Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 81: Niềm vui của Lê tri huyện.

Chương 81: Niềm vui của Lê tri huyện.


La Tát Đàn cùng tù binh Chiêm Thành ở trang viên của Hoài Văn vương đã dần tạo thành thói quen, cứ canh 5 thức dậy ăn cơm rồi mới vác cuốc ra đồng. Dù cơm chỉ có một món rau xào thi thoảng mới có thêm một món cá khô hoặc thịt khô, nhưng chỉ thế thôi cũng hơn hẳn bữa cơm bình thường trong quân của bọn hắn.

Từ ngày b·ị b·ắt về đây La Tát Đàn và quân Chiêm ban đầu chỉ có một hai lần thoáng qua suy nghĩ bỏ trốn nhưng rồi lại hoàn toàn từ bỏ ý định. La Tát Đàn biết, khắp các huyện xung quanh đều bị quân Chiêm đ·ốt p·há, trừ các trang hộ của Hoài Văn vương ra thì người dân các huyện quanh đây có lẽ còn đang đỏ mắt chờ quân Chiêm bỏ trốn để báo thù mà không được. Bọn họ mà trốn khỏi đây không biết có thể chạy được bao xa nữa, nếu b·ị b·ắt được thì chắc chắn cái kết sẽ không dễ chịu chút nào.

Hơn nữa, dù là tù binh, hàng ngày đều phải lao động nhưng cuộc sống của La Tát Đàn và quân Chiêm cũng không tệ như ban đầu họ nghĩ. Công việc chỉ là làm ruộng, đào đất, nạo vét sông ngòi, đốt gạch dù có chút mệt nhưng không hề nguy hiểm tới tính mạng. Người có tay nghề chút còn được vào các xưởng mộc, xưởng rèn để làm đúng nghề. Ăn uống thì được no bụng, không bị đòn roi nếu “ngoan” thậm chí ốm còn có đại phu của trang viên khám cho. Nếu tên nào may mắn, được phân công đi làm việc cho trang hộ nào đó có khi còn được trang hộ cho chút bánh trái, trầu cau để ăn. Điều duy nhất họ thiếu thốn có lẽ là gia đình của họ không ở đây, nếu gia đình họ cũng b·ị b·ắt giam vào đây thì có khi họ chẳng cần suy nghĩ bỏ trốn làm gì.

La Tát Đàn đang bê bát cơm lên ăn, hắn thẫn thờ suy nghĩ, trong lòng hắn thật sự rất r·ối l·oạn. Một phần thì muốn bỏ trốn để trở về nhà, một phần thì hắn không muốn mạo hiểm đối đầu với đội quân như sắt thép đã từng chạm trán kia, một phần nhỏ khác thì hắn ước gia đình mình có thể được sống như các trang hộ ở đây. Một binh sĩ khác trạc tuổi hắn ngồi bên cạnh huých vai La Tát Đản hếch cằm về phía dãy nhà xây bằng gạch đang lợp mái lá hỏi:

- La Tát Đàn, ngươi nói xem, thật sự chúng ta được sống trong những căn nhà kia à? Mẹ nó, cả đời ta chưa từng được ở nhà gạch.

La Tát Đàn trợn mắt nhìn hắn hỏi:

- Sao? Lạt La Tạ Đốn, tên khốn kiếp nhà ngươi không muốn về nữa à?

Lạt La Tạ Đốn nhún vai đáp:

- Ta chỉ nói thế thôi, mà ta chỉ có một thân một mình, nếu bị giam như thế này cả đời cũng chả vấn đề gì, còn hơn về quê làm trâu làm ngựa cho bọn quý tộc, bị chúng g·iết lúc nào cũng không hay. Về được Chiêm thì có sống tốt hơn không?

Câu hỏi của Lạt La Tạ Đốn khiến La Tát Đàn không thể trả lời được, hắn chỉ biết vùi đầu vào ăn cơm. Chiêm Thành theo Ấn Độ giáo nên đều thừa nhận và phân chia theo chế độ đẳng cấp xã hội rất nặng. Vì thế cuộc sống của tầng lớp dân đen ở Chiêm Thành chẳng khá hơn nô lệ là bao, bị quý tộc, tăng lữ, quan sai đè đầu cưỡi cổ không biết bao nhiêu mà kể. Đúng là không thể so với cuộc sống ở Đại Việt được.

------------------

Người dân huyện Ngự Thiên cũng đã quen với cảnh cả huyện như đại công trường thi công tấp nập từ sáng tới tối. Không còn cảnh t·ang t·hương gần một tháng trước, khắp các con đường của huyện Ngự Thiên giờ toàn người là người. Cả người dân xung quanh tới làm công lẫn tù binh Chiêm Thành đi lao động. Dân cư huyện Ngự Thiên trong một tháng ngắn ngủi tăng lên gấp đôi, lại gần như dồn về gần hết trang viên của Hoài Văn vương.

Người đông lên thì nhu cầu hàng hóa cũng tăng vọt, các trang hộ được vương phủ “phím trước” nên các hàng quán được mọc lên như nấm dọc hai bên con đường chính bên ngoài trang viên. Không chỉ là những hàng nước, hàng bánh trái nhỏ lẻ, trang hộ nào có điều kiện hoặc bạo gan có thể hỏi vay tiền của vương phủ để mở thêm nhà trọ, tửu lâu. Lão Lưu quản gia cũng rất nhanh nhẹn yêu cầu các trang hộ lùi xa con đường đất thêm 10 thước mới được lập cửa tiệm, để không gian sau này mở đường. Trên đường còn không thiếu bộ khoái và gia binh của Hoài Văn vương thay nhau tuần tra giữ trật tự.

Trước kia trong trang viên của Hoài Văn vương không hề có bộ khoái xuất hiện, việc trị an trong đất phong đều do tư binh đảm nhiệm không đến lượt các bộ khoái nhúng tay vào. Nhưng từ ngày Lê Đạo tri huyện của huyện Ngự Thiên tới nói chuyện với Lưu quản gia xong thì mọi chuyện dần thay đổi.

Tri huyện của huyện Ngự Thiên có lẽ là tri huyện “sướng” nhất Đại Việt. Đất phong của Hoài Văn vương chiếm tới 8 phần đất của huyện Ngự Thiên, mà Vương phi Trần Ý Ninh trước giờ rất hòa nhã, chưa bao giờ dùng quyền lực của Hoài Văn vương để gây sức ép, đòi quyền lợi với chính quyền địa phương, lại luôn thực hiện đúng nghĩa vụ của mình với triều đình. Làm Tri huyện của huyện Ngự Thiên chỉ cần quản lý tốt 2 phần đất còn lại, nếu không để xảy ra vấn đề gì lớn thì cứ mặc định 3 năm là được thêm một tư.

Cách đây hơn nửa tháng, Lê Đạo tri huyện nhận được lá thư từ Hoài Văn vương phủ báo tới nhận bàn giao 441 tù binh Chiêm Thành. Lê Đạo ngỡ như mình đang mơ, các huyện xung quanh đang đau đầu giải quyết hậu quả của quân Chiêm để lại thì chỉ mình hắn được mang tù binh đi để thỉnh công với triều đình. Cái này đúng nghĩa là “bị một tư rơi vào đầu” có tư này đến lúc bình bầu quan viên Lê Đạo sẽ được ưu tiên xem xét bộ dụng lên chức cao hơn nhiều.

Đến vương phủ để nhận tù binh, Lê Đao tri huyện và Lê Giác chủ bạ nghe Lưu quản gia nói lại tất cả những ý định Hoài Văn vương muốn thực hiện, 2 tay Lê Đạo tri huyện phải bấu chặt vào đùi để kiểm soát cho đùi mình đỡ rung lên vì phấn khích. Lê Giác chủ bạ há hốc mồm kinh ngạc cứ nhìn tấm bản đồ trên mặt bàn, hắn không biết phải tốn bao nhiêu tiền để làm được những việc này.

Trong đầu Lê Đạo tri huyện lẩm nhẩm tính: giao nộp tù binh là 1 tư; sau họa Chiêm dân không bị đói, đường xá được sửa sang là 1 tư mà quan trọng nhất là không tốn một đồng của quốc khố; năm sau phú thuế tăng 4-5 lần là ít lại thêm một tư. Có 3 tư này khéo mình lên được thẳng chức tri phủ. Lê Đạo tri huyện cố giữ bình tĩnh nói với Lưu quản gia:

- Lưu quản gia, dù sao 8 phần đất huyện Ngự Thiên là đất phong của vương phủ, sắp tới ở đây nhiều công việc như vậy. Phiền Lưu quản gia xin Vương phi cho hạ quan chuyển huyện nha về đây để tiện làm việc được không?

Lưu quản gia gật đầu cái rụp đáp:

- Chuyện này đơn giản thôi, ta có thể hứa với tri huyện đại nhân chuyện này.

Lê Giác nhanh trí tiếp lời:

- Nếu thế thì, tri huyện đại nhân, Lưu quản gia, số tù binh này có thể nhờ vương phủ “tạm giam” ở đây được không? sau này khi triều đình có phân phối cụ thể chúng ta sẽ chuyển đi sau. Dù sao nhà giam của huyện cũng không đủ chỗ để giam bằng này người.

Lưu quản gia cũng gật đầu cái rụp nhưng nói thêm:

- Cũng không vấn đề gì, nhưng Tri huyện đại nhân, Lê chủ bạ, nếu để tù binh nhàn rỗi dễ sinh lắm chuyện, chúng ta phải tìm việc cho chúng làm để tránh nghĩ tới chuyện bỏ trốn. Thế nên....

Lê tri huyện cũng là người nhanh trí liền cười ha hả liên tục gật đầu đáp:

- Phải phải, huyện ta đang cần nhiều lao động như thế, vương phủ đã bỏ ra số vốn không nhỏ ít nhất huyện nha có thể giúp vương phủ chút sức lực này. Số tù binh này tạm thời xin Lưu quản gia cứ tùy ý điều động, phải để chúng lao động lấy công chuộc lại tội lỗi của mình. Tất cả những việc này ta sẽ lo viết tấu chương lên bên trên để xin phép, tin rằng sẽ không có vấn đề gì.

Mọi việc đều rất suôn sẻ, tri huyện và chủ bạ thì như vớ được vàng chờ báo cáo thành tích cuối năm. Vương phủ thì có thêm 441 lao động miễn phí, chỉ cần lo ăn ở. Huyện nha và các cơ quan được chuyển về đây càng tăng tính kiểm soát của chính quyền trung ương càng đỡ một phần nghi kỵ. Có thư của Trần Kính, Lê tri phủ dễ dàng đặt bút ký vào 800 tờ khế ước b·án t·hân của 800 tù binh Chiêm Thành, từ giờ họ là nô lệ được Vương phủ mua về chứ không phải tù binh. Tù binh chỉ có 441 người. Ai dám nghi ngờ thì thử dẫn 200 binh sĩ đi xem có bắt nổi 200 tù binh Chiêm Thành không? chứ nói gì tới bắt 1241 người? Ai mà tin?

Lưu quản gia thuần thục khoanh 1 mảnh đất trên bản đồ bên trong đê cũ ngay sát vị trí làm bến tàu sắp tới để đặt huyện nha, khéo léo khoanh thêm một miếng vừa vừa cho tri huyện, 1 miếng nhỏ nhỏ cho chủ bạ để chuyển cả nhà tới ở, Trần Thạc lệnh úy mới tới cũng được 1 khoanh tròn.

Tất cả đều hài lòng, ngay ngày hôm sau huyện nha đã bắt đầu được đặt móng, người của các bộ phận hà đê (lo việc đê điều) thủy lộ đề hình (trông coi giao thông đường thủy) liêm phóng (thanh tra, giá·m s·át) khuyến nông của huyện cũng chuyển tới để phối hợp với người của vương phủ.

Huyện Ngự Thiên thay da đổi thịt từng ngày, từ huyện ít dân nhất trong phủ Long Hưng giờ thành nơi tập trung đông người nhất. Rất nhiều người dân xung quanh tới đây làm công nhanh nhạy thấy cơ hội lớn đã xin chuyển cả nhà tới, dù sao đi làm thuê cho địa chủ cũng chả được mấy đồng, tới đây làm thuê có “tiền tươi” chịu khó vài năm là có thể kiếm mảnh ruộng tốt rồi.

Các con sông, kênh rạch được nạo vét, mở rộng khắp nơi, đất đào lên được đem đi đóng gạch. Trong huyện các lò gạch đốt không ngừng nghỉ vẫn không đủ dùng. Mới đầu, các cửa tiệm ở khắp nơi của Hoài Văn vương phủ phụ trách thu mua vật tư, lương thực cần thiết vận chuyển về để phục vụ lượng nhân công khổng lồ. Dần dần các thương nhân nơi khác thấy mùi xin chen chân vào giao hàng tới tận nơi. Các trang hộ được vương phủ khích lệ cho vay vốn lại bao tiêu cũng dần bạo gan kéo anh em trong nhà bắt đầu đi thu mua vật tư khắp nơi về bán.

Cầu tầu tạm bằng gỗ, tre mới được dựng lên mấy ngày đã bắt đầu có thuyền bè nhỏ chở đủ loại vật tư tới. Lê chủ bạ phải dựng nhà tạm để bắt đầu thu thuế được rồi, ngày qua ngày tiền thuế cứ tăng lên không ngừng. Lượng việc tăng lên không ngừng, nhưng dù có bận mù mắt thì Lê tri huyện và Lê chủ bạ đều cười tới không nhặt được mồm.

Lưu quản gia rất nhanh đã kéo về rất nhiều thợ mộc, thợ rèn kết hợp cùng những tù binh có tay nghề đã bắt đầu mở các phường chuyên làm bán đồ mộc, đồ sắt rồi. Những xưởng mộc xưởng rèn này giờ chỉ lo thiếu thợ, thiếu vật liệu chứ không lo ế hàng. Trước mắt các xưởng này đều có vương phủ góp vốn lớn để mở xưởng, sau này vững vàng rồi sẽ thoái vốn dần để người khác tự quản lý. Lão Lưu quản gia còn đang tính tới phường dệt, phường gốm nữa dù chưa tìm được người về nhưng sớm thôi sẽ có.

Có lẽ Trần Thạc lệnh úy là người an nhàn nhất, vấn đề trị an không ngờ lại là chuyện đơn giản nhất, từ xa vẫn có thể thấy lá cờ đỏ rực thêu 6 chữ vàng đang bay phần phật trên tòa lâu 3 tầng nguy nga cao nhất vùng kia. Trong trang viên của Hoài Văn vương có Hoài Văn quân lẫy lừng án ngữ thì làm gì có kẻ nào điên mà dám làm loạn.

Trên tầng 3 tòa lầu có lá đại kỳ đỏ rực, Vương phi Trần Ý Ninh ngả người ra ghế vui vẻ nhìn trang viên bên dưới tận hưởng sự phục vụ của con trai, Đặng Văn Thiết thì thi thoảng lại nhấp ngụm trà hóng gió. Chỉ có Trần Quốc Toản là đang không ngừng bóp vai đấm chân cho mẹ rất nịnh bợ. Nhìn lão Lưu dưới sân chỉ đạo người hầu khiêng hết hòm lớn hòm bé ra ngoài liên tục, Trần Quốc Toản đang ngồi dưới đùi mẹ xấu hổ nói:

- Mẹ, con có đốt nhiều tiền quá không ạ? Từ đầu tháng tới nay con thấy con tiêu đến mấy nghìn quan rồi.

Chương 81: Niềm vui của Lê tri huyện.