Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đông A Tái Khởi
Unknown
Chương 66: sự trở lại của Trần Quốc Toản.
Trần Quốc Toản vừa dứt lời, một binh sĩ chắc chỉ 17-18 tuổi khá ưa nhìn, dáng người chỉ nhỏ hơn Lê Văn Dần một chút, tay phải cầm thương bước lên nói:
- Tiểu nhân Bùi Hải xin được lĩnh giáo cậu chủ.
Trần Quốc Toản có thể nhận ra binh sĩ này là một trong vài binh sĩ ở tiền sảnh chiều hôm qua “chửi mình”. Xếp hàng đầu thế này xem ra cũng có chút tiếng trong gia binh của phủ. Trần Quốc Toản nhìn hắn nói:
- Thì ra ngươi là Bùi Hải, cũng thích dùng thương à. Được, tới đây.
Bùi Hải chắp hai tay ôm thương phía trước cảm tạ rồi hô lớn lao lên. Kỹ thuật của Bùi Hải cũng không tệ, sức lực tuy không bằng Dần nhưng thương nhẹ, tầm đánh dài nên chú trọng độ linh hoạt hơn. Thương trong tay Bùi Hải khá nhanh, những đòn đâm liên tục được Bùi Hải dùng thuần thục, việc giữ khoảng cách cũng khá tốt. Thi thoảng xen kẽ những đòn đâm là đòn quét ngang, quét trụ của Bùi Hải nhìn rất đẹp mắt.
Đối diện với những đòn kết hợp, tốc độ khá nhanh này của Bùi Hải, Trần Quốc Toản cũng phải di chuyển nhiều hơn, không còn dễ dàng tránh né như khi đánh với Lê Văn Dần. Thậm chí thi thoảng phải dùng thương để cản đòn của Bùi Hải.
Bùi Hải t·ấn c·ông mãi không có hiệu quả, quyết định đem chiêu thức đặc biệt của mình ra, hắn lợi dụng độ dẻo của cán thương tung ra đòn vờ đập từ trên xuống, khi tốc độ của thương đập xuống thì tay trái giữ chắc nửa dưới của cán thương. Lực quán tính làm nửa thân trên của thương hơi cong đi, mũi thương có hướng chĩa về phía cổ Trần quốc Toản.
Phía dưới các binh sĩ ăn tập với nhau nhiều, chứng kiến chiêu này thì cảm đám ồ lên hâm mộ:
- Là long vuốt.
Nghe tới đây, Đặng Văn Thiết khẽ che mặt xấu hổ. Trần Quốc Toản cũng phải phì cười, cố gắng lắm mới không để phát ra tiếng. Chiêu này Trần Quốc Toản lạ gì nữa, dễ dàng đưa thương sang trái cản lấy mũi thương, bản thân không lùi lại mà tiến lên nửa bước. Mũi thương có cong bằng giời cũng chả chạm vào được Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản đủng đỉnh nói:
- Có là vuốt mèo thì có. Chiêu số nhanh, linh hoạt nhưng thiếu lực, động tác còn rườm rà. Võ nghệ là để hộ thân, lên trận g·iết địch chứ không phải biểu diễn. Những động tác đẹp đẽ đó đem lên trận chỉ khiến ngươi c·hết nhanh hơn thôi.
Sát chiêu dễ dàng bị đối phương đọc vị, bị nói chiêu thức thiếu lực thì chẳng khác nào đang chê Bùi Hải “yếu”. Bùi Hải nghiến răng rút mạnh thương về, đồng thời vặn người định làm một đòn xoay người trên không rất đẹp để mượn lực tung một đòn đập thật mạnh từ trên cao xuống để cho Trần Quốc Toản thấy mình không yếu. Nhưng mọi chuyện không tốt đẹp như hắn nghĩ.
Đối diện với hắn, Trẩn Quốc Toản khẽ vu·ng t·hương trong tay đập nhẹ vào chân Bùi Hải khi hắn mới tung người lên không. Dù động tác rất đơn giản, lực rất nhẹ nhưng thay đổi hoàn toàn hướng lực của Bùi Hải, làm hắn không khống chế được người ngã hẳn sang bên.
Trần Quốc Toản chỉ cán thương vào hắn nói:
- Trên chiến trường sống c·hết chỉ trong khoảnh khắc. Càng đơn giản, càng hiệu quả thì càng tốt. Muốn sống lâu thì ngươi bỏ mấy động tác rườm rà đi. Chiến đấu kết thúc. Người tiếp theo?
Bùi Hải dưới mặt đất lần đầu tiên cảm thấy những động tác của mình trước kia được người khác tung hô thì hiện tại lại thảm hại tới mức nào. Hắn lặng lẽ ủ rũ cầm thương về hàng ngũ. Trong Hoài Văn quân hiện tại, ngoài Bùi Hải đã lên tỉ thí thì cấp bậc cao hơn chỉ còn Đặng Trung và Đặng Vũ. Nhưng chứng kiến võ lực của Trần Quốc Toản thì Đặng Vũ mặt vẫn tỉnh bơ như không có gì bất ngờ, trông cũng không có vẻ gì là khó chịu với quyền chỉ huy của Trần Quốc Toản nên không có ý định đứng ra tỷ thí. Đơn giản vì ngày hôm qua Đặng Vũ đã được chứng kiến một phần năng lực của Trần Quốc Toản rồi. Chỉ còn duy nhất Đặng Trung lòng vẫn đầy bất mãn.
Bùi Hải vừa về hàng, Đặng Trung bước lên trước mang theo cây thiết chùy trên tay bước lên trước khom người với Đặng Văn Thiết và Trần Quốc Toản nói:
- Tiểu nhân Đặng Trung, đội trưởng của gia binh Hoài Văn vương phủ, xin được chỉ giáo.
Trần Quốc Toản nhìn Đặng Trung đúng là có nét giống Đặng Văn Thiết khi xưa. Trần Quốc Toản đang định đồng ý thì Đặng Văn Thiết phía sau lên tiếng trước:
- Khoan đã, cậu chủ, người có thể đổi v·ũ k·hí sang thiết chùy như hắn được không?
Trần Quốc Toản ngạc nhiên nhìn Đặng Văn Thiết: Giờ tên này cũng biết thiên vị con cháu của mình rồi à? Thế còn ta? Bắt một người còi cọc như ta dùng thiết chùy đánh với tên như khỉ đột kia?
Đặng Văn Thiết cứ ngồi yên đó coi như không thấy vẻ mặt bất mãn của Trần Quốc Toản đang nhìn mình. Đối phương đã mặt dày đến vậy thì Trần Quốc Toản cũng hết cách đành phải đồng ý với đề nghị của Đặng Văn Thiết. Chỉ tay vào một binh sĩ đang cầm thiết chùy, Trần Quốc Toản thản nhiên nói:
- Được thôi. Ngươi, cho ta mượn thiết chùy dùng tạm.
Trần Quốc Toản nhận thiết chùy trong ánh mắt đầy bất mãn của Đặng Trung, hắn không muốn đấu với đối thủ phải dùng binh khí trái sở trường chút nào. Nếu có thắng hắn cũng chẳng vẻ vang gì. Nhưng cụ ông đã lên tiếng, hắn không dám cãi. Trần Quốc Toản về vị trí nhìn Đặng Trung như muốn bỏ cuộc đấu thì vừa khẽ đung đưa cây chùy để làm quen vừa nói:
- Ngươi khỏi lo. Ta thích dùng thương thì không có nghĩa là không sử dụng được các binh khí khác. Bắt đầu được rồi đấy.
“Sát” Bị đối phương khiêu khích, máu nóng lên, Đặng Trung hô lớn dùng chân bật mạnh, cả người hắn như bay về phía trước đồng thời vung chùy đánh tới. Trong đầu Trần Quốc Toản thầm đánh giá Đặng Trung khí thế đúng là rất mạnh, sức lực cũng lớn, có chút bóng dáng của Đặng Văn Thiết khi xưa, chỉ là nóng tính hơn.
Những tiếng quạt gió vù vù của thiết chùy trong tay Đặng Trung liên tục nhằm vào Trần Quốc Toản khiến người xem phải nổi da gà. Nhiều người thầm nghĩ nhỡ chả may thanh niên còi cọc kia dính 1 chùy thì liệu có sống nổi không? Trong lòng các binh sĩ hiện giờ rất mâu thuẫn, vừa muốn Đặng Trung cho tên cậu chủ mới hống hách kia một trận, lại vừa sợ nhỡ Trần Quốc Toản trúng đòn lăn ra c·hết thì sao? nhỡ hắn có mệnh hệ gì liệu cụ ông có xử trảm cả đám không? có khi các binh sĩ còn lo cho tính mạng của mình còn hơn lo cho tính mạng của Trần Quốc Toản trước mắt.
Nhưng trái ngược với lo sợ của các binh sĩ xung quanh, Trần Quốc Toản vẫn dễ dàng né tránh hoặc vung chùy đánh chệch hướng t·ấn c·ông của Đặng Trung. Một đòn đập xuống bị chệch hướng, Đặng Trung gồng tay lựa thế điều hướng thiết chùy đi ngang thành đòn quét, đòn quét hụt lại lựa thế xoay thiết chùy và người một vòng theo đà lại thành một đòn đánh chéo từ dưới lên.
Đòn này thì Trần Quốc Toản không đỡ cũng không làm chệch hướng được mà hơi ngả người ra tránh né, mồm thì lẩm bẩm nhận xét:
- Đúng là sức lực rất lớn, kỹ thuật cũng tốt, có thể lựa thế mượn lực đổi hướng thiết chùy để biến chiêu đã là không tệ. Có thể sánh với bốn hoặc gần năm phần của Đặng Văn Thiết khi xưa rồi. Không tệ!
Nghe tới đây, các binh sĩ há hốc mồm kinh ngạc nhìn cụ ông vẫn như tượng ở trên hiên tiền sảnh, trong đầu họ đầy nghi vấn. Đặng Trung ở trong trang hiện giờ đã không ai có thể đánh lại, mà mới chỉ chưa bằng 5 phần của cụ ông ngày xưa? Cụ ông ngày xưa thật sự lợi hại tới mức nào? Không tệ? Đây là lời khen hay đang chê Đặng Trung?
Trần Quốc Toản vẫn né và tiếp tục nói:
- Nhưng ngươi chỉ cậy sức thân trên, chưa biết vận sức toàn thân. Chân chưa đủ vững, hạ bàn không chắc làm trọng tâm không ổn định. Nhưng cái này có thể sửa được.
Đặng Trung nóng máu hét lên:
- Đừng có lải nhải nữa, ngươi chỉ giỏi tránh né, có giỏi đỡ chiêu này cho ta xem.
- Được thôi.
Đối diện với Đặng Trung đã nhảy lên dốc sức đập thiết chùy từ trên cao xuống, Trần Quốc Toản chân phải khẽ lùi lại nửa bước, xoay ngang bàn chân rồi dùng lực ở mũi chân đẩy lên đồng thời cổ chân xoay theo. Chân, hông và eo Trần Quốc Toản thuần thục xoay theo đưa lực từ chân lên hông, eo rồi tới vai. Trần Quốc Toản hai tay nắm chắc vận sức toàn thân đưa tới vung chùy từ dưới đánh lên nhắm thẳng vào chùy của Đặng Trung trên cao.
“Rầm” tiếng động đinh tai vang lên khiến các binh sĩ ôm tai đau đớn. Khi khống chế được cảm giác buốt tai rồi các binh sĩ mới kinh ngạc phát hiện ra. Đặng Trung to lớn như con khỉ đột vậy mà b·ị đ·ánh lùi lại gần 10 bước, cánh tay đang run run khó khăn lắm mới giữ được cây chùy. Trần Quốc Toản gầy còm đứng đó như không có chuyện gì. Thực ra Trần Quốc Toản cũng tê tay rần rần, chỉ là hắn khống chế được không thể hiện ra mặt mà thôi. Bản lĩnh này Trần Quốc Toản rèn luyện được rất nhiều trong cuộc chiến với quân Nguyên rồi, đặc biệt là với đối thủ mạnh như Ngọa Bàng.
Trần Quốc Toản giao lại thiết chùy cho binh sĩ, quay xuống 200 binh sĩ đang đứng đó nói:
- Còn ai nữa không? không còn thời gian dây dưa nữa đâu? Hãy nhớ, đây là cơ hội lên tiếng cuối cùng của các ngươi, khi lên trận chỉ còn quân luật mà thôi.
Đặng Vũ rất hiểu ý, hắn là người đầu tiên quỳ 1 chân xuống, tay phải đấm đất hô lớn:
- Bái kiến cậu chủ!
Các binh sĩ còn lại được chứng kiến võ lực của Trần Quốc Toản, kèm thêm thân phận đã được Vương phi và Đặng Văn thiết công nhận thì bọn hắn không thể ý kiến được nữa. Dần dần cả 200 binh sĩ, bao gồm cả Đặng Trung quỳ một gối chống tay hô lớn:
- Bái kiến cậu chủ! Bái kiến cậu chủ! Bái kiến cậu chủ!
Tiếng hô của các binh sĩ vang khắp trang viên, từ hậu viện, Vương phi Trần Ý Ninh đang ngả người trên ghế tựa cũng khẽ mỉm cười hài lòng. Đặng Văn Thiết nhìn Trần Quốc Toản lấy lại phần nào uy phong thì cảm xúc rất khó tả. Trước mắt 200 binh sĩ này đã nghe Trần Quốc Toản chỉ huy thì việc bị Trần Quốc Toản thu phục hoàn toàn chỉ là chuyện nay mai mà thôi. Nhìn 2 đứa chắt, Đặng Văn Thiết biết 2 đứa chắt của mình sau chuyến đi này sẽ có rất nhiều thu hoạch.
Các trang hộ nghe tiếng hô “Cậu chủ” từ vương phủ truyền ra thì cả kinh, tất cả vứt hết công việc đang làm đấy đổ xô ra con đường lớn chính giữa trang viên, ai cũng cố gắng nghển cổ nhìn về phía cổng vương phủ chờ đợi xem chuyện gì đang xảy ra. Trong trang viên này không ai không biết từ “cậu chủ” đại biểu cho cái gì.
Trần Quốc Toản trên đài điểm binh nhìn binh sĩ quỳ bên dưới chờ đợi mệnh lệnh của mình thì hài lòng nói:
- Tốt lắm. xuất phát!
200 binh sĩ theo lệnh của Trần Quốc Toản tung mình lên ngựa, Trần Quốc Toản cưỡi ngựa dừng ở đầu hàng ngũ, phía sau là Đặng Trung cùng Đặng Vũ, sau nữa là 200 binh sĩ đã lên ngựa chờ đợi. Nhưng Trần Quốc Toản chưa vội xuất phát vẫn đang ghìm cương ngựa đứng đó.
Đặng Văn Thiết chậm rãi bước tới, phía sau là binh sĩ khác đang cầm cây soái kỳ quen thuộc, “PHÁ CƯỜNG ĐỊCH, BÁO HOÀNG ÂN’ sáu chữ vàng trên lá cờ đã đi vào truyền thuyết dân gian của Đại Việt, kể cả người không biết chữ cũng có thể dễ dàng biết được sáu chữ trên lá cờ viết gì. Đặng Văn Thiết tới trước ngựa Trần Quốc Toản khom người nói:
- Cậu chủ, soái kỳ của người. Chúc người đại thắng trở về.
Trần Quốc Toản khẽ gật đầu nghiêm nghị nói:
- Đặng Vũ, cầm đại kỳ.
Đặng Vũ hơi khựng lại trước vinh dự này, hắn khom người hô lớn:
- Thuộc hạ tuân lệnh!
Đặng Vũ nhận lấy cây đại kỳ giơ lên cao. Ông trời như muốn chào đón sự trở lại của Trần Quốc Toản, một cơn gió bất ngờ thổi lên làm lá Đại kỳ bay phần phật. Các binh sĩ nhìn cây đại kỳ đang bay mà người nóng ran, mắt còn hơi cay cay. Không ngờ có ngày họ được vinh dự chiến đấu dưới lá cờ huyền thoại này. Lưng các binh sĩ tự nhiên ưỡn thẳng lên nhiều.
Trần Quốc Toản nghiêm nghị hô lớn:
- Hoài Văn quân, Xuất phát!
chiến mã của Trần Quốc Toản phối hợp với chủ rất tốt, nó dựng vó hí dài rồi lao vọt đi, theo sau là 200 kỵ binh giáp trụ đen sì. Vọt ra khỏi cổng vương phủ, đoàn kỵ binh dũng mãnh phi nước đại trên con đường lớn hướng tới cổng trang viên. Người dân hai bên đường đang nghển cổ hóng chuyện, chứng kiến thời khắc lá cờ trong truyền thuyết bay phần phần đi đầu đoàn quân thì đều quỳ rạp xuống đất khấu đầu.
Nhìn theo bóng lưng của Trần Quốc Toản, Đặng Văn Thiết mỉm cười thầm tiếc nuối:
- Ước gì ta có thể sát cánh chiến đấu cùng hắn thêm lần nữa.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Sau chương này tác bận việc nên xin nghỉ tới hết tuần nhé. Hẹn các bạn 12h trưa thứ 2 ngày 11/11 truyện tiếp tục lên chương. :)) Nếu có thể trở lại sớm hơn mình sẽ báo lại :D