Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đông A Tái Khởi
Unknown
Chương 83: Hoàng Thái tử vi hành
Trần Kính từ xa đã nhìn thấy những cột khói lò gạch ở huyện Ngự Thiên đang nghi ngút nhả khói. Chỉ cần nhìn số lượng cột khói từ lò gạch này cũng đủ để Trần Kính mường tượng ra huyện Ngự Thiên đang xây dựng nhiều như thế nào. Trần Kính càng nóng lòng muốn tận mắt chứng kiến những thứ Nguyễn Chính báo lại nên thúc giục Nguyễn Chính phía sau:
- Đi thôi, ta muốn nhanh tới chỗ đệ đệ mới này của ta để tận mắt xem đại công trường mà ngươi đã kể như thế nào.
Trần Kính muốn tự mình quan sát nên chỉ dẫn Nguyễn Chính trong bộ thường phục đi theo đến huyện Ngự Thiên trước, còn đoàn tùy tùng sẽ tới sau một chút. Trần Kính và Nguyễn Chính liên tục quất roi thúc ngựa phi nhanh trên đường, dọc đường đi dù mới tờ mờ sáng nhưng Trần Kính đã gặp không ít người đang di chuyển cùng hướng về huyện Ngự Thiên, càng đến gần sông Luộc lại càng đông hơn.
Tới bờ sông Luộc, Trần Kính ghìm cương ngựa dừng lại nhìn sang bên bờ hỏi Nguyễn Chính:
- Nguyễn Chính, lần trước ngươi kể với ta có cắt xén chỗ nào không?
Nguyễn Chính ngơ ngác nhìn bờ sông bên kia, đến chính hắn cũng không nhận ra kia là huyện Ngự Thiên nữa. Mới gần một tháng kể từ lúc hắn rời đi, con đê mới bên ngoài đã dần thành hình, xuất hiện cả cầu tàu đang có thuyền ra vào liên tục. Chưa kể đến cả đống công trình trên bờ đang mọc lên nữa. Nguyễn Chính vội vã xuống ngựa chắp tay nói:
- Điện, à không, Cậu chủ, thuộc hạ thật sự không nói ngoa cũng không bớt xén điều gì cả? Lúc thuộc hạ rời đi thật sự chưa có những thứ này.
Trần Kính mỉm cười xuống ngựa nói:
- Ta hỏi thế thôi, không phải trách móc gì đâu. Đi thôi, chúng ta lên đò sang bên kia xem thế nào.
Trong lúc chờ đò ngang để sang sông, Trần Kính thấy một trung niên gánh theo đống đồ dùng phía sau, còn có một đứa nhỏ đang ngồi trong gánh phía trước, tay còn đang dắt thêm một đứa. Trần Kính tò mò gặng hỏi chuyện vị trung niên:
- Vị huynh đệ này, ta có thể hỏi chút chuyện không? huynh sang huyện Ngự Thiên làm công à? sao lại dắt díu thêm cả trẻ con đi cùng thế?
Trung niên đang nheo mắt nhìn đò ngang nghe thế thì quay sang, chỉ loáng cái là biết đối diện mình không phải là người thường. Trung niên rất lễ phép thưa:
- Bẩm ông lớn, nhà con sang huyện Ngự Thiên làm công, may sao được Lưu quản gia nhìn trúng tay nghề nên thuê con về phủ làm trong xưởng rèn. Lưu quản gia còn cho nhà con vay tiền để mụ vợ mở thêm sạp hàng bánh đúc. Có chỗ chui ra chui vào nên nay con về dọn đồ mang theo con cái chuyển cả nhà đến huyện Ngự Thiên sống luôn.
Trần Kính ngạc nhiên sốt ruột hỏi:
- Vương phủ cho các huynh vay tiền để buôn bán à? Chứ không phải chỉ thuê về làm công cho cửa tiệm thôi à? Vương phủ tính lãi thế nào?
Trung niên vẫn một mực lễ phép thưa:
- Bẩm ông lớn, con nghe Lưu quản gia nói gì đấy mà coi như góp vốn làm ăn, năm đầu không lấy lãi, sau này có thì trả, hoặc để chia lợi nhuận. Rồi gì mà cần mở rộng có thể lấy thêm. Con có hiểu gì đâu, vốn dĩ tiền công của con cũng đủ nuôi cả nhà rồi, vợ con nhận đi làm thuê thêm một ít là thoải mái chi tiêu nhưng mụ vợ con cứ đòi mở thêm sạp bánh đúc này nên con đành nghe theo. Nghe vợ con nói mới mở hàng 2 hôm nhưng đông khách lắm, nếu con làm công đều thì một năm nữa có khi trả được nợ.
Trần Kính hơi dấn tới hỏi thêm:
- Nếu cả nhà đi hết thế này thì ruộng nhà ngươi phải làm sao?
Nói tới ruộng trung niên lại tỏ vẻ hơi tức giận:
- Nhà con làm gì có ruộng, chỉ nhận khoán ruộng cho nhà chùa thôi. Tô hơn 4 phần, nhà con làm ruộng đợi nông nhàn con đi làm thuê nữa thì cũng đủ sống. Nhưng họa giặc Chiêm vừa rồi ruộng nhà con bị dẫm nát hết, con xin khất tô mà nhà chùa không cho, nộp được tô thì nhà con chỉ còn nước c·hết đói. May mà vương phủ thuê người về làm thêm, mỗi ngày đều trả đủ tiền công luôn, con là thợ rèn nên được trả công khá cao. Hôm qua con giành nửa tháng tiền công vừa rồi về trả tô cho dứt nợ, trả ruộng rồi chuyển tới đây.
Trần Kính có chút hơi tức giận nói:
- Ai cũng bỏ ruộng thì sau này lấy đâu ra gạo mà ăn? có tiền mà không mua được gạo thì tiền cũng để làm gì đâu?
Trung niên nhìn Trần Kính như tên ngốc, người giàu đều ngốc thế này à? bụng nghĩ thế thôi nhưng đang chờ đò nên vẫn rảnh rỗi tiếp câu chuyện:
- Ông lớn có điều không biết. Ngoài kia còn rất nhiều người đỏ mắt chờ tới lượt được khoán ruộng lắm. Làm ruộng cũng chỉ mất mấy ngày mùa là bận thôi còn lại cũng không nhiều việc, những lúc nông nhàn này ai cũng đi tìm việc làm thuê để kiếm thêm thu nhập cả. Trừ những người có nghề như thợ rèn, thợ mộc, thợ dệt,.... là có việc làm thường xuyên ra còn lại thì đều là làm được ngày nào hay ngày đó. Đến thợ rèn như con đến mùa vẫn ra đồng cấy lúa, gặt lúa rồi mới ra xưởng làm cũng có sao đâu. Năm nay thì muộn rồi, năm sau vương phủ mà cho khoán ruộng con vẫn nhận khoán vài mẫu để làm. Thôi, đò tới rồi, xin phép ông lớn con phải đi cho kịp chuyến.
Trần Kính vẫn đang ngơ ngác sau bài học vừa rồi, may mà Nguyễn Chính bên cạnh nhanh ý luôn mồm cảm ơn lấy ra 4 đồng tiền đưa cho trung niên còn cho thêm đứa bé một viên đường. Trần Kính đờ ra một lúc rồi hơi vỗ vỗ đầu cười phá lên:
- Ha ha, chuyện đơn giản thế mà trước giờ ta không nghĩ ra. Có bị chửi là ngu cũng không oan. Đâu ai cấm một người làm nhiều nghề đâu, chỉ là bài toán năng suất thôi mà.
Trần Kính phấn khích cùng Nguyễn Chính bước xuống đò, chuyến đò được Nguyễn Chính thuê riêng chỉ chở người ngựa của hắn và Trần Kính sang sông.
Mất tới một canh giờ lượn lờ khắp nơi Trần Kính vẫn chưa hết bàng hoàng với những gì được chứng kiến. Đến con đường đất bên ngoài trang viên cũng bắt đầu được rải gạch rồi. Ra tới bến tàu, Trần Kính có thể nhận ra ngay vị trung niên râu ria cắt tỉa gọn gàng đang chỉ huy loạn xạ kia là ai, tết nào tới thăm Vương phi Trần Ý Ninh cũng gặp hắn cả.
Bước tới gần vị trung niên Trần Kính giọng đều đều hỏi:
- Lê tri huyện, sao tri huyện không ở huyện nha làm việc mà lại tới đây chỉ chỏ loạn cào cào gì vậy?
Lê Đạo đang ống cao ống thấp, mặc bộ đồ vải bố đang trực tiếp theo dõi việc xây dựng huyện nha mới. Nhiều năm lăn lộn quan trường, chỉ nghe ngữ khí thôi Lê Đạo đã biết người vừa nói địa vị không tầm thường. Chưa quay lại Lê Đạo đã chắp tay, mắt mới liếc một cái chân Lê Đạo đã muốn nhũn ra đang định quỳ xuống khấu đầu thì Trần Kính nhỏ giọng truyền tới:
- Đứng lên đi, ta đang vi hành. Đứng nói chuyện bình thường là được.
Lê Đạo nhanh trí đổi cách xưng hô để thưa chuyện:
- Bẩm Cậu lớn, những bãi bồi phía ngoài con đê này từ tháng 2 sau khi bỏ luật cắt chân bãi bồi thì đã thuộc quyền quản lý của triều đình, địa phương mà không còn là đất phong của vương phủ. Vì gần một tháng nay người dân chuyển về đây làm công rất nhiều, các xưởng thủ công cũng bắt đầu hoạt động, thuyền bè qua lại liên tục chở theo hàng hóa nên huyện nha phải tổ chức thu thuế bến bãi, thuyền bè qua lại. Để tiện cho việc thu thuế, duy trì trật tự, quản lý nhân khẩu nên tiểu thần đã viết tấu chương gửi tri phủ để xin triều đình cho phép chuyển huyện nha về đây. Trong lúc chờ hồi đáp của triều đình, tiểu thần đã xin và được vương phi cho phép sử dụng phần đất phong này để đặt huyện nha mới. Như cậu lớn thấy những nông phu kia chính là đang đầm đất làm nền cho huyện nha mới. Mời cậu chủ xem bên này.
Dù chưa được triều đình cho phép, nhưng biết đây là việc nên làm và phải làm nên Trần Kính không hề tỏ ra tức giận trước việc Lê Đạo đã tự ý cho di rời huyện nha. Ngoài ra, Trần Kính cũng ngầm hiểu đây là biện pháp đệ đệ Trần Quốc Toản muốn làm, sự có mặt của huyện nha tại đây cũng như tai mắt của triều đình. Có sự giá·m s·át của Triều đình sẽ giúp Trần Quốc Toản tránh được rất nhiều nghi kỵ phiền phức không đáng có.
Theo bước Lê Đạo tới đầu dốc con đường mới được đắp dẫn thẳng xuống cầu tàu tạm, trên đầu dốc đã được dựng một cái lán, bên trong 2 thuế quan đang liên tục người ghi chép, người đếm tiền thuế hàng hóa được chuyển từ tàu thuyền lên. Lê tri huyện ra hiệu họ tiếp tục làm việc, để Trần Kính tự tham quan. Trần Kính hơi ngó đầu vào trong nhìn cái sọt lưng lửng tiền đồng hỏi:
- Lê tri huyện, mới là bến thuyền tạm mà thuế đã thu được nhiều thế này à?
Lê Đạo kín đáo chắp tay hơi khom người nói:
- Thưa cậu lớn, đây mới chỉ là thuế của hàng hóa từ nơi khác được chở về đây, trong thời gian ngắn nữa khi các xưởng bắt đầu có hàng hóa chở đi các địa phương khác bán thì lượng thuế sẽ còn tăng lên nữa ạ. Nhờ có Lưu quản gia của vương phủ móc nối, nên các xưởng ở đây đều đã có đơn hàng từ thương nhân nơi khác đặt hàng rồi, nên mọi việc đang được triển khai rất nhanh ạ.
Trần Kính rất hài lòng với cách làm việc của Lê Đạo nên khen ngợi:
- Làm tốt lắm, Lê tri huyện. Sắp tới ngài cần phối hợp tốt với Hoài Văn vương để phát triển huyện Ngự Thiên. Việc Hoài Văn vương được triều đình chính thức công nhận thân phận chỉ là chuyện sớm hay muộn thôi, đây là đặc quyền của Vương phi do Nhân Tông Tiên Đế ban tặng, không ai có thể phủ nhận. Vì thế nếu thấy hợp lý ngươi cứ thoải mái mà làm có thể bẩm báo lại sau, ta sẽ dặn tri phủ Long Hưng sau. Trừ khi gặp chuyện nào khó xử có thể trực tiếp gửi thư cho ta.
Lê tri huyện cố gắng kìm chế phấn khích trong lòng, bình tĩnh khom người nhận mệnh:
- Tuân lệnh cậu lớn, tiểu thần sẽ cố hết sức không để cậu lớn thất vọng.
Trong quan trường, chỉ bằng một câu nói người ta có thể truyền đạt nhiều suy nghĩ cho nhau. Từ đầu, Lê Đạo chưa hề nhắc tới Hoài Văn vương chính vì thân phận của Trần Quốc Toản chưa được triều đình thông qua, Lê Đạo làm việc trên danh nghĩa đều là làm việc với Vương phi. Trần Kính đã chính thức phá bức rào này cho Trần Quốc Toản. Sau này Lê Đạo có thể trực tiếp làm việc với Trần Quốc Toản mà không cần lo ngại gì.
Lê Đạo cũng thừa hiểu quyền tự quyết công việc trong huyện Ngự Thiên giống như cơ chế riêng dành cho hắn và huyện Ngự Thiên, nói cách khác tương lai có thể hắn sẽ không cần phụ thuộc vào các quyết đinh của tri phủ nữa. Những ưu ái này cũng là cách Trần Kính ngầm nói cho Lê Đạo biết, Hoài Văn vương được Trần Kính ngầm hậu thuẫn ủng hộ dù vẫn cần giá·m s·át thêm.
Mang lại niềm vui lớn nhất cho Lê Đạo, cũng là việc quan trọng nhất là câu cuối của Trần Kính. Chỉ có cận thần thân cận nhất mới có tư cách gửi thư riêng cho những đại nhân vật. Trần Kính nói ra câu này không khác nào tương lai muốn Lê Đạo thành cận thần của mình. Sau này Trần Kính kế thừa đại thống lên ngôi Hoàng Đế, nếu làm tốt thì Lê Đạo sẽ thành cận thần của Hoàng Đế Đại Việt. Đây là một bước lên mây đúng nghĩa.