Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đông A Tái Khởi
Unknown
Chương 67: Trần Kính và La Tát Đàn.
Đồn Khoái, Huyện Đông Kết, lộ Khoái Châu là một trong nhiều đồn bảo được xây dựng ven sông Hồng từ lâu để canh gác, bảo vệ mặt sông đồng thời kiểm soát thuyền bè qua lại. Chân đồn được bọc bằng đá, bên trong đắp đất, phía trên được cắm cọc gỗ dựng thành lũy. Thường mỗi đồn bảo như thế này chỉ do một Đô quân đóng giữ, hết phiên lại tiến hành đổi quân (một đô khoảng 80 người) nên diện tích của đồn bảo khá nhỏ.
Từ sau cuộc chiến với quân Nguyên, Đại Việt dần thay đổi chiến lược c·hiến t·ranh sang “lấy đoản binh thắng trường trận” do Hưng Đạo Đại Vương lập ra nên q·uân đ·ội chú trọng vào đánh hiểm hơn là dàn trận tác chiến ồ ạt, tùy vào đối thủ mà huy động quân số phù hợp chứ không huy động quân dân cả nước như trước kia. Do đó, sự tinh nhuệ của binh sĩ được đề cao hơn, lực lượng q·uân đ·ội bị cắt giảm quân số so với trước rất nhiều. Đồn Khoái cũng từ đó không được sử dụng nữa, không được tu sửa hàng năm nên tường tũy của đồn bảo đã xuống cấp.
Trong đồn Khoái đổ nát hơn 100 binh sĩ Đại Việt mặt mày nhem nhuốc đang cố gắng tận dụng những vật dụng cũ nát để gia cố tạm thời cho tòa đồn bảo này. Chỉ cần nhìn giáp phục bóng loáng, họa tiết cầu kỳ đẹp đẽ, giáp vai một số người còn có hình mặt thú hung dữ, áo choàng đỏ chót là biết đây không phải đội quân bình thường. Với những chủ nhân của đội quân như thế này, ngoài chức năng phòng thủ thì những bộ giáp này còn là bộ mặt của họ, nên nó tốt thôi là chưa đủ mà phải “đẹp” nữa. Giá của những bộ giáp này cũng rất đắt đỏ, giá để mua một bộ như thế này có khi tới vài trăm quan, số tiền này bằng 6-7 bộ giáp của thiết kỵ binh khác. Vì thế chỉ có cấm quân trong cung hoặc tư binh của vị vương gia giàu có nào đấy mới đủ tiền trang bị cho quân của mình những thứ như thế này.
Cung Tuyên vương Trần Kính mới khoảng 34 tuổi, là con trai thứ 11 của Minh Tông Hoàng đế. Mới mấy tháng trước, Trần Kính cùng anh trai là Cung Định vương Trần Phủ kéo quân về Thăng Long để phế bỏ Dương Nhật Lễ, lập Cung Định Vương Trần Phủ lên ngôi hoàng đế (Trần Nghệ Tông) khôi phục lại nhà Trần. Nhưng Trần Kính và anh trai mình diệt cỏ không diệt tận gốc, mẹ của Dương Nhật Lễ thành công trốn thoát sang Chiêm Thành cầu viện vua Chiêm là Chế Bồng Nga kéo quân về c·ướp phá Thăng Long để trả thù cho con trai. Việc này là nguồn cơn cho tai họa mà người dân các huyện ven sông Hồng đang phải chịu.
Khi nghe tin Đại Việt bị quân Chiêm bất ngờ t·ấn c·ông, quân Chiêm đang tiến về Thăng Long thì Cung Tuyên vương Trần Kính ở Khoái Châu liền dẫn tư binh của mình hướng về Thăng Long cứu viện. Trên đường đi, gặp cảnh quân Chiêm c·ướp phá khắp nơi, Trần Kính lệnh cho tư binh của mình đuổi đánh quân Chiêm. Chỉ phải đối mặt với nhưng nhóm quân nhỏ của quân Chiêm, quân của Trần Kính dễ dàng lấn át đối thủ, liên tiếp giành lấy chiến thắng. Bị thua nhiều trận, quân Chiêm ở vùng lân cận cứ thấy quân của Trần Kính tiến đánh là bỏ chạy tan tác. Điều này khiến Trần Kính và quân của mình tự tin hơn rất nhiều khi đối phó với những nhóm quân Chiêm.
Đến sáng hôm nay, khi nhận được tin báo quân Chiêm ở Khoái Châu đang rút chạy ra phía bờ sông Hồng, Trần Kính không muốn quân Chiêm có thể lên thuyền thuận lợi rời đi liền dẫn quân của mình đuổi theo chặn đánh. Quân của Trần Kính chủ yếu là bộ binh, chỉ có khoảng 100 kỵ binh, vì đuổi gấp nên đội hình dần bị kéo dài như con rắn. Nhưng điều này cũng không khiến Trần Kính bận tâm vì những ngày qua Trần Kính đã được chứng kiến sự yếu gà của quân Chiêm.
Tới phạm vi huyện Đông Kết, Trần Kính cùng quân của mình cuối cùng cũng đuổi kịp quân Chiêm. Quân Chiêm đang ở ngay phía trước, không đủ kiên nhẫn đợi bộ binh tới đủ, Trần Kính muốn xua quân lên đánh ngay. Dù đội trưởng đội tư binh Nguyễn Chính can gián thế nào cũng không được, Trần Kính cho rằng binh quý thần tốc, phải tranh thủ địch chưa tập hợp đội hình cần đánh ngay nếu để chúng lập đội hình để đối phó thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Không giống như tưởng tượng của Trần Kính rằng quân Chiêm sẽ lại tiếp tục bỏ chạy tan tác như những ngày qua, quân Chiêm hành động hoàn toàn trái với dự đoán của Trần Kính. Thấy quân Đại Việt đuổi tới đằng sau, quân Chiêm không những không bỏ chay như mọi khi mà quay ngược lại t·ấn c·ông quân Đại Việt. Trước sự ngỡ ngàng của quân Đại Việt, quân Chiêm từ bốn phía đổ ra đánh, thế trận bị kéo dài của quân Đại Việt dễ dàng bị quân Chiêm cắt làm nhiều đoạn khiến đầu đuôi không thể phối hợp.
Nguyễn Chính cùng thân binh xung quanh phải liều c·hết phá vây mới đưa được Trần Kính chạy thoát. Nhưng thể lực bị suy giảm do phải chạy liên tục từ sáng, quân Chiêm thì đuổi rát phía sau, dù Nguyễn Chính có đánh lạc hướng thế nào cũng không thể cắt đuôi được quân Chiêm đang đuổi theo. Hết cách, Trần Kính và quân của mình buộc phải tiến vào Đồn Khoái bỏ hoang này để cố thủ.
Trần Kính đứng bên cạnh bức tường đổ, mặc bộ giáp bạc sáng bóng rất nổi trội, trước ngực còn có hình đầu lân được trạm khắc tinh xảo. Bám tay vào bờ tường, Trần Kính nhìn quân Chiêm đang kéo tới ngày càng đông thì ân hận vô cùng. Chỉ vì phút nóng vội của hắn là khiến hơn 400 quân tốt tử thương, chỉ có hơn 100 người cùng hắn chạy được tới đây.
Trần Kính quay lại nhìn Nguyễn Chính đang đứng ở phía sau nói:
- Nguyễn Chính, khi nãy ta không nghe lời khuyên của ngươi để xảy ra cớ sự này, ta vô cùng ân hận.
Nguyễn Chính vội quỳ xuống khấu đầu nhận tội về mình, hắn không điên mà để tội lỗi đổ lên đầu vương gia của mình:
- Vương gia, là tại thuộc hạ ngu dốt không nhìn ra quỷ kế của quân Chiêm từ sớm. Khi đó chúng ta đã rơi vào bẫy của chúng, có làm thế nào thì kết quả cũng không khá hơn hiện giờ. Vương gia nói thế khiến thuộc hạ xấu hổ vô cùng.
Trần Kính hoàn toàn hiểu tâm ý của Nguyễn Chính đang muốn giữ thể diện cho mình nên chỉ thở dài nói:
- Đứng lên đi, không cần ngươi tự nhận lỗi về mình. Nguyễn Chính, liệu có quân cứu viện tới không?
Nguyễn Chính đang quỳ dưới đất, ngẩng lên chắp tay tâu:
- Bẩm vương gia, thuộc hạ đã cử người đi tìm người cứu viện, khi biết tin vương gia bị kẹt ở đây thì sớm thôi quân cứu viện sẽ tới. Quân Chiêm không có nhiều khí cụ công thành, hiện giờ chúng còn đang phải chặt cây làm thang, thuộc hạ tin rằng chúng ta có thể cầm cự tới lúc viện binh tới.
Bản thân Nguyễn Chính cũng không biết liệu có viện binh tới không, nhưng hắn phải nói thế để Trần Kính và các binh sĩ giữ được tinh thần chiến đấu.
Trần Kính chỉ gật đầu đáp lại, cũng chỉ hi vọng mọi chuyện được như Nguyễn Chính nói.
-----------------------------------
La Tát Đàn 17 tuổi, mới chỉ là một thiên phu trưởng của một lộ quân địa phương của Chiêm Thành. Trong suy nghĩ của hắn, theo những câu chuyện được người già kể lại thì quân Đại Việt là một đội quân rất mạnh mà quân Chiêm Thành không thể đối đầu trực diện được. Nhưng lần này theo nhà vua đi đánh Đại Việt lại có thể dễ dàng chiến thắng khiến hắn rất bất ngờ. Không ngờ quân Đại Việt không mạnh như hắn tưởng, điều này khiến La Tát Đàn tự tin nhận nhiệm vụ tiến hành c·ướp phá các huyện ven sông của Khoái Châu để phân tán sự chú ý của Đại Việt, giúp quân Chiêm có thể đánh vào Thăng Long.
La Tát Đàn dù xuất thân cũng là quý tộc một địa phương phía nam kinh đô cũ Indrapura của Chiêm Thành (Quảng Nam ngày nay) nhờ có quan hệ của gia đình mà hắn được lĩnh chức chỉ huy lộ quân ở địa phương chứ thực ra hắn được học binh pháp rất ít. Những gì hắn biết chủ yếu qua một số cuốn sách cũ hiếm hoi và trí tưởng tượng của bản thân qua câu chuyện về những cuộc chiến xưa do người lớn tuổi trong làng kể lại.
Sáng nay, dựa theo những kiến thức ít ỏi mình biết, La Tát Đàn sắp xếp mai phục hai bên đường rồi từng bước nhử quân Đại Việt vào bẫy. Kế hoạch của La Tát Đàn không ngờ lại thành công ngoài mong đợi của hắn, quân Đại Việt rơi vào mai phục của hắn c·hết đến 5,6 phần. La Tát Đàn mừng phát điên khi biết đối phương lại là một vương gia của Đại Việt, chỉ cần bắt được vị vương gia này của Đại Việt hắn sẽ lập đại công, việc được nhà vua phong tướng, ban tước là hoàn toàn trong tầm tay.
Quân Đại Việt phá vây La Tát Đàn mặc kệ tất cả, chỉ chăm chăm nhắm mục tiêu vào người mặc bộ giáp oai phong nhất, đẹp nhất, nổi trội nhất để đuổi theo. Đuổi suốt một canh giờ thì La Tát Đàn cuối cùng cung bao vây được quân Đại Việt khi họ chạy vào tòa đồn bảo cũ kỹ kia để chống cự. La Tát Đàn liền lệnh cho binh sĩ tìm gỗ chế tạo thang để t·ấn c·ông, hắn quyết không để cho vị vương gia kia chạy thoát. La Tát Đàn quay lại hét lớn:
- Làm được bao nhiều cái thang rồi. Nhanh lên, chúng ta không có cả ngày đâu. Làm đủ 20 cái thang thì lập tức t·ấn c·ông. Yên tâm, chúng không có cung thủ đâu.
-----------------------------
Trần Kính từ trên đồn bảo nhìn xuống, gần 20 cái thang được quân Chiêm xếp ngay ngắn phía trước tường lũy của đồn Khoái. Chúng còn không thèm để ý khoảng cách vì biết quân Đại Việt không có cung tên hay hỏa khí để phòng thủ. Bản thân rơi vào hoàn cảnh nhục nhã này khiến Trần Kính nắm chặt tay khiến các khớp xương hằn lên trắng xóa tức giận.
Là người sinh ra trong thời kỳ thịnh thế của Đại Việt, Trần Kính luôn có lòng tự hào rất lớn với Đại Việt. Trong mắt Trần Kính, Chiêm Thành chỉ xếp vào hàng phiên bang của Đại Việt, việc để cho Chiêm Thành đánh vào tận kinh đô là nỗi nhục không thể chấp nhận được. Trần Kính thầm thề trong lòng, nếu hôm nay có thể thoát khoải đây sẽ có ngày ông rửa mối hận này, bắt Chế Bồng Nga phải trả giá cho việc dám dẫn quân vào c·ướp phá Đại Việt.
Tiếng của Nguyễn Chính từ phía sau truyền tới kéo Trần Kính ra khỏi những suy nghĩ r·ối l·oạn trong lòng:
- Vương gia, xin người lui lại, quân Chiêm chuẩn bị t·ấn c·ông rồi!
Trần Kính nhìn xuống, quân Chiêm đã chia thành từng tổ khoảng 25 người theo sau mỗi chiếc thang. Tổng cộng có 20 cái thang được quân Chiêm chuẩn bị, xem ra quân Chiêm muốn tận dụng ưu thế về quân số để bắt quân Đại Việt phải chia nhỏ quân số ra phòng thủ. Quân số Đại Việt hiện giờ chỉ đủ để bố trí 5 binh sĩ phòng thủ mỗi đầu thang, số còn lại phải làm nhiệm vụ hậu cần, dự bị và đề phòng quân Chiêm phá cổng.
Trần Kính biết lùi về sau chỉ làm tụt sĩ khí của quân mình, Trần Kính tuốt kiếm từ chối lùi xuống rồi nhìn những binh sĩ Đại Việt lớn giọng nói:
- Cha ông ta đối đầu với trăm vạn hùng binh Nguyên Mông cũng không hề chùn bước, chúng ta đối mặt với vài trăm quân Chiêm thì sao phải sợ hãi. Cùng lắm là c·hết, các dũng sĩ Đại Việt hôm nay chúng ta sống cùng sống, c·hết cùng c·hết. Thề c·hết không hàng!
Các binh sĩ Đại Việt mắt đỏ hoe nghe lời động viên sĩ khí của Trần Kính, người Việt xưa nay có truyền thống kính tổ tiên. Tổ tiên họ thời trước đối đầu với quân Nguyên Mông mạnh hơn hàng ngàn lần còn không sợ, giờ họ đối đầu với quân Chiêm còn có thêm Vương gia cùng chiến đấu thì còn sợ gì nữa? Có thể họ vẫn s·ợ c·hết nhưng các binh sĩ có lẽ còn sợ bôi xấu mặt tổ tiên nhiều hơn. Các binh sĩ máu nóng dồn lên đầu gân cổ hướng về phía quân Chiêm gào thét.
- Thề c·hết không hàng! Thề c·hết không hàng! Thề c·hết không hàng!
La Tát Đàn ở phía dưới nhìn quân Đại Việt gào thét trên đồn bảo cũng không làm hắn chùn bước. Cơ hội phong quan tiến chức tốt thế này hắn không thể bỏ qua. La Tát Đản dơ trảm mã đao trong tay lên hét lớn:
- Các huynh đệ, tên vương gia kia chính là cơ hội phong quan tiến chức của chúng ta, chỉ cần bắt được hắn thì cuộc sống giàu sang đã ở ngay trước mắt. Các huynh đệ, g·iết.
Quân Chiêm ở đây đa phần là dân binh đi phiên vào các lộ biên quân, ở Chiêm Thành phân chia đẳng cấp rất nặng, địa vị của những binh sĩ này chỉ cao hơn nô lệ, dân đen một chút mà thôi. Nghĩ tới cơ hội tốt để đổi đời, cuộc sống giàu sang sau này, quân Chiêm không s·ợ c·hết nữa vì vốn dĩ mạng của họ đã rất rẻ mạt. “G·i·ế·t” quân Chiêm gào thét chia thành từng tổ như đàn kiến tha mồi vác theo thang lao về phía tòa đồn bảo.
--------------------------------------------------
- Thà c·hết không hàng? Khẩu hiệu thật chẳng ra làm sao.