Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đông A Tái Khởi
Unknown
Chương 69: Không gãy răng không dừng.
Hoài Văn quân nhanh chóng chia ra dọn dẹp khắp chiến trường, đồn Khoái từ cứ điểm phòng ngự thành nơi giam giữ tù binh tạm thời. Hơn 400 quân Chiêm bị dồn vào ngồi chật kín trong đồn, phía trên đồn 50 binh sĩ Hoài Văn quân cầm nỏ cứng trên tay canh gác số quân Chiêm bên dưới. Dồn quân Chiêm vào đồn Khoái xong cũng tới cuối giờ thân, Trần Quốc Toản quyết định cho binh sĩ đóng trại nghỉ ngơi, chờ tới sáng mai có dân binh tới áp giải quân Chiêm mới tiếp tục lên đường hướng về Thăng Long.
Trần Kính cuối cùng cũng đã gặp mặt Trần Quốc Toản khi Trần Quốc Toản leo lên đồn Khoái. Nhìn thanh niên 16-17 tuổi mặt mũi đen nhẻm, mảnh khảnh đang tiến về phía mình, dù có chút bất ngờ nhưng là người có ơn cứu mạng với mình, Trần Kính vẫn khiêm tốn chắp tay nói:
- Cung Tuyên vương Trần Kính, xin cảm ơn huynh đệ đã cứu giúp. Xin hỏi quý tính vị huynh đệ đây là?
Đối mặt với vị vương gia cao quý còn lớn tuổi hơn mình đang chủ động chắp tay chào hỏi, Trần Quốc Toản đã được Đặng Vũ kể qua về thân phận của Trần Kính cũng vội bước nhanh tới trước cũng chắp tay hành lễ còn khẽ cúi đầu thấp hơn đáp:
- Không dám, không dám. Vương gia khách khí rồi, tiểu đệ Hoài Văn vương Trần Quốc Toản, xin lỗi vì chiến trường bề bộn, giờ mới có thể tới để chào hỏi vương gia được.
Mắt thấy Trần Quốc Toản, một người mà mình không rõ lai lịch, đối diện với mình cử chỉ vẫn tự nhiên, lời nói tự tin cùng khí chất cao quý tỏa ra từ xương tủy cũng đủ để Trần Kính biết Trần Quốc Toản không phải người thường nên trong lòng liền có chút đề phòng. Từ khi thấy Trần Quốc Toản dưới chiến trường, trong đầu Trần Kính đã có vô số giả thuyết được đặt ra nhưng câu trả lời của Trần Quốc Toản nằm ngoài tất cả những suy đoán đấy, khiến Trần Kính phải kinh ngạc chưa biết phải nói gì.
Trần Quốc Toản qua mấy ngày sống lại, vì chủ yếu chỉ tiếp xúc với người trong Hoài Văn vương phủ nên nhất thời quên mất hiện tại thân phận của Trần Quốc Toản có chút kỳ lạ. Trần Quốc Toản chưa chuẩn bị cho tình huống này, vốn dĩ Trần Quốc Toản dự định sau một thời gian nữa mới thông qua Hoàng Thượng để xác nhận thân phận cho mình. Biết mình lỡ mồm nhưng đâm lao thì phải theo lao, mẹ cũng đã dặn rồi có chuyện gì khó xử cứ để mẹ gánh, Trần Quốc Toản từ tốn giải thích Trần Kính đang kinh ngạc phía đối diện:
- À huynh đừng hiểu nhầm. Chuyện này chưa công khai, Mẹ đệ bắt đệ xưng hô như thế trước đợi khi có điều kiện người sẽ tới Thăng Long xin Hoàng Thượng chính thức ban thân phận cho đệ. Khi đó đệ mới được chính danh.
Trần Quốc Toản không nói thì thôi, nói ra càng khiến Trần Kính khó tin, vỗn dĩ Trần Kính cho rằng tước vị Hoài Văn vương sau này sẽ được một người con cháu trong họ kế thừa. Nhưng từ miệng Trần Quốc Toản nói ra thì mẹ của Trần Quốc Toản sẽ xin Hoàng Thượng ban tước vị này, mà người có tư cách này thì Đại Việt chỉ có một người là Vương phi Trần Ý Ninh. Nhưng người đã 115 tuổi rồi thì lấy đâu ra một đứa con 16-17 tuổi thế này nữa? Trần Kính cẩn thận hỏi lại để làm rõ mối nghi ngờ trong lòng:
- Xin hỏi, mẹ đệ là?
Trần Quốc Toản tỉnh bơ đáp:
- Mẹ đệ là Vương phi Trần Ý Ninh.
Trần Quốc Toản càng nói thì Trần Kính càng không tin vào tai mình, Trần Kính lẩm bẩm rồi hô lên:
- Theo thứ bậc ta phải gọi Vương phi là cụ, thế thì ta phải gọi đệ là ông trẻ à?
Nghĩ lại thì đúng là thế thật, nhưng Trần Quốc Toản không thể nhận mình là ông của Cung Tuyên vương được hơn nữa nếu nhận thế thì khác gì nhận mình là con đẻ của mẹ. Dù là con đẻ thật nhưng chuyện nhập hồn nhập xác này nói ra ai mà tin được, nói ra nhỡ bị cho là phường l·ừa đ·ảo, dùng ma quỷ để lừa già dối trẻ thì bị đem đi t·hiêu s·ống cũng nên. Trần Quốc Toản vội vàng xua tay nói:
- Ấy không. Dù chưa chính thức nhưng đệ chỉ là người được mẹ chọn để kế thừa tước vị Hoài Văn vương, theo như lời mẹ đệ nói thì năm xưa Nhân Tông tiên đế có hạ ý chỉ cho mẹ đệ quyền này. Khi điều kiện tới mẹ đệ sẽ xin Hoàng Thượng xác nhận thân phận và tước vị cho đệ. Nhẽ ra phải đợi Hoàng Thượng công nhận thì đệ mới chính thức là Hoài Văn vương, nhưng mẹ bắt đệ tập xưng hô trước cho quen nên đệ nhỡ mồm. Còn chuyện thứ bậc cũng không thích hợp nữa, huynh cứ bỏ qua chuyện thứ bậc đi, đệ còn ít tuổi chúng ta cứ xưng hô bình thường là được.
Chỉ một câu “Đệ nhỡ mồm” đã khiến những nghi ngờ, sự cảnh giác đề phòng trong lòng Trần Kính giảm đi rất nhiều. Ít ra, câu nói này cũng khiến Trần Kính thấy đối diện với mình vẫn là một thanh niên trẻ tuổi vô tư, nói năng có chút tùy tiện của người trẻ.
Hàng năm các dịp lễ tết, ngày trọng đại Trần Kính và đại thần đều đi thăm hỏi Lão tổ tông (Vương phi Trần Ý Ninh) cả Đại Việt chỉ có ba người còn sống từ thời đại huy hoàng kia thì đều ở Hoài Văn vương phủ cả. Tiếp xúc với Vương phi Trần Ý Ninh nhiều lần, Trần Kính biết bao năm qua người vẫn chưa hết thương nhớ con trai của mình. Việc bắt người được mình chọn lấy tên Trần Quốc Toản và gọi mình là mẹ để thỏa nỗi nhớ trong lòng cũng là điều dễ hiểu với tâm lý của Vương phi Trần Ý Ninh.
Nếu mọi chuyện đều là ý riêng của Vương phi thì hoàn toàn có thể chấp nhận được, chưa kể ý chỉ của tiên đế năm xưa đã ban cho Vương phi quyền lựa chọn này. Khắp Đại Việt hiện giờ không có ai có quyền thay đổi lựa chọn này, mà có cũng không ai dám làm. Ngữ khí có vẻ thoải mái hơn nhiều, Trần Kính thong dong nói chuyện:
- Cũng phải, vậy ta không khách khí nữa, khi ngày đó đến ta nhất định ta sẽ tới chúc mừng đệ. Cảm ơn đệ đã cứu giúp, may nhờ có đệ nếu không có khi ta đã rơi vào tay quân Chiêm rồi. Quốc Toản này, ta muốn hỏi đệ chuyện này, Hoài Văn quân mấy chục năm nay chưa hề rời khỏi đất phong, sao hôm nay lại qua đất Khoái này?
Nói tới chuyện này lại khiến Trần Quốc Toản tức giận, mắt đỏ ngầu răng nghiến ken két không thể kìm chế cảm xúc mà quát lên:
- Quân giặc đang giày xéo quê hương huynh bảo đệ ngồi yên mà nhìn được à? Đệ hận không thể lập tức dẫn quân bắt tên Chế Bồng Nga về quỳ trước thái miếu, không thể đem quân đạp bằng Đồ Bàn cho hả giận. Nhưng đệ chỉ có 200 quân, là 200 quân đấy huynh biết không? 200 quân này để đuổi lũ giặc cỏ thì được, nhưng lấy gì để đánh với mấy vạn quân Chiêm ở Thăng Long. Lũ con cháu, quan viên vô dụng tay nắm đại quân, đại quyền nhưng chỉ biết ăn trên công lao của cha ông ngày trước để lại, thấy giặc chỉ biết chạy đến nỗi để Đại Việt phải chịu nỗi nhục này. Gặp được chúng đệ sẽ đấm gãy răng chúng trước rồi mới tính sổ với đám quân Chiêm kia.
Trần Quốc Toản nhìn chằm chằm Trấn Kính thở phì phò, nắm đấm nắm ra nắm vào kêu răng rắc. Trần Kính bất giác hơi lùi lại vài bước, nhỡ để Trần Quốc Toản nổi điên lên nhao vào đấm mình thì nguy. Trần Quốc Toản tay đấm mạnh bờ tường như để xả nỗi bực dọc trong lòng, khẽ thở hắt ra rồi nói:
- Bỏ đi, ít ra huynh là người đầu tiên đệ gặp trong mấy ngày nay có đủ dũng khí để đối đầu với quân Chiêm.
Thấy biểu hiện của Trần Quốc Toản, trong lòng Trần Kính càng yên tâm hơn, những đề phòng trong lòng càng thêm giảm bớt. Nói năng tùy tiện nghĩ gì nói nấy, dễ dàng tức giận, bộc lộ cảm xúc không hề giấu giếm, căm ghét cái xấu càng thể hiện Trần Quốc Toản là người trẻ đơn thuần, đầy một lòng nhiệt huyết với Đại Việt. Với tài năng cầm quân của Trần Quốc Toản đã hiển lộ, lần đầu tiên Trần Kính có suy nghĩ chỉ nếu mài giũa thêm thì tương lai Trần Quốc Toản sẽ thành người có thể gánh vác trọng trách cho Đại Việt. Trần Kính khẽ mỉm cười rồi ngạc nhiên hỏi Trần Quốc Toản:
- Quốc Toản, đệ đừng nóng, chuyện này không vội được, tương lai chúng ta sẽ bắt quân Chiêm phải trả giá nhưng không phải bây giờ. Mà đệ vừa nói đệ chỉ có 200 quân? Đệ dùng 200 quân đánh từ huyện Ngự Thiên tới đây? Đánh hết bốn huyện mà quân số vẫn gần như nguyên vẹn thế kia?
Trần Quốc Toản thản nhiên nói:
- Thì Hoài Văn quân cũng khá mạnh, với lại bọn đệ có dân binh giúp giam giữ tù binh, nếu không chỉ canh giữ tù binh bọn đệ đã không đủ người rồi. Cũng may bọn đệ chưa gặp phải cấm quân của quân Chiêm nên chưa biết hơn thua thế nào.
Nghe thấy cậu chủ mình tâng bốc trước Cung Tuyên vương đỉnh đỉnh đại danh thì binh sĩ Hoài Văn quân mũi có xu hướng hơi hếch lên trời, nhìn đám cấm binh giáp trụ đẹp đẽ không khác gì mấy con gà lông lá lòe loẹt, không hiểu vì sao ngày trước họ lại hâm mộ đám binh sĩ ăn mặc lòe loẹt này. Trần Kính nghi hoặc nhìn Trần Quốc Toản hỏi:
- Tính cả đám này thì đệ bắt được bao nhiêu tù binh rồi?
- Đâu đó khoảng 1200 tên.
Trần Kính không còn sức kinh ngạc nổi nữa rồi, hỏi tiếp:
- Tiếp theo đệ định thế nào, vẫn đánh đến Thăng Long à?
Trần Quốc Toản nhìn trời đã tối dần nói:
- Đánh tiếp, nhưng đệ phải đợi sáng mai dân binh tới tiếp nhận đám tù binh này đã. Trời cũng đã tối rồi cũng không tiện hành quân.
Lời nói của Trần Quốc Toản rất chân thành, đáp rất nhanh mà không cần nghĩ ngợi khiến Trần Kính hoàn toàn tin Trần Quốc Toản sẽ thực hiện đứng những việc mình đã nói. Nghĩ ngợi một lúc, Trần Kính nhìn binh sĩ đang nổi lửa thì hỏi Trần Quốc Toản:
- Quốc Toản này, có cơ hội đệ thật sự muốn đấm gãy răng quan viên triều đình à?
- Đệ sẽ đấm, mẹ đệ cũng dặn như thế, không gãy răng không dừng.
Trần Kính chỉ “Ừ” đáp lại lời Trần Quốc Toản, may mà hắn không phải mục tiêu còn không nếu là ý muốn của vương phi thì đến hắn cũng phải ngoan ngoãn chịu đấm. Ánh mắt kiên định của Trần Quốc Toản khiến trong lòng Trần Kính có thêm hi vọng, thầm chờ đợi những biến hóa trong triều đình sắp tới.
Suốt cả buổi tối ngày hôm đó, Trần Kính cùng Trần Quốc Toản nói đủ thứ chuyện. Trần Quốc Toản nói rất nhiều chuyện từ thời chống Nguyên Mông, chuyện chiến trường, mô tả lại những chi tiết mà sử sách ít nói tới. Cứ mỗi khi Trần Kính thắc mắc vì sao Trần Quốc Toản biết những chuyện này thì Trần Quốc Toản luôn lấy 3 cụ già ở nhà ra chống đỡ để hợp lý hóa cho những kiến thức của mình. Người già trong nhà đúng là báu vật.
Dần dần Trần Quốc Toản khéo léo cài cắm những câu chuyện về thương nhân đã giúp đỡ triều đình như thế nào trong cuộc chiến năm đó, những câu chuyện về các nhà sư không giáo điều suông mà tham gia kháng chiến trực tiếp như thế nào, câu chuyện về lòng dân sẵn sàng đốt bỏ đồng ruộng để theo triều đình, câu chuyện về những binh sĩ khi nhận được món quà nhỏ của Nhân Tông tiên đế. Cuối câu chuyện Trần Quốc Toản nhìn ánh lửa bập bùng nói:
- Huynh biết không? Thứ các binh sĩ thật sự cần không phải là chút vàng bạc ban thưởng, cái họ cần là sự công nhận của triều đình, của đất nước. Rất nhiều binh sĩ cả đời cống hiến xương máu cho đất nước nhưng cuối cùng về già lại phải chịu đủ thứ thiệt thòi, áp bức. Đệ tin rằng năm đó, nếu quân Nguyên quay lại t·ấn c·ông Tiên đế thì 1000 binh sĩ tàn tạ kia dù có phải thịt nát xương tan để cản đường quân Nguyên cho Tiên Đế rút lui thì họ cũng vui vẻ nhận lấy. Không như thời điểm hiện tại, giặc tới binh tan. Đấy chính là sức mạnh của lòng dân, lòng quân.
- Thôi, đi nghỉ thôi Trần Kính đại ca. Mai chúng ta còn rất nhiều việc phải làm!
Hạt mầm đã gieo Trần Quốc Toản mặc kệ Trần Kính thừ mặt ngồi đó mặt như c** ngâm vô hồn nhìn ánh lửa, còn bản thân mình về lều tạm nghỉ ngơi.