Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 71: Thăng Long thất thủ

Chương 71: Thăng Long thất thủ


Trần Kính thấy Trần Quốc Toản dễ dàng bộc lộ cảm xúc tức giận của mình thì cảm giác vui vẻ lại ùa về. Ít ra Trần Kính cũng biết có người đang khó chịu trong lòng không kém mình, nổi tính “chọc c·h·ó” Trần Kính cười trêu đểu Trần Quốc Toản:

- Haha lúc nãy đệ dương dương tự đắc, nói chuyện thản nhiên cao thâm lắm cơ mà? Còn dồn lên đầu ta một đống việc lằng nhằng, sao giờ lại nghiến răng nghiến lợi rồi? Thế nào, trong lòng cũng khó chịu lắm hả?

Trần Quốc Toản không kìm được quát lên:

- Huynh còn cười được à, để bọn chúng nhởn nhơ c·ướp phá tới tận Thăng Long mà không làm gì được? Nhục c·hết đệ rồi.

Trần Quốc Toản nổi khùng thì Trần Kính lại càng vui.

- Ha ha Quốc Toản, việc của ta là đối nội, ta sẽ gỡ từng việc từng việc một, gỡ được một việc là ta vui một lần, chuyện sẽ ngày càng tốt lên. Còn đệ, lòng đệ đang đầy một bụng tức với quân Chiêm, một ngày chưa trả được mối nhục này thì đệ còn khó chịu một ngày. Xem ra đệ còn phải ôm cục tức này vài năm, haha đáng đời đệ, ta xem đệ nhịn được tới bao giờ, lại còn ra vẻ cao nhân đắc đạo lắm.

Những việc đối nội kia Trần Quốc Toản có thể biết, nói thì được nhưng để Trần Quốc Toản làm thì chịu. Trần Quốc Toản chỉ tự tin ở việc đối mặt với kẻ thù, còn việc vỗ về dân chúng thì Trần Quốc Toản không biết làm, có biết cũng không thể làm. Đến Hưng Đạo Đại Vương sau khi c·hiến t·ranh kết thúc còn rút về Vạn Kiếp để tránh nghi kỵ nữa là. Bị Trần Kính chạm vào đúng vảy ngược, Trần Quốc Toản nổi khùng đá bay cục đất dưới chân quát:

- Đệ đợi, 3 năm, 5 năm hay 10 năm đệ cũng sẽ đợi. Đợi để đạp bằng Đồ Bàn cho hả mối giận này. Không nói với huynh nữa, bực cả mình. Đệ đi ăn cơm.

Trần Kính là người lăn lộn chốn quan trường nhiều năm, nên hoàn toàn hiểu được ẩn ý của Trần Quốc Toản. Trong câu nói của mình Trần Quốc Toản luôn đề cập tới việc Trần Kính hay Triều đình cần làm để quy tụ lòng dân, không hề mảy may nhắc tới Trần Quốc Toản. Nói cách khác, Trần Quốc Toản sẽ không can dự vào chuyện đối nội, cùng lắm chỉ góp ý và hỗ trợ phía sau, Trần Quốc Toản đang muốn cho Trần Kính thấy mình không lưu luyến quyền lực, chỉ một lòng muốn bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.

Không hiểu sao thấy Trần Quốc Toản nổi khùng thì Trần Kính lại càng yêu thích, cũng không hiểu từ bao giờ hai người họ huynh huynh đệ đệ thuận mồm tới vậy. Trần Kính gọi với rồi đuổi theo Trần Quốc Toản:

- Đợi ta với, ta ăn cơm cùng đệ.

- Đừng theo đệ nữa. Nhà huynh hết đồ ăn à?

Trần Kính và Trần Quốc Toản ngồi đối diện nhau trong lều, binh lính bê lên cho mỗi người một khay cơm chỉ có một bát cơm to, 1 đĩa rau muối, 1 đĩa rau xào và 2 con cá khô. Dù không thể so với mâm cơm hàng ngày của họ nhưng hai người ăn rất ngon lành. Đặc biệt là Trần Quốc Toản, có lẽ do bản năng của cơ thể này quá mạnh cứ tới lúc ăn cơm là Trần Quốc Toản ăn như rồng hút nước. Khi Trần Kính còn đang nhẩn nha nhai từng miếng rau thì Trần Quốc Toản đã buông bát đi uống nước chè rồi.

Nhìn bộ giáp đẹp đẽ của Trần Kính, Trần Quốc Toản chép chép miệng chê:

- Trần Kính đại ca này, nếu huynh không muốn làm bia tập bắn thì lần sau lên chiến trường đừng mặc bộ giáp này nữa.

Trần Kính ngạc nhiên dừng đũa ngạc nhiên nhìn Trần Quốc Toản hỏi:

- Tại sao?

Trần Quốc Toản khẽ ôm đầu buồn chán nói:

- Còn tại sao nữa, huynh mặc nổi bật thế này, chỉ nhìn qua là biết nhân vật quan trọng. Chúng không nhắm vào huynh thì nhắm vào ai. Chắc hẳn hôm qua huynh đã thử tìm cách cắt đuôi quân Chiêm nhưng đều không thành công hả?

Trần Quốc Toản vừa dứt lời, Nguyễn Chính ở bên ngoài chạy vào quỳ xuống dập đầu báo cáo:

- Báo, bẩm vương gia, có tin tức từ người của ta phái đi Thăng Long đưa tới.

Trần Quốc Toản nghe thế thì giữ ý đứng lên định đi ra ngoài thì Trần Kính ngăn lại nói:

- Không sao, đệ cứ ngồi đấy. Hẳn là tin tức về quân Chiêm.

- Nguyễn Chính, cứ nói đi.

Nguyễn Chính đang quỳ phía trước được chấp thuận mới chắp tay run run nói:

- Bẩm vương gia, tin từ người của chúng ta phái tới kinh thành báo về. Bệ hạ thấy giặc tới liệu không chống nổi nên đã lên thuyền chạy sang Đông Ngàn. Quân Chiêm không tốn một binh một tốt đã ùa vào kinh thành c·ướp phá rồi.

Nói đến đây Nguyễn Chính quỳ rạp xuống mặt đất gào khóc không nói tiếp được. Trần Kình thì ngồi bệt xuống đất không tin vào tai mình. Trần Quốc Toản tay đang cầm chén trà đập bàn cái rầm khiến mảnh vỡ làm tay chảy máu loang lổ. Đứng dậy đá bay cái bàn vào góc, Trần Quốc Toản tiến tới xách cổ Nguyễn Chính lên mắt tóe lửa quát:

- Ngươi vừa nói cái gì? Thăng Long đã thất thủ? Lũ cấm quân đâu? chúng làm gì mà không giữ Thăng Long nổi 1 ngày?

Đối mặt với những câu hỏi của Trần Quốc Toản, Nguyễn Chính chỉ biết đứng chôn chân khóc lóc. Trần Quốc Toản bực mình quăng hắn sang một bên quát:

- C·hết tiệt. Một lũ vô dụng.

Trần Quốc Toản bước nhanh ra khỏi lều định dẫn người tới Thăng Long thì thấy binh sĩ đang thất thần nhìn về phía bắc. Trên mặt sông Hồng rộng lớn, hàng trăm chiến thuyền quân Chiêm đang xuôi dòng hướng ra biển. Quân Chiêm tiến vào được Thăng Long không dám ở lại lâu, sau khi đ·ốt p·há cung điện, c·ướp ngọc lụa, bắt giữ phụ nữ thì lập tức xuôi dòng rút lui. Nên khi tin tức được đưa tới thì thuyền của quân Chiêm cũng xuất hiện trong tầm mắt bọn họ rồi.

Đồn Khoái nằm rất gần bờ sông Hồng nên từ trên đồn có thể nhìn rõ trên thuyền quân Chiêm chở đầy ngọc lụa và phụ nữ Đại Việt, thi thoảng binh sĩ quân Chiêm còn quăng một hai xác phụ nữ xuống sông. Tiếng than khóc của phụ nữ, tiếng cười sung sướng chế nhạo của quân Chiêm vang khắp mặt sông khiên các binh sĩ Đại Việt đổ gục vì bất lực, người thì gào khóc nhục nhã, người ôm tai muốn chặn hết những âm thanh kia lại, số ít người gân cổ chửi rủa quân Chiêm để xoa dịu cơn tức trong lòng.

Không một ai dám nhìn thẳng vào những gì đang diễn ra trên sông. Trần Quốc Toản rất muốn lao tới g·iết sạch quân Chiêm trước mặt, nhưng không có cách nào để thực hiện được việc đó. Trần Quốc Toản cũng muốn chửi rủa nhưng chửi rủa không g·iết được quân Chiêm thì cũng chả để làm gì, còn khiến chúng sướng khoái hơn. Trần Quốc Toản đấm mạnh bờ tường bằng đất bên cạnh ba cái khiến nó đổ xuống để hả giận. Mặc kệ bàn tay đầm đìa máu, chỉ cơn đau từ bàn tay mới khiến Trần Quốc Toản giữ được tỉnh táo nhịn cục tức này xuống. Trần Quốc Toản đi tới đạp từng tên binh sĩ đang gục xuống gào khóc phía trước rồi gân cổ lên quát:

- Lũ khốn kiếp, ngẩng đầu lên, ngẩng đầu lên mở to mắt c·h·ó của các ngươi ra mà nhìn, gục đầu khóc lóc thì làm được cái c·h·ó gì? mở mắt ra nhìn cho kỹ mà ghi nhớ lấy sự nhục nhã này, nhớ lấy sự vô dụng của bản thân sẽ dẫn tới hậu quả như thế nào. Hôm nay trên thuyền kia có thể không phải là vợ con các ngươi, bọn họ b·ị b·ắt có thể không phải do các ngươi là do lũ cấm quân, lũ quan viên vô dụng ở kinh thành. Nhưng cuộc chiến này chưa kết thúc, không ai khẳng định được tương lai vợ con các ngươi có rơi vào hoàn cảnh như họ hay không đâu.

- Mở mắt ra mà đối mặt với nỗi nhục này. Thằng nào nhắm mắt lại ta chém c·hết. Đặng Vũ, Đặng Trung nghe thấy quân lệnh chưa? Thằng nào nhắm mắt lại lập tức chém c·hết.

- Rõ, thưa cậu chủ.

Đặng Vũ, Đặng Trung vội vã quyệt nước mắt nước mũi nhận lệnh của Trần Quốc Toản dùng đôi mắt đỏ ngầu quán sát các binh sĩ xung quanh. Xung quanh đồn Khoái, các binh sĩ nuốt ngược nước mắt vào trong theo lệnh của Trần Quốc Toản đứng nghiêm nhìn về phía bờ sông không ai dám thút thít dù chỉ một tiếng.

Bọn họ im lặng thì tiếng cười cợt của quân Chiêm, tiếng khóc của các phụ nữ bị quân Chiêm bắt càng truyền tới rõ ràng. Mắt phải nhìn, tai phải nghe những âm thanh này là màn t·ra t·ấn kinh khủng nhất với các binh sĩ. Giống như họ phải đứng im mặc cho kẻ thù chửi rủa trước mặt mình mà không làm được gì. Gần 2 canh giờ các binh sĩ phải gồng người chịu đựng những tiếng cười chế giễu từ quân chiêm, phải nhìn xác những phụ nữ thi thoảng bị quân Chiêm ném xuống sông, họ nghiến răng tới bật máu, móng tay bấu thủng cả da thịt, ánh mắt dần đỏ ngầu vì tia máu, gân trên mặt nổi lên như rễ cây.

Phía dưới đồn Khoái, nhìn theo bóng lưng run lên vì giận dữ của binh sĩ Đại Việt, các tù binh Chiêm Thành co rúm vào sợ hãi, đồng đội của họ trên sông cười càng to thì họ lại càng sợ. Họ sợ bản thân sẽ bị đem ra để trút giận, rất nhiều binh lính Chiêm Thành đã đái cả ra quần vì sợ.

Trần Kính ở phía sau tiến lên vỗ vai Trần Quốc Toản nói:

- Quốc Toản, xin lỗi đệ. Là do ta vô dụng, triều đình vô dụng mới để xảy ra cảnh này. Đệ có thể chửi rủa một chút cho lòng thoải mái cũng không sao, không nên kìm nén tất cả trong lòng như vây.

Trần Quốc Toản vẫn nhìn đoàn thuyền quân Chiêm đang thưa dần trên mặt sông nghiến răng nói, càng nói càng gay gắt, càng nói nước mắt chảy càng nhiều:

- Đệ tức giận chứ đệ không ngu. Chửi mà g·iết được Chế Bồng Nga thì đệ chửi tới đứt lưỡi cũng được. Nhưng chửi đổng chả có tác dụng gì cả, còn khiến chúng khoái trí hơn. Đệ sẽ tận dụng tối đa mọi thứ để làm lợi thế cho mình trước khi đối đầu với Chế Bồng Nga, đệ sẽ không ngu dốt vì chút hả giận trong lòng mà thu hút sự chú ý của hắn. Đệ sẽ ở trong bóng tối chuẩn bị mọi thứ để đối phó với kẻ địch ngoài sáng. Đệ thề, lần tới Chế Bồng Nga tới Đại Việt sẽ là ngày c·hết của hắn, đệ sẽ khiến Chiêm Thành mãi mãi không thể gượng dậy nổi……

Trần Kính cứ lặng lẽ đứng sau lưng Trần Quốc Toản cho Trần Quốc Toản được phát tiết một chút, tới khi chiếc thuyền cuối đi qua, Trần Quốc Toản đã nguôi ngoai phần nào. Trần Kính khẽ vỗ vai Trần Quốc Toản kéo Trần Quốc Toản khỏi bi thương nói:

- Ý ta là đệ có thể chửi ta và triều đình một chút. Ta sẽ không truy cứu chuyện này.

Trần Quốc Toản ngoái đầu nhìn Trần Kính cũng đang khó chịu không kém gì mình nhưng đang cố tỏ vẻ bình thường để an ủi Trần Quốc Toản, gạt tay Trần Kính khỏi vai mình rồi nói:

- Bỏ đi, huynh không đáng bị vậy. Trần Kính đại ca, đệ không chửi mà đệ đấm có được không?

- Không!

- Thế còn đám quan viên ở kinh thành?

- Có! miễn là đệ tự chịu hậu quả.

- Xời, huynh nói cũng như không.

Khi mặt trời đứng bóng, tiếng của quân Chiêm trên sông cũng không còn, Trần Kính quay ra hỏi Trần Quốc Toản:

- Quốc Toản, ta chuẩn bị về Thăng Long đây, có rất nhiều cần ta làm ở đó. Còn đệ, tiếp theo đệ định làm gì?

- Đệ về đất phong tuyển quân, trước mắt đệ phải đổ đầy quân số 500 quân của đệ. Thời gian tới đệ cần tập luyện thêm cho cả đệ và tư binh. Ngoài ra đệ cần chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Chiêm trong mấy năm tới.

Trần Quốc Toản quay lại nhìn Trần Kính nói:

- Trần Kính đại ca, có thể giúp đệ một chuyện không? Đệ muốn giữ lại tù binh để chuẩn bị cho tương lai.

Chương 71: Thăng Long thất thủ