Nghe tiếng tù và từ phía sau vang lên không theo hiệu lệnh nào cả, quân Chiêm đang bao vây trang viên giật mình quay lại nhìn. Chúng cố nheo mắt ngược nắng để nhìn rõ tình hình, chỉ thấy một bóng đen đang chống thương đứng đó, phía trên còn cắm thứ gì đó tròn tròn.
Cố gắng nhìn kỹ hơn chúng kinh hoàng phát hiện ra thức tròn tròn kia là đầu của Shihamun - chỉ huy của chúng. Chứng kiến kẻ thù hèn hạ “chỉ có một mình” đã đánh lén còn hiên ngang đứng đó khiêu khích, vài tên bách phu trưởng quân Chiêm nghiến răng gào thét kêu gọi binh sĩ quay lại băm vằm tên kia ra để trả thù.
Đặng Vũ thấy quân Chiêm muốn nổi điên lao tới mà tên “cậu chủ tạm thời” vẫn lì lờm đứng đó tạo dáng, Đặng Vũ vội vàng lao tới muốn kéo tới tên “cậu chủ điên khùng” rời khỏi đây, nếu để hắn có mệnh hệ gì hắn không biết cụ bà sẽ xử trí hắn ra sao nữa.
Ngày hôm nay Đặng Vũ đã phải chứng kiến không biết bao nhiêu bất ngờ, mới chạy thêm vài bước hắn lại lần nữa phải kinh ngạc nhìn về phía cổng tây của trang viên thế mà đang từ từ mở ra.
“kẹt kẹt kẹt” Quân Chiêm đang chú ý về phía Trần Quốc Toản thì tiếng “kẽo kẹt” nặng nề của cánh cổng vang lên sau lưng chúng. “Sát” Cánh cổng mới hé ra được một nửa âm thanh xung phong cùng tiếng vó ngựa vô cùng nặng nề từ trong trang viên đã nổi lên.
Trong ánh mắt kinh hoàng của quân Chiêm, hàng trăm kỵ binh Đại Việt giáp trụ đen xì đang từ trong trang viên tỏa ra xung quanh như đàn kiến. Quân Chiêm đi thuyền tới đây, chỉ có vài con ngựa do c·ướp được mà có, còn lại đều là bộ binh. Trang bị nghèo nàn hơn cả binh sĩ các lộ quân của Đại Việt rất nhiều chứ đừng nói so với đám tư binh được trang bị tận răng kia.
Có trang bị vượt trội, t·ấn c·ông bất ngờ đánh khi quân Chiêm không đề phòng, chỉ huy quân Chiêm lại bị g·iết c·hết, Đặng Trung dễ dàng dẫn đầu nhóm kỵ binh đánh tan hàng ngũ quân Chiêm trước mắt. Chỉ trong chớp mắt, xác quân Chiêm đã nằm la liệt khắp nơi có vó ngựa chạy qua.
Không có chỉ huy điều khiển, chứng kiến đội quân mạnh mẽ kia của Đại Việt đang tàn sát quân mình, từ rất lâu rồi một thứ cảm giác vốn đã được c·hôn v·ùi trong lòng quân Chiêm như bóng ma dần trỗi dậy.
Nỗi sợ với Đại Việt đã được tích lũy hàng trăm năm trong suy nghĩ của người Chiêm Thành. Hàng trăm năm qua bất cứ khi nào Chiêm Thành có ý định chống phá, quấy rồi, đối địch với Đại Việt thì rất nhanh, chỉ vài năm hoặc có khi là vài tháng sau quân Chiêm đều chuốc lấy thất bại kèm theo một cái giá rất đắt. Thậm chí, rất nhiều lần đại quân của Đại Việt đã đánh tới tận kinh đô của Chiêm Thành, bắt, phế bỏ nhà vua Chiêm Thành dám chống đối Đại Việt và lập vua mới cho Chiêm Thành.
Vòng lặp này đã lặp đi lặp lại hàng chục lần trong hàng trăm năm qua, bất kể dưới triều đại nào cũng đều có kết quả giống nhau. Nỗi sợ với Đại Việt cứ thế tích lũy từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trước đây, quân Chiêm Thành có giỏi lắm cũng chỉ dám quấy phá vài châu giáp biên giới để đòi quyền lợi, hoặc dựa vào địa thế hiểm yếu để phòng thủ với Đại Việt. Nhưng 10 năm nay, dưới sự trị vì của Chế Bồng Nga, Chiêm Thành đã dần trở lên hưng thịnh còn Đại Việt thì qua thời Dụ Tông đã bắt đầu xuống dốc, lại thêm loạn Dương Nhật Lễ khiến sức mạnh của Đại Việt càng suy giảm tới thảm hại. Có thêm sự chỉ dẫn của mẹ Dương Nhật Lễ, quân Chiêm dễ dàng đánh bại q·uân đ·ội Đại Việt ở Cửa Đại rồi tiến tới tận Thăng Long của Đại Việt để c·ướp phá.
Những chiến thắng thời gian vừa rồi chỉ giúp quân Chiêm tạm quên đi nỗi sợ trong lòng chứ nó chưa hề biến mất. Chứng kiến chỉ huy dễ dàng bị g·iết c·hết, kỵ binh Đại Việt thì như quỷ thần phía trước, đồng đội ngã xuống như rạ khiến nỗi sợ chôn sâu trong lòng quân Chiêm trỗi dậy mạnh mẽ. Bị nỗi sợ lấn át, quân Chiêm dù có đông hơn gấp đôi nhưng đội hình nhanh chóng tan rã, không có một chút khả năng chống cự. Biết giữa chốn đồng không mông quạnh này, hai chân không thể chạy lại bốn chân, quân Chiêm theo bản năng liền nhanh chóng buông v·ũ k·hí quỳ xuống đầu hàng mong tìm được đường sống.
Nhìn cuộc chiến chưa tới một tuần hương, quân Chiêm khắp chiến trường đã ngoan ngoãn buông v·ũ k·hí đầu hàng. Đặng Vũ vẫn không thể tin vào mắt mình, mọi hành động của kẻ địch dường như đều nằm trong tính toán của thanh niên mảnh khảnh kia. Bất giác, Đặng Vũ dường như thấy bóng lưng của thanh niên mảnh khảnh phía trước trở lên to lớn hơn nhiều. Lần đầu tiên, Đặng Vũ gọi Trần Quốc Toản một cách rất kính trọng:
- Cậu chủ, chúng ta có thể vào vương phủ rồi.
Trần Quốc Toản thấy Đặng Vũ đã thay đổi giọng điệu thì thầm hài lòng rồi gật đầu theo Đặng Vũ dẫn đường vào vương phủ. Đặng Trung thấy quân Chiêm đã buông v·ũ k·hí đầu hàng thì để binh sĩ dưới quyền dọn dẹp chiến trường, còn bản thân phi tới trước mặt Đặng Vũ và Trần Quốc Toản. Không biết Trần Quốc Toản là ai, Đặng Trung chỉ khẽ gật đầu như đã chào rồi hỏi Đặng Vũ:
- Vũ, cụ bà sao rồi? sao em lại về đây? Huynh đệ đây là ai?
Đặng Vũ ra hiệu cho Trần Quốc Toản không cần nói, rồi bước lên trước nới với Đặng Trung.
- Anh Trung, cụ bà vẫn ổn, chuyện dài lắm em không tiện giải thích mà cũng không biết phải nói sao cho anh hiểu. Thôi, anh cứ cùng em về gặp cụ ông và Vương phi thì anh sẽ biết.
Đặng Trung khó hiểu nhìn Đặng Vũ, không biết thằng em mình lảm nhảm cái gì. Nhưng thanh niên mảnh khảnh đang ngoái ngác xem mọi thứ xung quanh kia là người đã g·iết chỉ huy địch, là người lập công đầu nên Đặng Trung cũng không dám lỗ mãng đành lặng lẽ theo sau về vương phủ.
Trần Quốc Toản mặc kệ Đặng Trung và Đặng Vũ nói chuyện phía sau, còn bản thân cứ cưỡi ngựa theo con đường quen thuộc vào trang viên. Ngoại trừ một số chòi gác, tòa lâu 3 tầng cao lớn, những bức tường được thay gạch mới, con đường chính được lát gạch, cây cối cao to hơn thì bố cục còn lại của Trang viên vẫn như ngày trước Trần Quốc Toản còn nhớ.
Thẳng từ cổng vào là con đường lớn, 4 xe ngựa có thể dàn hàng đi được, Hầu phủ à giờ là Vương phủ chiếm trọn một góc phía nam của trang viên. Còn lại, dọc theo các con đường là các cửa hiệu và nhà các trang hộ, không như những căn nhà tranh vách đất bên ngoài, nhà của các trang hộ trong trang viên khá khang trang. Trong trang viên đang rất đông người dân vào tránh nạn nhưng không thấy tình trạng lộn xộn xảy ra. Con đường chính được dọn dẹp sạch sẽ để không gian cho tư binh của trang viên di chuyển đi lại nhanh chóng. Trần Quốc Toản rất hài lòng với việc này.
Đi thêm một đoạn, đã thấy cánh cổng sơn đỏ to lớn gắn đầy đinh đồng đã của vương phủ. Phía trước cổng là hai con sư tử đá cao tới 2 mét đang hung dữ nhìn người qua đường. Phía trên cánh cổng là tấm biển lớn, nền đen, viền vàng được khắc bốn chữ HOÀI VĂN VƯƠNG PHỦ vàng chóe. Mọi thứ trông rất bề thế, không có gì phải chê trách nếu không có biểu tượng con cá kình đang cưỡi sóng ở góc tấm biển. Tấm gia huy này giờ Trần Quốc Toản nhìn lại cũng thấy hình dạng của nó quái quái.
Trong ánh mắt trợn trừng đầy thù hận của gia binh canh cổng, Trần Quốc Toản cứ thế tự nhiên bước vào cổng “như nhà mình”. Nếu không nhờ Đặng Vũ tiến lên ngăn cản thì chắc sẽ có vài tiếng chửi rủa phát ra rồi. Đặng Vũ khéo léo đuổi bớt gia binh đứng lại bên ngoài, chỉ để Đặng Trung và hai huynh đệ Bùi Hải, Bùi Triều theo Trần Quốc Toản vào phủ.
Vừa bước qua cổng là khoảng sân rất rộng trước tiền sảnh, Trần Quốc Toản mới vào đã thấy một cụ già nhăn nheo, tay trái cụt lủn đang đứng ở tiền sảnh chống gậy đợi mình. Thấy lại người bạn ngày trước, Trần Quốc Toản bước nhanh tới vui vẻ vẫy tay chào vô tư nói:
- Đặng Văn Thiết, mới mấy hôm không gặp, ngươi già đi khá nhiều nhỉ?
Đặng Vũ phía sau hơi xấu hổ đứng nép sang một bên nhìn Đặng Trung, Bùi Hải, Bùi Triều đang ngoạc mồm á khẩu không nói lên lời, hai người hầu phía sau Đặng Văn Thiết thì người thì làm rơi cái quạt mo, người làm rơi chén trà trên tay.
“Choang” tiếng chén trà vỡ tan tành làm đám Đặng Trung tỉnh lại, Đặng Vũ ở phía sau vẫn dửng dưng khi thấy lại hình ảnh của mình ban sáng.
- Thằng mất dậy!
Đặng Trung, Bùi Hải, Bùi Triều hét lên lao vào như muốn vặt đầu tên tiểu tử còm nhom phía trước dám vô lễ với cụ ông nhà mình. Mới lao lên được hai bước, giọng Đặng Văn Thiết đã nghiêm nghị truyền tới:
- Đứng lại.
Cụ ông đã lên tiếng, Đặng Trung, Bùi Hải, Bùi Triều đành nuốt cục tức vào trong đứng lại. Mắt vẫn long sòng sọc thở phì phò nhìn chằm chằm Trần Quốc Toản vẫn đang từng bước tới gần Đặng Văn Thiết. Đặng Văn Thiết ra hiệu cho người hầu phía sau lui xuống rồi nhìn xoáy vào Trần Quốc Toản hỏi:
- Ngươi thật sự là Trần Quốc Toản mà ta biết?
Trần Quốc Toản nhún vai rồi nhìn Đặng Văn Thiết kỳ quái nói:
- Không ta thì là ai, mới có mấy chục năm mà ngươi đã không nhận ra ta thật à? Không nhận ra ta sao vừa rồi ngươi lại có thể phối hợp với ta để bắt đám quân Chiêm nhịp nhàng thế?
Đặng Văn Thiết vẫn nghiêm mặt nhìn Trần Quốc Toản nói:
- Trùng hợp thôi, trả lời được ba câu hỏi của ta, ta sẽ tin ngươi thực sự là Trần Quốc Toản.
Không đợi Trần Quốc Toản đồng ý hay không đồng ý, Đặng Văn Thiết liền dơ cánh tay trái cụt lủn lên hỏi:
- Cái này là vì sao?
Quá dễ, chuyện như mới hôm qua, kể cả có là chuyện xưa lắc từ thời cởi chuồng thì chả có việc gì của Đặng Văn Thiết mà Trần Quốc Toản không nhớ cả. Trần Quốc Toản tự tin đáp:
- Ta và ngươi phục kích quân Nguyên của Mãng Cổ Thái, tay trái của ngươi là bị hắn chặt.
Đặng Văn Thiết không trả lời đúng hay sai lại chỉ tay vào tai trái hỏi tiếp:
- Thế còn cái này?
Xời, đơn giản. Trần Quốc Toản tự tin đáp:
- Vải mờ che mắt, thương long xuất hải. Tên chiêu thức ta tự đặt, tai ngươi bị sứt vì chiêu này khi chúng ta đấu tập.
- Viên thuốc lão Bộc cho ngươi đâu?
- Lúc ngươi b·ất t·ỉnh nhân sự sau khi đánh với Mãng Cổ Thái, ta cho ngươi uống rồi.
0