Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đông A Tái Khởi
Unknown
Chương 65: Tỷ võ.
Trần Quốc Toản đoán chắc chắn tới 9 phần lão Bộc sẽ lên kế hoạch trả thù quân Nguyên, có thể là tìm đích danh Thoát Hoan, A Lý Hải Nha để trả thù. Trần Quốc Toản vẫn hi vọng câu trả lời của Đặng Văn Thiết không phải như dự đoán của mình. Hi vọng lão Bộc có thể sống vài năm vui vẻ, nhưng Đặng Văn Thiết thở dài nhìn chén trà trong tay kể:
- Quốc Toản này, sau khi ngươi c·hết, chú Bộc lo đám tang của ngươi xong thì giao toàn bộ mọi việc trong trang lại cho ta, còn kèm theo một đống bài tập thiền và các phương thuốc bổ để duy trì sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Bắt ta, tiểu Thúy và Vương phi phải tuân theo. Còn bản thân chú ấy thì mang theo cây cung của Bột Đặc Cách Nhĩ bỏ đi không một lời từ biệt. Bọn ta phái người đi dò la tin tức của chú ấy rất nhiều năm sau đó nhưng đều vô ích. Sau khi chú Bộc bỏ đi khoảng hơn 1 năm thì có tin tức nói A Lý Hải Nha bệnh nặng mà c·hết. Ta cũng không biết đây có phải tác phẩm của chú Bộc hay không, nhưng nếu đúng là tác phẩm của chú Bộc thì ta cũng không lạ.
- Vài năm sau, năm Trùng Hưng thứ 4 quân Nguyên lại sang xâm lược chúng ta lần nữa. Gia binh từng theo chúng ta đều xin gia nhập q·uân đ·ội để trả thù cho ngươi, lần này quân Nguyên b·ị đ·ánh tơi bời. Giống Tiền Ngô Vương năm xưa từng làm, quân Nguyên trên sông Bạch Đằng bị chúng ta đánh cho tan tác. Đấy cũng là lần cuối chúng sang x·âm p·hạm chúng ta, hiện giờ chúng phải rút về thảo nguyên rồi. Giờ phía bắc là triều Minh, do Chu Nguyên Chương làm Hoàng Đế, bọn chúng và quân Nguyên ở phía bắc vẫn đang kèn cựa nhau, tình hình này chắc sẽ sớm nổ ra đại chiến thôi nhưng theo ta thấy quân Nguyên hết hi vọng rồi. Ở lần cuối quân Nguyên xâm lược, gia trang nhà ta cũng bị tàn phá rất nhiều, sau khi quân Nguyên rút thì Vương phi hạ lệnh dừng tìm kiếm chú Bộc. Người nói “nếu lão Bộc còn sống, tất sẽ không đứng nhìn trang viên bị tàn phá thế này”. Bọn ta theo lệnh vương phi dừng phái người tìm kiếm tung tích của chú Bộc rồi chọn một số di vật để làm mộ cho chú ấy ở ven bờ sông phía Đông. Ngươi muốn tới thăm không?
Trần Quốc nắm chặt chén trà trong tay lắc đầu nói:
- Không, mai ta sẽ dẫn người đi Thăng Long. Khi quay về ta sẽ thăm mộ chú ấy sau. Đặng Văn Thiết, đám ở trong triều làm gì mà khiến Đại Việt suy yếu tới mức này? Bọn chúng không ý thức được mỗi khi phương bắc thay triều đổi đại đều sẽ tìm cớ xua quân xâm lược chúng ta à?
Đặng Văn Thiết khẽ thở dài nói:
- Haizzz, Ngươi nhớ nhà Tống mất nước như thế nào không? hiện tại Đại Việt cũng bắt đầu có dấu hiệu tương tự. Thời Dụ Tông thì ham cờ bạc, xây dựng đình các; các vương hầu thì vô dụng, chỉ biết ăn trên công lao của cha ông để lại; nịnh thần thì được tin dùng; phật giáo phát triển quá thịnh chiêm tinh quá nhiều ruộng đất; Nho giáo thì đang len lỏi khắp nơi khiến tư tưởng bài thương trỗi dậy không ngừng; t·hiên t·ai giặc giã nổi lên, q·uân đ·ội thì hèn yếu.
Giọng Đặng Văn Thiết dù nhỏ nhưng những lời này lại như sấm nổ bên tai Trần Quốc Toản. Không nhịn được Trần Quốc Toản đấm bàn cái rầm, giận giữ nói:
- C·hết tiệt, đám con cháu vô dụng. Cờ bạc? chúng quên hết giáo huấn của tổ tiên rồi à mà dám đụng tới cờ bạc?
Đặng Văn Thiết nhìn cậu chủ của mình bình thường thì hòa ái dễ gần, nhưng động tới quốc quân đại sự thì nghiêm túc tới đáng sợ, dường như là hai con người khác hẳn nhau trong một cơ thể. Đặng Văn Thiết đặt chén trà xuống từ tốn nói:
- Cậu chủ, c·hết một lần rồi mà người vẫn chả thay đổi gì, ngươi tức giận làm gì? chuyện còn nhiều lắm, cứ bình tĩnh ngồi đó ta kể chi tiết từng chuyện cho.
Đặng Văn Thiết và Trần Quốc Toản cứ thế nói chuyện tới cuối giữa giờ hợi, trở về phòng với mớ hỗn độn trong đầu khiến Trần Quốc Toản không tài nào ngủ nổi. Trần Quốc Toản không ngờ tình hình Đại Việt tệ hơn mình tưởng rất nhiều.
--------------------------------
Canh 5, gà còn chưa gáy nhưng ở tiền sảnh vương phủ, tiếng ngựa hí, tiếng binh khí, tiếng giày của binh sĩ đã tấp nập xếp hàng ngũ. Hầu hết các vương hầu ở Đại Việt sau khi trải qua mấy chục năm thịnh thế, thịnh vượng trong khi kẻ địch xung quanh đều lâm vào khủng hoảng đã mài mòn hết ý chí tiến thủ của họ. Cuộc sống giàu sang, phú quý kèm theo sự phát triển mạnh mẽ của nho giáo, phật giáo đã khiến các vương hầu, quý tộc theo đuổi những thứ phù phiếm, đẹp đẽ khác. Truyền thống rèn luyện võ nghệ của con cháu nhà Trần dần bị coi nhẹ, tục xăm mình cũng dần bị loại bỏ vì nó "đau" Tiền tài được các vương hầu tích cực đầu tư vào các ngôi chùa xa hoa, lộng lẫy....
Ngoại trừ Hoài Văn vương phủ, nhờ có Đặng Văn Thiết trấn giữ, Hoài Văn vương phủ vẫn phần nào giữ được tinh thần thượng võ của nhà Trần, dù không thể so sánh với thời kỳ chống quân Nguyên nhưng so với mặt bằng chung thì đã hơn đứt. Để so sánh thì thời trước, khi còn ở tước hầu Trần Quốc Toản đã tự mình huấn luyện tới 5000 quân. Nhưng hiện tại, để tránh những nghi kỵ không đáng có, trang viên duy trì quân số không quá đông chỉ có 300 quân. Quân số ít nhưng được cái trang bị rất đầy đủ, khi vương phủ có tới 200 kỵ binh.
Lần này Trần Quốc Toản quyết định chỉ dẫn theo 200 kỵ binh lên đường, nhìn 200 binh sĩ giáp trụ đen sì quen thuộc, lưng đeo nỏ cứng, eo đeo trảm mã đao, tay phải chống giáo thì Trần Quốc Toản rất hài lòng. Xem ra Đặng Văn Thiết luôn chuẩn bị sẵn sàng cho ngày Trần Quốc Toản trở về. Trần Quốc Toản vẫn theo thói quen mặc bộ giáp giống hệt các binh sĩ khác, đứng trên đài điểm binh đợi các binh sĩ ổn định Trần Quốc Toản mới mở lời:
- Chắc các ngươi cũng đã nắm được tình hình sơ bộ. Ta xin tự giới thiệu lại, ta là Trần Quốc Toản, cậu chủ mới của Hoài Văn vương phủ. Dù các ngươi tin hay không nhưng đấy là sự thật. Ta không có nhiều chuyện để nói, thời gian sẽ chứng minh tất cả. Nhưng ta phải cho các ngươi biết một chuyện, ta là người hàng ngày có thể cùng các ngươi đồng cam cộng khổ, cùng các ngươi trò chuyện, uống rượu, tập luyện, đấu võ,.... mà không quá câu nệ tiểu tiết. Nhưng khi đã lên trận thì lời của ta nói là quân lệnh, kẻ không nghe quân lệnh chỉ có một kết cục, đấy là chém. Những điều này ta dặn trước, tránh để các ngươi bị rơi đầu mà không hiểu vì sao. Tin rằng các ngươi là quân nhân thì đều đã biết những điều này. Nào, không còn nhiều thời gian nữa, bây giờ trước khi lên trận là cơ hội cuối cùng của các ngươi để nói ra điều mình muốn, thậm chí thách thức ta cũng được. Ai có điều gì muốn nói thì bước ra đi, không còn cơ hội thứ 2 đâu.
Nghe Trần Quốc Toản nói xong thì 200 binh sĩ bên dưới nháo nhác nhìn về phía Đặng Văn Thiết vẫn như tượng ngồi đó thì biết đây không phải chuyện đùa. Trần Quốc Toản dù hành động, cử chỉ rất tự tin, khí thế tỏa ra cũng không phải người thường có được nhưng chung quy lại thì vẫn là tên tiểu tử 16-17 tuổi, người thì còi một mẩu. Nhìn tên tiểu tử tý tuổi đang hống hách trên đài điểm quân cũng khiến nhiều người ngứa mắt không phục.
Đặng Văn Thiết giả mù giả điếc trước những cái nhìn không thiện cảm của các binh sĩ đang nhìn Trần Quốc Toản. Khẽ hỏi nhỏ Trần Quốc Toản đang đứng gần mình:
- Hiện giờ võ lực của ngươi được mấy phần hồi xưa?
- 4 phần!
Trần Quốc Toản đáp lời mà không cần quay lại, tự tin đứng yên đó chờ đợi những khiêu chiến sắp tới từ các binh sĩ. Nghe được câu trả lời ưng ý, Đặng Văn Thiết chỉ im lặng có thể hoàn toàn yên tâm.
- Tiểu nhân Lê Văn Dần xin có điều muốn nói.
Một binh sĩ khoảng 22-23 tuổi khá to cao, thể hình có thể sánh với Trần Quốc Toản ngày trước bước lên chắp tay cúi đầu xin được nói. Nhìn binh sĩ Trần Quốc Toản thừa hiều hắn muốn gì nhưng vẫn gật đầu đáp ứng hỏi:
- Được, ngươi có gì muốn hỏi?
Bĩnh sĩ khẽ đảo mắt qua nhìn cụ Đặng Văn Thiết vẫn nhắm mắt dưỡng thần ngồi trên đài không có ý kiến thì nói tiếp:
- Tiểu nhân được biết, cậu chủ là người võ nghệ siêu quần. Nếu người thật sự là cậu chủ của Hoài Văn vương phủ thì hẳn võ nghệ cũng không tệ. Tiểu nhân mạn phép xin được tỉ thí cùng ngài.
Trần Quốc Toản khẽ quay lại nhìn Đặng Văn Thiết nghi hoặc “không biết tên này tả mình thành cái dạng gì?”. Nhìn binh sĩ đang cố kìm nén phía dưới, Trần Quốc Toản cầm cây thương bỏ đi mũi thương rồi từ từ bước xuống đài, vừa đi vừa nói:
- Được, dũng cảm lắm, nhưng Dần này, ngươi nhầm rồi, ta không phải võ nghệ siêu quần mà là văn võ song toàn. Trần gia ta dùng võ lập quốc, có khúc mắc thì đem nắm đấm ra nói chuyện rất hợp ý ta. Ta đồng ý, tới đây.
Binh sĩ được chấp thuận đề nghị thì chắp tay khom người vái tạ nói:
- Vậy tiểu nhân xin thất lễ.
“keng” tiếng trảm mã đao rời vỏ cho thấy chất lượng thép rất tốt, đao cũng được bảo dưỡng cẩn thận nên lưỡi đao sáng bóng. Trần Quốc Toản hài lòng với v·ũ k·hí trong tay Dần, đứng đó dựng thương chờ đợi binh sĩ tên Dần đang thủ thế chuẩn b·ị đ·ánh tới.
“Sát” Lê Văn Dần hô lớn lấy dũng khí lao tới chém tên cậu chủ khó ưa. Lê Văn Dần khá nhanh, những đòn đánh liên hoàn cơ bản của trảm mã đao được Dần thuần thục sử dụng cho thấy hắn tập luyện khá chăm chỉ. Đầu tiên là đòn chém chéo từ bên phải chém xuống rồi tới đòn chém ngang nhằm vào chân. Cứ thế đòn liên tiếp đòn, nhưng không đòn nào có thể chạm vào mảnh giáp trên người Trần Quốc Toản.
Đòn của Dần tuy nhanh nhưng quá dễ đoán với người đã trải qua hàng chục trận chiến như Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản dễ dàng dùng những cái nghiêng mình, nhấc chân để tránh né chiêu thức của Dần. Vừa đánh Trần Quốc Toản vừa nhận xét:
- Căn bản của ngươi khá tốt, đòn đánh cũng nhanh, sức lực thuộc loại khá. Nhưng các chiêu thức quá cơ bản, không có biến hóa nên rất dễ đoán, động tác thừa vẫn còn nhiều. Những chiêu thức cơ bản này muốn có hiệu quả thì tốc độ ra đòn của ngươi phải nhanh hơn nữa.
Đối thủ chỉ tránh, không đánh trả làm Lê Văn Dần dần nóng máu chiếu thức lại càng nhanh hơn. Đối diện với Trần Quốc Toản vừa nhởn nhơ tránh né lại cứ lải nhải khiến hắn càng điên tiết. “Sát” Trần Văn Dần thấy Trần Quốc Toản hơi ngả người về sau tránh chiêu chém ngang của mình thì hô lớn dấn người lên đâm tới.
Đối mặt với đòn đâm hướng vào ngực mình, Trần Quốc Toản không lùi lại mà bước tới trước người nghiêng đi, mũi đao của Lê Văn Dần sượt sát áo giáp Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản khẽ đưa chân ra ngáng chân Dần khiến Dần ngã dúi dụi về phía trước.
Lê Văn Dần nhanh chóng quay đầu bò dậy thì đã thấy cán thương Trần Quốc Toản chỉ trước mặt mình nói:
- Thêm nữa, nóng vội không kiểm soát được cảm xúc là đại kỵ trên chiến trường. Chiến đấu kết thúc.
Lê Văn Dần biết mình thua toàn diện, hắn biết những sai sót kia Trần Quốc Toản chỉ ra không hề sai. Nhưng lòng tự ái khiến hắn nóng giận mất khôn. Lê Văn Dần chỉ có thể cúi đầu nhận thua tâm phục khẩu phục. Trần Quốc Toản thu thương về, kéo Lê Văn Dần đứng dậy rồi quay xuống phía binh sĩ ở dưới chờ đợi khiêu chiến tiếp theo, Trần Quốc Toản muốn thông qua việc này để bịt miệng các binh sĩ trước khi lên chiến trường để tránh những rắc rối không cần thiết:
- Người tiếp theo?