bộ binh xếp đội hình dưới cái nắng như thiêu như đốt để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Cứ một canh giờ thì 1 vạn bộ binh còn lại tiến lên thay ca. Dù là thế cũng khiến bộ binh quân Nguyên khốn khổ dưới thời tiết khắc nghiệt, không quen với cái nóng ẩm ở miền Bắc Đại Việt, rất nhiều quân Nguyên gục ngã vì say nắng.
Lý Hằng có thể điều kỵ binh đi truy quét Trần Quốc Toản, nhưng một phần vì muốn 1 vạn kỵ binh giữ được sức chiến đấu đợi Trần Quốc Toản tự lộ diện, một phần vì Lý Hằng biết Trần Quốc Toản có tới gần 5000 kỵ binh, việc phái 5000 kỵ binh quân Nguyên đi truy quét sẽ không đảm bảo thắng lợi hoặc hiệu quả mang lại không lớn, còn phái quân số lớn hơn đi thì dễ trúng vào kế dương đông kích tây làm hậu quân mất đi l·ực l·ượng c·hiến đấu mạnh nhất. Vì thế, Lý Hằng quyết định chọn kế sách này, dù biết rằng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức chiến đấu của 2 vạn bộ binh, nhưng là cách đối phó an toàn nhất, hạn chế được tối đa chuyện ngoài ý muốn.
Tới giữa giờ mùi, ở phía tây có khói bụi dần bốc lên, Lý Hằng lẩm bẩm trong lòng:
- Trần Quốc Toản, cuối cùng thì người đã tới.
0