Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 76: Thiến ngựa.

Chương 76: Thiến ngựa.


Trà nước xong xuôi, Trần Quốc Toản uể oải cố gắng loại bỏ những suy nghĩ về chuyện cưới vợ, tự an ủi mình dù sao vẫn còn hơn một năm nữa, biết đâu ông trời sẽ ban cho cô vợ tuyệt vời vào một lúc nào đó.

Ra tới tiền sảnh, Lưu quản gia đã như tượng đang chắp tay đứng đó đợi, Trần Quốc Toản cũng không nhiều lời, chỉ nói ngắn gọn:

- Đi thôi, Lưu quản gia.

- Vâng thưa cậu chủ.

Lão Lưu khẽ khom người vâng lệnh rồi cùng vài hộ vệ theo Trần Quốc Toản lên ngựa rời đi. Trần Quốc Toản không muốn quản những chuyện kinh doanh nên trực tiếp bỏ qua các cửa tiệm trên dọc đường phi thẳng ra ngoài trang viên. Trang viên của Hoài Văn vương cũng giống như bao huyện khác ở một dải ven sông Hồng, đồng ruộng không bị đốt cháy thì cũng bị quân Chiêm dẫm cho nhoe nhoét. Hiện giờ mới là đầu tháng 4, việc cứu vụ mùa này coi như bỏ rồi, xem ra chỉ cố giữ được mảnh nào hay mảnh đấy. Trần Quốc Toản chỉ tay về phía cánh đồng cháy rụi nói:

- Lưu quản gia, mấy hôm nữa phân loại tù binh xong thì sắp xếp cho chúng ra đồng ruộng lao động. Mảnh nào còn cứu được thì cứu, mảnh nào không cứu được thì bắt chúng cày xới lại trồng vụ mới.

- Vâng, thưa cậu chủ.

Bộ dạng của Lưu quản gia vẫn một kiểu khuôn phép như thế nhận lệnh từ Trần Quốc Toản. Trang viên của Hoài Văn vương gần như ôm hết đất của huyện Ngự Thiên, nằm ngay ngã ba sông Luộc và sông Hồng nên đất đai rất màu mỡ, sông ngòi kênh rạch cũng rất nhiều cả tự nhiên lẫn nhân tạo. Việc nạo vét những kênh rạch sông ngòi này trước kia luôn do trang hộ làm vào lúc nông nhàn, nhưng giờ có lao động rồi thì phải tận dụng.

- Lưu quản gia, đồng áng tạm ổn thì phân chia tù binh tiến hành nạo vét toàn bộ kênh mương trong trang, ngoài ra chỗ nào cần đào thêm kênh rạch dẫn nước vào ruộng thì cứ làm. Phải khiến cho đám tù binh bận rộn một chút, để chúng đỡ suy nghĩ chuyện khác.

- Vâng, thưa cậu chủ.

Tiến ra gần bờ đê hai con sông, phía ngoài chân đê bãi bồi bên sông Hồng còn hẹp chứ bãi bồi đoạn uốn cong của sông Luộc cỏ lau đã mọc bạt ngàn. Để quá lãng phí, Trần Quốc Toản chỉ tay về phía bãi bồi hỏi Lưu quản gia:

- Lão Lưu, bãi bồi kia sao để hoang hóa lãng phí thế?

Lưu quản gia nghe cậu chủ hỏi thì lại chắp tay thưa:

- Bẩm cậu chủ, trước kia phần đất bồi ven sông bên cạnh đất phong của ta đều được tính vào đất phong cho chúng ta sử dụng. Nhưng từ tháng 2 năm nay, Bệ hạ đã bỏ phép cắt chân bãi bồi. Chúng ta không được nhận đất ấy nữa, mà dân cũng không có ai dám ra ngoài canh tác một phần vì ngại đụng tới lợi ích của chúng ta, một phần vì nó nằm ngoài đê nên người dân sợ m·ùa l·ũ nước lên sẽ mất trắng nên đành bỏ hoang.

Trần Quốc Toản hơi cau mày, nhìn thật kỹ địa thế ngã ba sông này, nghĩ ngợi một lúc rồi Trần Quốc Toản nói:

- Lưu quản gia, mấy hôm nữa khi tri huyện tới nhận tù binh thì lão lựa lời nói với hắn. Chúng ta sẽ chi tiền làm một con đê bao bên ngoài bãi bồi, rồi lạo vét đầm lau sậy góc phía nam kia làm thành một bến thuyền và vài cầu tầu để vận chuyển hàng hóa. Phía trong con đê mới sẽ đắp nền cao bằng mặt đê để làm kho hàng hóa, hàng quán để phục vụ bến thuyền, phần đất và bến thuyền này sẽ do triều đình quản lý, chúng ta thuê lại để sử dụng.

- Bên trong con đê cũ thì lập vài làng nghề, nếu tìm được thợ đóng thuyền quanh đây và trong đám tù binh thì ta muốn lập một xưởng đóng thuyền trước mắt chỉ đóng thuyền nhỏ ở đây, nguồn gỗ ta sẽ tìm cách giải quyết sau. Làm được việc này công tích của tri huyện sẽ rất lớn, hẳn hắn sẽ hết lòng ủng hộ thôi. Nhân lực thì vẫn lấy từ tù binh và tuyển thêm người dân các huyện xung quanh bị mất mùa tới làm công để họ có thêm thu nhập.

- Vâng thưa cậu chủ.

Lo lắng khối lượng công việc quá nhiều, Trần Quốc Toản hỏi Lưu quản gia vẫn khuân phép phía sau:

- Lão Lưu này, nếu lượng công việc nhiều quá ngươi có thể tìm thêm người về giúp.

Lão Lưu khuôn mặt vẫn không chút biến sắc, có vẻ lượng việc này chưa nhằm nhò gì với hắn. Lưu quản gia chắp tay nói:

- Cảm ơn cậu chủ đã quan tâm. Hiện tại nhân lực của vương phủ vẫn đáp ứng được công việc, cậu chủ có thể yên tâm giao phó.

Trần Quốc Toản trước giờ không để ý mảng hậu cần lắm, hắn chỉ nêu ra ý tưởng, bổ trí toàn cục còn lại chi tiết thì có lão Bộc và người phía dưới lo thực hiện. Hiện tại thấy Lưu quản gia vẫn tự tin thì Trần Quốc Toản dù khá ngạc nhiên những vẫn có thể yên tâm chỉ khẽ “ừ” một tiếng.

Giữa ngã ba sông Hồng, sông Luộc có một bãi bồi nổi lên ở giữa sông rất dài nhưng hẹp như cánh cung, thời chống Nguyên bãi bồi này vẫn chìm nghỉm nhưng giờ có cỏ sậy mọc lên rồi. Bãi bồi hợp với phần đất bồi nhô ra dưới chân đê như thành một cái vịnh nhỏ. Rộng phải tới 1000 thước (khoảng 500m) dài tới bảy, tám dặm (khoảng 2,5km). Có bãi bồi chắn dòng thì chỗ này rất thích hợp để lập một đồn thủy binh, nếu kết hợp với các pháo đài phòng thủ ven bờ thì từ vị trí này có thể ngăn cản bất cứ đội quân nào muốn ngược dòng tới Thăng Long, hoặc xuôi dòng thoát ra biển như cách quân Chiêm mới thực hiện. Trần Quốc Toản mắt hau háu nhìn vị trí này phấn khích nói với lão Lưu:

- Lưu quản gia, tới mùa khô năm nay cho người nạo vét toàn bộ khúc sông này, ta muốn nó đủ sâu để chiến thuyền có thể dễ dàng đi lại. Gia cố thêm cho bờ kè, làm bến bãi đậu thuyền, giữ lại các mỏm đất nhô ra ngoài để xây dựng pháo đài phòng thủ. Tương lai ta sẽ dùng nó để lập một tòa thủy trại đủ sức khống chế toàn bộ giao thông tại hai con sông này, tạo thêm một lớp phòng ngự cho Thăng Long. Trước mắt cứ như thế, quy hoạch cụ thể khu này xây dựng như thế nào ta sẽ đưa sau.

Công việc ngoài trang viên đã hòm hòm, Trần Quốc Toản dong ngựa về trong trang để xem thao trường nơi các binh sĩ luyện tập. Thao trường của vương phủ nằm ở góc đông bắc trang viên là mảnh đất to nhất. Có 2 lối vào thao trường, một lối từ đường chính chạy thẳng vào, ngoài cổng luôn có người canh gác, một lối là đường hầm từ thư phòng của Trần Quốc Toản chỉ có một số ít người biết tới.

Thao trường rộng hàng trăm mẫu như một tòa ốc đảo cạnh trang viên, ngoài lối đi rộng hơn 100 thước để vào thì xung quanh thao trường toàn bộ là hồ nước và các nhánh sông. Thao trường không cần xây tường mà được trồng tre dày đặc, rộng tới 2m chạy xung quanh, khi tre lên cao, thân to như bắp tay, cành cây đan cài chi chít thì lão Bộc cho người bọc đất kín mít bên trong bên ngoài hàng tre để chống cháy. Bùn đấy khô đi kết hợp với các nhánh tre tạo thành hệ kết cấu chắc nịch, sau một thời gian từ các mắt tre lại đâm rễ ra ăn vào bùn lại khiến tường càng thêm chắc chắn. Phần bên trên hàng tre được cắt tỉa gọn gàng, ngọn được uốn cong khiến binh sĩ có thể đi lại phía trên được. Với những hàng tre dày đặc và được gia cố như thế này thì những v·ũ k·hí như đ·ạ·n đá từ máy bắn đá hay s·ú·n·g thần công hoàn toàn vô dụng, chỉ cần lưu ý cắt cành tỉa nhánh để tránh hỏa công là được.

Trước kia thao trường này là nơi huấn luyện hơn 5000 gia binh của Trần Quốc Toản, nên giờ với 200 gia binh đang tập luyện chả khác nào muối bỏ bể. Lượng gia binh quá ít, mà tù binh thì nhiều nên Trần Quốc Toản quyết định cho tù binh quân Chiêm giam giữ ở đây luôn, Người từ trong này muốn đào tẩu ra ngoài cũng khó không kém người muốn từ bên ngoài đột nhập vào nên việc giữ tù binh ở đây có thể hoàn toàn yên tâm. vô số lán trại lều tạm được dựng lên để để quân Chiêm trú tạm. Một góc khác là những người dân được thuê làm công đang miệt mài xây những căn nhà bằng gạch chắc chắn làm chỗ ở cho các binh sĩ, tân binh sắp tuyển và cả tù binh quân Chiêm theo yêu cầu của Trần Quốc Toản.

Đại Việt vốn sử dụng chính sách “ngụ binh ư nông” nhưng Trần Quốc Toản vì muốn nâng cao sức chiến đấu của binh sĩ nên không áp dụng mô hình đó. Gia binh của Trần Quốc Toản được huấn luyện giống Cấm quân của Đại Việt, dù các binh sĩ phần lớn đều là trang hộ trong trang nhưng mỗi tháng cũng chỉ được thay phiên nhau về nhà 3 ngày. Toàn bộ thời gian còn lại phải dùng để tập luyện và làm nhiệm vụ, chỗ ở được xây dựng ở trong thao trường luôn. Các binh sĩ được trả lương cao, gia đình các binh sĩ cũng được nhận trợ cấp, đến mùa vụ thậm chí còn được bố trí người làm công phụ giúp công việc. Chính sách này dù tốn kém tiền của kinh khủng nhưng lại giúp các binh sĩ có thể yên tâm tập luyện làm nâng cao sức chiến đấu của binh sĩ hơn hẳn các quân khác.

Các binh sĩ đang tập luyện thấy Trần Quốc Toản đang từ xa tiến tới liền dừng lại chắp tay cúi chào đồng thanh hô:

- Bái kiến cậu chủ.

Hôm nay Trần Quốc Toản không dành lịch trình cho việc huấn luyện các binh sĩ này nên chỉ gật đầu ra hiệu cho các binh sĩ có thể tiếp tục tập luyện, rồi bản thân đi tới chuồng ngựa. Nhìn số chiến mã ít ỏi trong chuồng Trần Quốc Toản muốn khóc tới nơi, Trần Quốc Toản ưa thích luồn sâu đánh hiểm, mà muốn làm được thế thì không gì thích hợp hơn là kỵ binh. Nhớ lại đội ngũ 5-6000 kỵ binh đông nghìn nghịt thời đánh quân Nguyên mà thèm, Trần Quốc Toản quay lại hỏi Lưu quản gia:

- Lưu quản gia, có cách nào mua được nhiều ngựa không? Trong nước có nguồn cung cấp ngựa nào không?

Lão Lưu nghe thế thì lại một dáng chắp tay khom người tới phát ngán, được cái lần này thêm động tác lắc đầu nói:

- Bẩm cậu chủ, có nguồn mua ngựa nhưng số lượng rất ít, mỗi năm chỉ có thể mua tối đa tầm 100 con. Một phần vì nhà Minh cấm toàn bộ hoạt động buôn bán ngựa ra bên ngoài khi thực tế nhà Minh cũng đang thiếu ngựa trầm trọng, một phần vì mục trường chăn thả ở Đại Việt quá ít, số mục trường này hiện chủ yếu do triều đình quản lý nên nguồn ngựa tư nhân gần như không có. Cuối cùng là ngựa giống trong nước rất khan hiếm, gần như toàn bộ ngựa giống đều phải mua từ bên ngoài về.

Nghe những chuyện này Trần Quốc Toản thấy hơi vô lý mới hỏi lại:

- Lão Lưu, ta nhớ ngày trước ngoài lượng chiến mã khổng lồ chúng ta bắt được từ tay quân Nguyên thì còn một lượng rất lớn ngựa cái mà nhỉ? Có số ngựa này sao có thể thiếu nguồn ngựa giống được? việc duy trì 1-2000 con ngựa cái khỏe mạnh đâu có khó lắm đâu?

Quân Nguyên ngày trước có thói quen uống sữa ngựa, nên trong các chiến dịch của mình quân Nguyên luôn mang theo rất nhiều ngựa cái. Nhờ có nguồn thực phẩm di động này nên quân Nguyên có thể tác chiến rất xa, trong thời gian dài mà không cần lo nghĩ quá nhiều tới hậu cần trong khi vẫn đảm bảo được sức chiến đấu cho binh sĩ. Đây cũng là bí quyết giúp quân Nguyên có thể xưng hùng xưng bá chiến trường từ Á tới Âu năm xưa. Trong cuộc chiến với quân Nguyên, Đại Việt thu được rất nhiều giống ngựa tốt là vì thế.

- Bẩm cậu chủ, do mấy chục năm gần đây, các vương hầu quý tộc có sở thích đua ngựa và chơi mã cầu. Bọn họ thường thiến ngựa để chiến mã trông mập hơn cho ưa nhìn, lông óng mượt hơn để nhìn cho thuận mắt. Dần dần các chiến mã tốt trong tay vương hầu quý tộc đều bị thiến cả, số ngựa giống suy giảm nên số ngựa cái cũng dần giảm theo là vì thế.

Nghe lão Lưu nói mồm Trần Quốc Toản cứ dần há ra, cằm như muốn rơi xuống rồi hét lên:

- Thiến chiến mã chỉ để cho lông nó mượt? chỉ để nhìn đẹp hơn? Lũ ngu xuẩn, rặt một lũ ngu xuẩn, chúng không biết chiến mã ở Đại Việt quý hiếm, quan trọng thế nào à? Lưu quản gia, trong trang viên nhà ta có dạng ngu xuẩn như thế này không?

Trần Quốc Toản quát tháo xong thì nghiến răng nghiến lợi, mắt đỏ như máu nhìn chằm chằm lão Lưu, chỉ cần lão nói có thì e rằng những cái tên được nhắc tới sẽ bị đem ra băm để nuôi lợn hết. Lão Lưu vẫn bình tĩnh đáp như không thấy áp ực trước sát khí của Trần Quốc Toản:

- Bẩm cậu chủ, trang viên nhà ta không có ai như vậy.

Nghe lão Lưu nói thì Trần Quốc Toản thầm thở phào rồi nói với lão Lưu:

- Lưu quản gia, chỉ cần là chiến mã chưa bị thiến, ngựa cái, ngựa giống, ngựa con thì mua hết. Trước mắt cứ đào tạo thêm mã phu, chưa có mục trường thì nuôi tạm trong chuồng. Từ giờ tới hết năm ta sẽ tìm cách kiếm 1 cái mục trường cho chúng ta sử dụng sau này.

Chương 76: Thiến ngựa.