Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 77: Tính kế đám hủ nho.

Chương 77: Tính kế đám hủ nho.


Trước lúc đi thì uể oải vì rơi vào bẫy của hội người cao tuổi, lúc trở về thì uể oải vì cái trò thiến ngựa ngu xuẩn. Vừa về tới thư phòng đã gặp Đặng Văn Thiết ngồi ở hiên nhàn nhã nhai trầu, Trần Quốc Toản bực giọc trút giận với Đặng Văn Thiết:

- Ngươi nhàn nhã quá nhỉ? Sao ngươi sống mà để lũ ngu xuẩn nó thiến hết ngựa thế? Bọn ngu xuẩn đấy đáng bị thiến hơn là lũ ngựa? Thời nay còn chuyện ngu xuẩn gì ta chưa biết thì ngươi kể luôn một lượt được không?

Đặng Văn Thiết nhìn Trần Quốc Toản bực tức quăng cây roi vào thư phòng, lột áo khoác ngoài ra vắt lên cột nhếch miệng nói:

- Sáng ta không nhắc nhở ngươi cũng vì bị ép, đừng có lấy ta ra làm chỗ trút giận. Lũ ngu xuẩn thời nay nhiều lắm, ta cản không nổi. Cũng không muốn cản, mới chục ngày trước ta còn chẳng tin ngươi có thể trở về, nhìn đám quân Chiêm nhốn nháo bên ngoài ta còn nghĩ sắp c·hết rồi chả quản làm gì cho mệt. Ai dè ngươi về được làm cái thân già này lại phải chống đỡ thêm vài năm. Từ từ thôi, háng lại chảy máu kìa?

Trần Quốc Toản vẫn đang duỗi cỡ bắt đầu làm động tác xoạc chân nghe Đặng Văn Thiết nói thì hơi nhìn xuống háng mình lại rớm máu nhưng kệ như không thấy:

- Không sao, đau ở mức này thì không vấn đề gì? Xương khớp cứng quá, không dùng được mấy kỹ thuật ngày trước. Ta phải tranh thủ luyện cho cơ thể dẻo dai tý, thêm vài năm nữa xương cứng rồi muốn luyện cũng không được.

- Ừ, nhưng ngươi khắt khe với bản thân quá đấy. Quốc Toản, mai bắt đầu tuyển quân rồi? ngươi có yêu cầu gì đặc biệt không?

Trần Quốc Toản vẫn vừa tập duỗi cơ, bẻ khớp vừa nói:

- Không có gì, trước mắt cứ tuyển người khỏe mạnh là được, sau này có phát hiện gì cụ thể ta sẽ bố trí sau. Nhưng có việc này cần ngươi lưu ý. Đặng Văn Thiết, ta cần một người xâm nhập sang đất Chiêm để xây dựng đường dây gián điệp, chúng ta không thể chỉ dựa vào tin tức từ đám b·uôn l·ậu được. Ta nghĩ bắt đầu với vai trò thương nhân là thích hợp nhất, trước mắt chỉ cần hoạt động ở vùng lần cận phía nam kinh đô cũ Indrapura của chúng là được, cố gắng bắt quan hệ với quan viên và quý tộc ở vùng này là ổn.

- Để tiếp tế cho hắn, ta muốn lập một thương đoàn tới hoạt động ở vùng Hóa Châu và Thuận Châu. Dù trên danh nghĩa 2 châu này vẫn đang thuộc Đại Việt nhưng xem ra sức khống chế còn rất yếu, nên nhánh thương đoàn này cần được hỗ trợ thật tốt để có thể xây dựng được chỗ đứng tại đây. Nó sẽ thành cơ sở tiếp tế cho mọi hoạt động của chúng ta ở Chiêm Thành sau này. Đặng Văn Thiết, ngươi có nhân tuyển nào phù hợp không?

Đặng Văn Thiết hơi trầm ngâm theo đề án của Trần Quốc Toản rồi nói:

- Ý hay đấy. Chuẩn bị từ giờ sẽ dễ qua mắt chúng hơn. Ta nghĩ dùng thân phận người Hoa là tốt nhất. Được, chuyện này ta sẽ cho người sắp xếp ngay. Nhưng có một vấn đề khác. Chúng ta đang khởi động quá nhanh, lại vươn vòi tới tận những nơi xa xôi nhất thì rất khó tránh khỏi việc bị đàn hặc trên triều, lòng người thời nay khác thời trước việc ngươi làm tất không tránh khỏi bị nghi kỵ. Việc này ngươi cần tìm cách giải quyết sớm, nếu không thù trong giặc ngoài chúng ta sẽ khó mà chống đỡ được.

Nghĩ tới chuyện này lại đau đầu, thời nay làm gì cũng phải tính trước tính sau, phòng nọ phòng kia phiền não c·hết đi được. Trần Quốc Toản nhớ c·hết thôi cái thời đại đã qua kia. Vấn đề thì lù lù ra đấy nhưng chưa thể nghĩ ra biện pháp nào,Trần Quốc Toản chỉ thở dài chán chường nói:

- Ta cũng biết thế nhưng chưa nghĩ ra biện pháp nào cả. Tạm thời việc thương đội kia cứ tạm núp bóng dưới cái tên nào đó đi. Chuyện kia thì trước mắt nhờ mẹ ta chống đỡ, sau này thì đành nước nổi bèo trôi, tới đâu hay tới đó vậy.

Dừng lại một lúc, Trần Quốc Toản chợt nhớ ra gì đó rồi nói với Đặng Văn Thiết đang định rời đi:

- Khoan đã Đặng Văn Thiết. Nay đi cùng Lưu quản gia, ta giao khá nhiều việc cho lão Lưu. Có thể nói là núi việc cũng không ngoa, nhưng thấy phải ứng của lão Lưu vẫn khá bình thản, dường như không coi lượng công việc cả của cải đó ra gì. Trước giờ ta không để ý chuyện này vì có chú Bộc lo cả cho, nhưng giờ ta rất tò mò rốt cuộc căn cơ nhà ta tới mức độ nào rồi.

Đặng Văn Thiết nhìn Trần Quốc Toản ngạc nhiên nói:

- Lạ thật, tên phá gia tiêu tiền như nước nhà ngươi giờ cũng biết để ý tới chuyện tiền bạc trong nhà rồi à? Nói đơn giản thì thế này, ngươi cứ tưởng tượng năm xưa ngươi nuôi 5000 quân, kỵ binh tới 2000 mà một mình Vương phi vẫn dư sức cáng đáng cho ngươi tự do tung hoành thì 80 năm qua, vương phủ chỉ duy trì chưa tới 500 gia binh, kỵ binh không quá 200 thì ngươi nghĩ mỗi năm để ra được bao nhiêu tiền bạc? Chưa kể các khoản đầu tư vẫn tiếp tục được Vương phi duy trì và mở rộng để chuẩn bị cho ngày ngươi trở về.

Nói đến đây, Đặng Văn Thiết khẽ nhếch môi nhìn Trần Quốc Toản như thằng ngốc, ngày xưa chính hắn cũng thế khi tiếp nhận lại công việc từ tay lão Bộc:

- Vương phi chiều ngươi tới độ này mà mỗi chuyện muốn ngươi cưới vợ sinh con ngươi cũng chưa làm cho Vương phi được. Đúng là tạo nghiệt. Chuyện làm ăn ngươi cứ mặc lão Lưu, trong chuyện này ngươi không bằng cái móng tay của lão ấy đâu. Ngươi cứ sống như thời trước là được, sau này cưới vợ thì để thiếu phu nhân quản.

Vẫn biết chuyện này không đơn giản nhưng biết sao được, trước giờ Trần Quốc Toản chỉ thích những thứ liên quan tới đánh trận, còn chuyện kiếm tiền để đánh trận thì Trần Quốc Toản được người khác lo cho rồi. Trần Quốc Toản bị Đặng Văn Thiết nói cho thối mặt, chỉ biết gãi đầu cười xòa:

- Thì ta chỉ lo ta chi tiêu quá đà thôi mà. Mà này, Đặng Văn Thiết nếu Nho giáo đang dần thịnh hành ở Đại Việt, tư tưởng bài thương đang ngày càng mạnh, để đối phó hiệu quả nhất ta nghĩ chúng ta sẽ tiên phong phát triển thương nghiệp. Ngươi nói với lão Lưu nghiên cứu lập một vài nhà xưởng ở đây như xưởng dệt, xưởng đóng thuyền, xưởng đồ thủ công,.... nếu có thể học được mô hình, kỹ thuật của người Hán thì càng tốt.

- Ngoài ra, nếu các trang hộ muốn lập xưởng, kinh thương thì chúng ta có thể hỗ trợ tối đa thậm chí nếu họ kinh doanh mặt hàng nào chúng ta có thể nhường lại, bao tiêu. Mục tiêu là để trang hộ và các huyện xung quanh được hưởng lợi ích từ các xưởng và việc buôn bán này. Đến một lúc nào đó, ta nghĩ chúng ta chỉ cần thu tô của trang hộ và duy trì một vài cửa hàng là đủ. Nếu nắm giữ hết mọi thứ trong tay lại đúng ý của đám hủ nho đấy, chúng sẽ càng có lý do để bài thương. Đợi người dân quanh đây giàu lên, Ta sẽ lấy huyện Ngự Thiên ra làm ví dụ để vả vào mặt đám hủ nho đấy.

Đặng Văn Thiết nghe tới đây thì gật đầu đồng ý:

- Lấy thực tế để vả lý thuyết suông. Biện pháp hay đấy, ta sẽ dặn Lưu quản gia thi hành. Tính ra ngươi cũng có đầu óc buôn bán phết, đi kinh thương kể ra cũng không tệ. Mà nghĩ lại thì kẻ nào làm kẻ thù của ngươi đúng khổ, chưa thấy đối phương đâu đã bị tính kế rồi.

Trần Quốc Toản khẽ nhún vai, bũi môi nói:

- Ta chỉ vẽ thế thôi, chứ làm trực tiếp thế nào thì ta không biết đâu. Thứ ta làm vì lợi ích của Đại Việt thôi. Kẻ thù không chỉ tới từ bên ngoài, cái gì gây hại tới lợi ích của Đại Việt đều là kẻ thù hết, đám này đáng bị tính kế.

-------------------------------------------------

Mấy ngày qua, trang viên Hoài Văn vương đã quen với cảnh lườm lượp người dân ở các huyện xung quanh tới xin làm công. Do đồng ruộng đã bị quân Chiêm phá nát, vụ xuân này coi như bỏ, giờ Hoài Văn vương phủ liên tục tuyển người về làm công như cái phao cứu mạng cho mấy huyện xung quanh bám vào để nuôi cả gia đình đợi mùa vụ mới.

Danh tiếng của Hoài Văn quân chỉ qua cuộc chiến vừa rồi đã truyền khắp các huyện lộ Khoái Châu, lộ Long Hưng. Đại Việt trước nay chưa bao giờ thiếu người dám xả thân vì nước, mới nghe tin Hoài Văn quân tuyển quân các thanh niên trai tráng khắp nơi mang theo côn, gậy gộc, cung nỏ dần tụ tập về trang viên Hoài Văn vương để chuẩn bị cho cuộc thi tuyển người vào đội tư binh.

Các trang hộ trong trang nhạy bén, trừ những người trẻ trong nhà đi làm công thì những trang hộ còn lại mở đủ các loại hàng quán ven đường để phục vụ khách tới trang viên. Quán nước chè của bà Tám được đặt dưới hàng thông ngay đầu làng Khê, từ lộ Khoái Châu muốn vào huyện Ngự Thiên đều phải đi qua quán của bà Tám. Quán chỉ phục vụ nước chè và trầu cau cho khách qua đường cũng đủ khiến khách khứa đông nghìn nghịt ghé vào nghỉ chân. Bà Tám phải kéo cả con dâu và mấy đứa cháu ra phụ giúp mới được rảnh tay một tý.

Bê chè ra cho vị khách trẻ vạm vỡ mới vào quán, eo còn dắt một một thanh kiếm, những khách như thế này hôm nay bà Tám đã gặp tới trăm người rồi nên theo thói quen bắt chuyện:

- Cậu tới ứng thí vào Hoài Văn quân à?

Thanh niên trẻ tuổi nghe hỏi thế thì hạ chén nước chè xuống nói:

- Vâng, cháu tới muốn ứng thí vào Hoài Văn quân.

Thấy thanh niên trẻ tuổi lễ phép, bà Tám vừa mắt đặt đĩa trầu xuống trước mặt thanh niên chuyện phiếm:

- Cậu tới từ huyện nào thế? hôm nay ta thấy nhiều người tới ứng thí như cậu lắm. Mà nghe đâu đợt này cậu chủ chỉ tuyển thêm 200 người cho Hoài Văn quân thôi, còn lại thì tuyển thêm một ít làm gia nô, xem chừng khó để vào được lắm.

Thanh niên trẻ tuổi nuốt miếng nước chè, nghe bà chủ nói tới Trần Quốc Toản thì khẽ dò hỏi:

- Cháu từ huyện Đông Kết tới. Nghe danh Hoài Văn quân nên cháu muốn tới ứng thí. Bà biết Hoài Văn vương ạ? Hoài Văn vương là người thế nào thế bà?

Bị hỏi đúng chỗ ngứa, bà Tàm kéo ghế lại gần, nói đầy tự hào:

- Đương nhiên, cả trang viên này có ai mà không biết cậu chủ. Hôm cậu chủ đánh thắng quân Chiêm trở về người còn tự mình xuống ngựa để nhận chén nước chè của ta nữa là. Cậu chủ là vương gia dù tuổi còn rất trẻ nhưng rất lễ phép với người già, thương trẻ nhỏ lại tải giỏi như vậy. Đúng là của hiếm có, không giống đám vô dụng kia để quân Chiêm vào tận Thăng Long.

Thanh niên trẻ tuổi hơi ghé gần người lại bà Tám hỏi nhỏ:

- Nhưng cháu nghe nói Hoài Văn vương bây giờ không phải con ruột của Vương phi ạ? cháu còn nghe nói vương mới chỉ gặp Vương phi mấy ngày trước? Chuyện này có thật không bà?

Bà Tám đang tươi cười nghe tới chuyện này thì thay đổi thái độ 180 độ. Vài trang hộ trong quán bà Tám nghe thế thì quay lại nhìn chằm chằm thanh niên trẻ tuổi. Trán bà Tám nhăn vào, giọng nói trở lên khó chịu:

- Đám người ngoài các ngươi thì biết gì về cậu chủ của bọn ta? Người phiêu bạt chịu khổ bao năm mới được Vương phi nhận về. Mà không là con ruột thì sao nào? cậu chủ của bọn ta tài giỏi, lễ phép như thế có chỗ nào để chê không? Một lũ thối tha. Mới nổi lên một tí ruồi bọ ở đâu đã bâu về lắm thế.

Bà Tám làm động tác đuổi ruồi rồi liếc xéo thanh niên trẻ tuổi đang ngỡ ngàng trước mặt nói:

- Uống xong chưa? uống xong rồi thì biến đi.

Trong ánh mắt ngỡ ngàng của thanh niên trẻ tuổi, bà Tám đã hất cốc nước chè của thanh niên trẻ tuổi đi rồi đuổi khách, hắn không còn cách nào khác bèn cúi gằm đầu xấu hổ rời đi. Một trang hộ tóc hoa râm đi làm đồng về rút từ thắt lưng ra một đồng tiền đặt xuống bàn bà Tám nói:

- Ta trả tiền cho cốc chè vừa đổ đi. Lần sau gặp trường hợp này bà cứ đuổi khách, tiền nước để ta trả. Con ta đi đi lính cho cậu chủ mà ta còn được lương, ruộng thì sắp tới có người làm giúp. Mẹ nó, có đâu gặp được chủ tử tốt như vậy chứ, đám ruồi này chúng ta phải giúp cậu chủ đuổi cho bằng sạch.

Chương 77: Tính kế đám hủ nho.