Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 80: Đặng Tất.

Chương 80: Đặng Tất.


Có người tiên phong, chẳng bao lâu cả đám tân binh dưới thao trường nhốn nháo b·iểu t·ình hò hét đòi bỏ tập. Hoài Văn quân xung quanh giáo trường dù rất ngứa mắt với đám tân binh nhưng biết có cậu chủ đang ở đây nên không ai dám đứng ra nói, chỉ nhìn tân binh đang làm loạn như lũ ngốc.

Trần Quốc Toản trong bộ quần áo bằng vải bố nhìn đám tân binh nhốn nháo bên dưới, xem xem có tên nào vì đòi bỏ tập mà phạm luật để mông chạm đất, lưng chạm đất không. Để mặc đám tân binh tới một tuần hương, nhưng không tên tân binh nào phạm luật làm Trần Quốc Toản khá hài lòng. Ít ra đám này chỉ bất mãn vì bài tập chứ chưa muốn từ bỏ ý định tham gia Hoài Văn quân.

Trần Quốc Toản bước lên phía trước đài điểm binh, lại gần hơn với đám tân binh hắng giọng lấy hơi rồi quát lớn:

- Yên lặng, tên nào còn láo nháo đuổi khỏi Hoài Văn quân.

Mấy ngày qua, việc vào được Hoài Văn quân thì khó chứ bị đuổi thì đám tân binh thấy vô số rồi. Nghe bị đuổi khỏi Hoài Văn quân, đám tân binh không muốn đến mặt của chủ tướng như thế nào cũng chưa biết mà đã bị đuổi nên trong tích tắc tình hình đã yên ắng trở lại.

Trần Quốc Toản chỉ vào tên tân binh trẻ tuổi là người đầu tiên hét lên nói:

- Ngươi, tên đầu têu, ngươi tên là gì?

Trẻ tuổi lợi nhất là lớn gan, không sợ trời không sợ đất. Thanh niên bị điểm mặt nhìn người trên đài cũng chả hơn mình được mấy tuổi nên cũng không sợ hãi tự tin bước lên hô lớn:

- Ta đứng không đổi tên, ngồi không đổi họ. Ta là Đặng Tất.

- Khí thế lắm. Họ Đặng à, có quan hệ với họ Đặng ở Sơn Nam không? Nghe giọng ngươi lạ lạ, không giống giọng ngoài này. Ngươi từ đâu tới?

Đặng Tất bước thêm một bước tự tin nói:

- Cao tổ của ta là người Sơn Nam, từ đời Cao tổ phụ nhà ta chuyển vào lộ Nghệ An. Hiện nhà ta đang ở châu Quy Hợp lộ Nghệ An, dịp này ta ra đây là để thăm mộ tổ.

(P/s: Cao Tổ là từ đời ông của ông nội trở lên; Cao tổ phụ là đời cụ. Đây là cách gọi văn hoa hơn trong tầng lớp quý tốc)

Nghe Đặng Tất nói thế thì Trần Quốc Toản và xung quanh đều “Ồ” lên một tiếng.

- Thì ra là hậu duệ của danh gia, nhưng theo ta biết Đặng gia nhiều đời là văn quan, sao tới đời ngươi lại muốn làm võ quan à? Không muốn theo nghiệp tổ tiên nữa à?

Đặng Tất trả lời rất cộc lốc:

- Ta thích.

Đặng Trung ngứa mắt với kiểu nói cộc lốc của Đặng Tất định bước lên cho hắn một bài học thì Trần Quốc Toản dơ tay ngăn lại rồi tiếp tục nói với Đặng Tất:

- Có chí khí lắm, lúc nãy ngươi bảo ngươi luyện võ nghệ, học binh pháp được 10 năm rồi à? Học hành những 10 năm mà ngươi vẫn không hiểu vì sao bọn ta lại tập chạy à?

Đặng Tất hừ mũi coi khinh phân bua:

- Ai chẳng biết các ngươi muốn rèn luyện thể thực, nhưng có khỏe tới đâu mà không có trận pháp, võ nghệ thì chỉ như trâu húc bờ tường. Người học võ bọn ta đánh bại không biết bao nhiêu tên thất phu chỉ biết cậy sức rồi mà cần phải nói ra nữa sao. Ta không phản đối tập chạy, ta phản đối là tập chạy quá nhiều.

Nghe Đặng Tất nói có vẻ rất hợp lý, xung quanh bắt đầu có những tiếng “đúng đúng” ủng hộ Đặng Tất. Trần Quốc Toản bình thản nói:

- Đặng Tất, trước khi ta giải thích vì sao ta sẽ làm một ví dụ cho các ngươi thấy. Trước tiên, ngươi chọn ra 1 người ngươi cho rằng yếu nhất ở đây đi, ai cũng được, tân binh cựu binh tùy ngươi chọn.

Đặng Tất nãy giờ ngứa mắt với Trần Quốc Toản, tuổi thì trẻ chắc chỉ ngang mình mà cứ nhâng nhâng trên đài điểm binh nãy giờ. Đặng Tất nhìn chằm chằm rồi dùng tay chỉ vào Trần Quốc Toản.

Trần Quốc Toản ngoái đầu lại phía sau xem có ai đứng sau lưng mình không, nhưng không có ai cả, rõ ràng Đặng Tất đang nhắm vào Trần Quốc Toản rồi. Trần Quốc Toản tự chỉ tay vào mình khá ngạc nhiên, không phải nhìn mình dễ b·ị b·ắt nát thế chứ:

- Là ta à? Được thôi.

Binh sĩ trong Hoài Văn quân không thể đứng tấn tiếp được bấm bụng nín cười khùng khùng. Đặng Tất chọn ai không chọn lại đi chọn đúng người mạnh nhất Hoài Văn quân bây giờ.

Trần Quốc Toản hơi nhìn về đám binh sĩ đang mím môi nhịn cười khiến bọn họ phải quay lại tư thế đứng tấn, thong dong bước xuống đài điểm binh, Trần Quốc Toản đứng trước mặt Đặng Tất nói:

- Nếu ngươi chọn người khác thì ta sẽ bắt ngươi thử thêm lần nữa, nhưng chọn ta rồi thì cần bước cuối thôi. Vậy cũng tốt, tiết kiệm được thời gian. Tới đi, dùng v·ũ k·hí gì tùy ngươi chọn.

Đặng Tất không dùng binh khí, về thế thủ hỏi Trần Quốc Toản:

- Ngươi tên là gì? Ta không muốn đánh kẻ vô danh.

Trần Quốc Toản mỉm cười đưa một tay ra trước vẫy vẫy như mới Đặng Tất tới đánh nói:

- Dùng quyền à? đánh thắng ta đi rồi ta nói.

Đặng Tất nghiến răng ken két với kiểu nói khó chịu của Trần Quốc Toản, hét lớn rồi lao tới đánh Trần Quốc Toản. Thân pháp Đặng Tất rất nhanh nhẹn, lại thuần thục kết hợp bộ tay (đòn tay) và bộ chân (đòn chân). Mới qua vài đòn, Đặng Tất đã sử dụng đủ cả quyền, trảo, đao, xà, chỏ trong bộ tay; thiết, lôi, đao trong bộ chân. Trần Quốc Toản cũng phải thầm khen, hơi kinh ngạc khi Đặng Tất còn nhỏ tuổi đã có bản lĩnh này:

- Võ Hét?

Võ Hét vốn là môn võ khá phổ biến ở lộ Thanh Đô (Thanh Hóa) và lộ Nghệ An nên Đặng Tất luyện võ này cũng dễ hiểu. Tên thì kỳ cục thế thôi nhưng võ Hét là môn võ rất lợi hại. Vốn được sáng tạo ra để đối phó với những kẻ thù cao lớn hơn từ phương Bắc nên Võ Hét chú trọng vào việc sử dụng bộ pháp linh hoạt, những đòn đánh hiểm vào các yếu huyệt đối phương, thậm chí nếu ai đủ giỏi còn có thể kết hợp với các đòn vật và khóa vào các chiêu thức. Với những cao thủ này, nhiều khi những đòn t·ấn c·ông dồn dập, đòn đánh hiểm chỉ là hư chiêu để tạo cơ hội có thể sử dụng các chiêu khóa lợi hại hơn. Chỉ cần người dùng đủ sức cộng thêm đưa đối phương vào được đòn khóa thì việc bẻ tay, bẻ chân, bẻ cổ là nắm chắc trong tay.

“Kiếp trước” Trần Quốc Toản biết một người cũng luyện môn võ này. Lão Quỳnh, cũng là người duy nhất trong Hoài Văn quân trước kia đánh thắng được lão Bộc. Dĩ nhiên, Trần Quốc Toản cũng từng được cọ sát với lão Quỳnh khá nhiều.

Mới đánh chưa được một tuần trà, Đặng Tất đã thở hồng hộc. Tay phải Đặng Tất tung hết sức một đòn đấm thẳng vào Trần Quốc Toản, khi Trần Quốc Toản đưa tay ra đỡ thì Đặng Tất đổi tử quyền sang xà tránh bàn tay trái rồi nhắm vào đầu của Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản kịp nghiêng đầu tránh “cú mổ” thì tay Đặng Tất lại từ xà thành trảo kéo về nhắm vào gáy Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản buộc phải đưa tay phải sang đỡ lấy cổ tay của Đặng Tất đang hướng vào gáy mình.

Tay trái Đặng Tất liền túm lấy cổ tay phải của Trần Quốc Toản, trảo tay phải của Đặng Tất cũng túm lấy cổ tay phải Trần Quốc Toản giật manh, mượn cơ thể Trần Quốc Toản để làm điểm tựa, chân phải Đặng Tất tung cú đá vòng rất mạnh. Trần Quốc Toản không muốn đầu mình trúng cú đá này nên phải đưa tay trái lên cùng với vai che chắn toàn bộ vùng đầu.

Trực giác của Trần Quốc Toản bỗng vang lên cảnh báo, sao chiêu này quen quá. Rồi hai chân của Đặng Tất như hai con mãng xà quấn lấy cánh tay phải của Trần Quốc Toản. Cả người Đặng Tất cong lên, tay kéo mạnh. Tưởng mọi thứ đã thành công nhưng Đặng Tất cố hết sức vẫn không thể kéo thẳng cánh tay phải của Trần Quốc Toản được. Chân thì sắp bị tay trái của Trần Quốc Toản gỡ ra đến nơi, thậm chí Trần Quốc Toản còn chưa bị vật ngã, tay phải Trần Quốc Toản còn hóa thành chảo túm lấy cổ áo Đặng Tất kéo lên.

Trái ngược với những ánh mắt đầy tự tin của binh sĩ Hoài Văn quân, những tân binh xung quanh toát mồ hôi căng mắt nhìn trận chiến chỉ kéo dài chưa bằng thời gian uống một một tách trà này, họ vẫn không hiểu sao hạ bàn của Trần Quốc Toản vững thế. Thực ra với cân nặng của thanh niên chưa phát triển hết như Đặng Tất chẳng là gì, năm xưa Trần Quốc Toản còn ghì nhau với Ngọa Bàng được nữa cơ mà. Nhìn Đặng Tất đang thở phì phò bên dưới, Trần Quốc Toản nói từng từ:

- Sao thế? Hết sức rồi à? Còn nghĩ ta là trâu húc bờ tường nữa không?

Đặng Tất kiệt sức thả lỏng tay chân cả người rơi bịch xuống đất, trong lúc buông tay hắn còn cố gắng vặn người để mình được úp mặt xuống đất. Trần Quốc Toản tý phì cười với độ cứng đầu của tên này. Đặng Tất mặt vẫn đang úp dưới đất thở phì phò hỏi:

- Ngươi chưa đấu hết sức? sao ngươi chỉ thủ mà không t·ấn c·ông?

Trần Quốc Toản phủi tay đầy tự tin nói:

- Ta làm trâu húc bờ tường như ngươi nói đấy thôi. Nếu muốn ta t·ấn c·ông thì đợi ta chạy thêm 30 dặm nữa rồi chúng ta đấu lại. Thế nào, muốn đấu lại không? cơ hội cuối đấy.

Đặng Tất vẫn úp mặt dưới đất hắn chưa đủ sức để đứng lên:

- Không, ngày khác ta sẽ đấu lại, hôm nay ta thua rồi. Sáng nay ngươi cũng chạy bộ như bọn ta.

Trần Quốc Toản thú vị nhìn Đặng Tất bên dưới động viên:

- Kỳ thực kỹ thuật của ngươi đã rất tốt, cơ thể cũng rất linh hoạt, chuyện ngươi nói luyện võ 10 năm cũng không ngoa. Cái ngươi thiếu là sức mạnh thôi, với thể trạng này của ngươi mà gặp tên trâu mộng Đặng Trung tìn rằng hắn túm cổ ngươi quăng đi nếu ngươi muốn bẻ tay hắn rồi. Nhưng yên tâm, thêm vài năm nữa ngươi sẽ bổ khuyết được chuyện này thôi. Đứng lên đi, lưng ngươi chưa chạm đất chưa phạm luật của Hoài Văn quân, muốn đi hay ở thì tùy ngươi.

Trần Quốc Toản bỏ mặc Đặng Tất rồi đi lên đài điểm binh, giờ tới lúc cần phải nói vài lời với tân binh rồi. Nhìn xuống bên dưới Đặng Tất đã về hàng cùng với tân binh, Trần Quốc Toản khẽ hắng giọng nói:

- Xin tự giới thiệu, ta là Trần Quốc Toản người đứng đầu của Hoài Văn quân.

Bỏ qua những tiếng ồ kinh ngạc bên dưới, Trần Quốc Toản tiếp tục nói:

- Vừa rồi các ngươi thắc mắc vì sao ta lại bắt các ngươi tập chạy? Đặng Tất ngươi nói ngươi đã học binh thư, ngươi có biết “lấy đoản binh thắng trường trận” là thế nào không? Nói ngắn gọn thôi, ta không có thời gian.

Đặng Tất bước lên một bước tìm cách ngắn gọn nhất để nói:

- Bẩm tướng quân, “lấy đoản binh thắng trường trận” là chiến lược do Hưng Đạo Đại Vương soạn ra, theo đó đề cao đánh điểm, đánh hiểm chứ không dàn quân tiến đánh ồ ạt để tiết kiệm sương máu của binh sĩ và của cải của nhân dân.

- Nói đúng lắm. Giống như châm cứu dùng kim đâm vào các huyệt đạo vây, đánh điểm, đánh hiểm chính là đánh vào những điểm yếu, những vị trí mà địch không ngờ tới nhất để chế thắng. Dùng cái giá nhỏ nhất để giành kết quả lớn nhất. Để thực hiện được điều này yếu tố quan trọng nhất chính là bí mật, đánh khi địch không đề phòng. Muốn thế, sẽ có những trận chiến các ngươi phải hành quân băng rừng vượt núi 30 dặm, 50 dặm, thậm chí 100 dặm để đột kích kẻ địch; trên người vác theo ít nhất 20-25 cân trang bị từ giáp cho tới v·ũ k·hí, cộng thêm 3-5 cân lương thực. Trên chiến trường, kẻ địch sẽ không chờ các ngươi nghỉ ngơi hồi sức mới đánh, chúng sẽ hết tên này tới tên khác lao tới làm các ngươi kiệt sức mà c·hết. Đánh thắng các ngươi còn phải tiếp tục chống đỡ quân địch liên tục kéo tới cứu viện không ngừng nghỉ. Hoài Văn quân tương lai chính là đội quân như thế. Còn các ngươi? Thử nghĩ xem người không mang theo một cân trang bị, chạy 30 dặm đã lè lưỡi thở như c·h·ó liệu có thể theo nổi bước tiến của Hoài Văn quân không?

Phía dưới đài toàn thanh niên trẻ tuổi mang trong người một bầu nhiệt huyết, ôm mộng một ngày xả thân vì nước, mới nghe mấy câu của Trần Quốc Toản trong đầu đã mường tượng tới những trận chiến khốc liệt nhưng hào hùng như những anh hùng trong truyền thuyết được sử sách nhắc tới mà họ ngưỡng mộ. Không chỉ tân binh, ngay cả cựu binh cũng bị máu nóng dồn lên đầu, cả đám thở phì phò như trâu nhưng không ai dám hét lên.

Trần Quốc Toản mỉm cười đầy nguy hiểm dội cho cả đám một gáo nước lạnh:

- Hơn nữa, chạy còn giúp các ngươi giữ mạng nếu thất trận. Còn 300 binh sĩ Hoài Văn quân kia, chạy 30 dặm với các ngươi có vẻ nhẹ nhàng rồi, từ mai mặc khinh giáp 10 cân để chạy. Đặng Trung, cho người đắp 300 đống đất cao 2 thước trong thao trường, từ mai mỗi cuối ngày cho binh sĩ bật nhảy 200 cái mới cho ăn cơm. Bài tập của Thượng Đẳng Phúc Thần - Phạm Ngũ Lão khi xưa đấy.

Chương 80: Đặng Tất.