Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đông A Tái Khởi
Unknown
Chương 84: Hoàng Thái tử tới thăm.
Đi cùng Lê Đạo thêm nửa canh giờ, khi thấy đoàn tùy tùng của mình đã tới, Trần Kính bỏ lại Lê Đạo đang làm việc bằng 200% sức lực ở phía sau rồi cùng Nguyễn Chính đi về phía bến đò ngang. Đoàn tùy tùng đã tới, Trần Kính phải tới để đi thăm hỏi Vương Phi Trần Ý Ninh theo đúng lễ nghi triều đình.
Trên đường đi Nguyễn Chính trong lòng đang có một đống câu hỏi nhưng hắn không dám mở miệng hỏi chủ tử của mình. Trần Kính thừa hiểu người hầu cận bao năm nên vừa nhìn đoàn tùy tùng đang sang sông vừa nói với Nguyễn Chính bên cạnh.
- Ngươi không cần quá lo lắng về Lê Đạo. Trước khi tới đây ta đã xem qua quan điệp của hắn, Lê Đạo cũng là người giỏi, một thân hàn môn không có chỗ dựa có thể lên tới chức tri huyện này đã nói rõ năng lực của hắn. Cũng chính vì không có thế lực chống lưng nên hắn mới phải làm tri huyện huyện Ngự Thiên này. Làm tri huyện ở đây rất nhàn, chỉ phải quản lý có 2 phần 10 diện tích của huyện, dân cư thì chỉ vài trăm hộ nhưng ít việc thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ không có thành tích gì trong các kỳ xét duyệt bổ nhiệm quan lại của triều đình, cùng lắm hắn chỉ được 1 tư vì giữ yên ổn trị an ở vùng hắn cai quản. Nói cách khác, huyện Ngự Thiên sẽ là mồ chôn cho quan lộ của hắn.
- Tiểu đệ của ta chắc cũng tính tới chuyện này nên mới vung tiền mạnh tay thế. Chưa gì đã đem 3,4 tư tặng không cho Lê Đạo rồi. Nguyễn Chính ngươi không hiểu đâu, thông qua việc này Quốc Toản muốn đề cử Lê Đạo với ta đấy. Haha Tiểu đệ này của ta kỹ tính quá, lại còn tự tiến cử với ta người giá·m s·át mọi hành động của đệ ấy. Nhung thế cũng tốt, như thế sẽ dễ ăn nói với triều đình hơn. Xem ra ta và đệ ấy bị buộc vào cùng một bánh xe rồi.
Nguyễn Chính ở phía sau nghe Trần Kính giải thích thì toát mồ hôi, những mưu tính rườm rà trong quan trường hắn không thể theo nổi. Nguyễn Chính cúi đầu xấu hổ đáp:
- Vâng. Là tiểu nhân ngu dốt khiến điện hạ phải nhọc công dạy bảo.
Trần Kính cười vui vẻ vừa tiến về đoàn xa giá đã lên bờ vừa nói:
- Nguyễn Chính, ngươi là gia thần lâu năm, đã theo ta từ nhỏ. Ngươi luôn trung thành, tận tụy một lòng lo nghĩ cho ta là điều ta rất thích. Như thế là đủ rồi. Chúng ta đi thôi.
------------------------------
Thông tin Hoàng Thái tử tới thăm tới sáng nay mới được chuyển tới Hoài Văn vương phủ, trong khi Trần Quốc Toản đủng đỉnh chơi với Tiểu Đào cả sáng thì ngoài trang viên, Đặng Trung, Đặng Vũ dẫn toàn bộ gia binh ra ngoài lập hàng rào bảo vệ dọc đường đi của Hoàng Thái tử. Trên nóc nhà, trên ngọn cây thi thoảng lấp ló cấm binh, hoặc gia binh của vương phủ cầm nỏ cứng trong tay cảnh giác quan sát bốn phía xung quanh. Mọi sự cẩn thận đều không bao giờ thừa. Toàn bộ quán xá ven đường đều phải đóng cửa cài then, người dân đều phải đổ ra vệ đường chờ đón Hoàng Thái tử tới, chỉ có tù binh chiêm thành là vẫn hì hục tiếp tục công việc, tân binh được một ngày nghỉ tập để trông coi đám tù binh cùng với lộ quân địa phương.
Trần Kính đã thay bạch bào với những họa tiết được thêu chỉ vàng dành riêng cho Hoàng Thái tử cưỡi một con hãn huyễn dẫn đầu đoàn tùy tùng tiến về vương phủ. Vốn đi cứu tế người dân các huyện vùng ven nên đoàn tùy tùng của Trần Kính cũng đơn giản đi nhiều, chủ yếu là gia thần đi theo bảo vệ, cùng vài cái nghi trượng hôm nay tới Hoài Văn vương phủ mới được đem ra dùng.
Dọc con đường vào trang viên, người dân hai bên đường ở phía sau lưng các binh sĩ dập đầu sát đất không ai dám ngẩng đầu lên nhìn. Từ hồi được cứu ở đồn Khoái, Trần Kính không còn thấy đám cấm quân ăn mặc những bộ giáp sáng loáng kia oai phong nữa. Nhất là khi phía trước mặt là hàng tư binh của Hoài Văn vương phủ giáp trụ kín mít toàn là một màu đen sì, đi giữa 2 hàng binh sĩ này đến Trần Kính cũng cảm thấy có chút áp lực. Đám gia thần của Trần Kính dù khoác những bộ giáp sáng bóng, áo choàng đỏ chót nhưng luôn cảm thấy tự ti khi cứ có cảm giác đám binh sĩ đen sì kia đang cười đểu mình sau tấm mặt lạ quỷ.
Đến trước cổng vương phủ, một người hầu của Trần Kính ngửa cổ lớn giọng ngân dài:
- Thái tử điện hạ giá lâmmmmmmmmm.
Người hầu mới dứt lời, các binh sĩ và tất cả những người khác xung quanh đều quỳ xuống khấu đầu hành lễ:
- Thái tự điện hạ vạn tuế, vạn vạn tuế.
Trần Kính bước xuống ngựa tiếp nhận tiếng hô vạn tuế từ xung quanh, rồi bước theo Lưu quản gia theo sau còn có đoàn người hầu bê theo khay lớn khay nhỏ quà lễ được phủ kín bằng lụa đỏ. Ra cổng vương phủ đón Trần Kính ngoài Lưu quản gia ra thì không có ai khác cả, vì cơ bản những người khác hoặc không đủ tư cách hoặc không cần ra đón.
Trần Quốc Toản là trường hợp không đủ tư cách vì chưa chính thức được công nhận là Hoài Văn vương, ra đón thì phải quỳ dập đầu như thường dân nên Trần Quốc Toản lựa chọn trốn ở hoa viên chờ Trần Kính tý nữa kiểu gì cũng mò tới. Còn Vương phi Trần Ý Ninh thì đương nhiên không cần ra đón; Đặng Văn Thiết, Tiểu Thúy cũng không cần nốt vì sống tới tuổi này rồi hoàng đế gặp họ còn phải cúi đầu chào cụ chứ thái tử đã là gì.
Trong tiền sảnh chỉ có Vương phi Trần Ý Ninh ngồi ở chủ vị và Đặng Văn Thiết ngồi bên trái tiếp đón Trần Kính mang theo một đống lễ lạt.
Cả vương phủ chỉ có Trần Quốc Toản nhàn hạ, thoải mái ngả người ra ghế tựa, chân vắt lên lan can ở tiểu lâu cạnh hồ sen. Mùa sen nở thơm man mát khiến Trần Quốc Toản thiu thiu ngủ ngon lành. Đang mơ giấc mơ đẹp, dãi ở cằm đã sắp nhỏ xuống đất, nghe có tiếng bước chân đang đến gần, giác quan của Trần Quốc Toản nhờ bao năm rèn luyện ngoài chiến trường giúp Trần Quốc Toản nhanh như chớp theo phản xạ bật thoắt dậy chắp tay vái dài:
- Thái tử điện hạ vạn tuế, vạn vạn tuế.
Trần Kính đã thay lại bộ quần áo mát mẻ thường ngày, xem ra hôm nay Trần Kính định ở lại Hoài Văn vương phủ. Nhìn bộ dạng khúm lúm của Trần Quốc Toản không quen mắt, Trần Kính phất tay mỉa mai:
- Thôi đi, đệ có vẻ sung sướng nhàn hạ quá nhỉ? Ta có làm phiền đệ nghỉ ngơi không?
Trần Quốc Toản hơi nghệt mặt ra, vừa mời Trần Kính ngồi xuống bàn trà đã được người hầu chuẩn bị sẵn vừa nói:
- Oan cho đệ quá, hôm nay biết huynh tới đệ mới nghỉ một hôm để ở nhà chờ đợi tiếp đón. Trời mát quá lại thêm chút mệt mỏi đệ mới th·iếp đi một tý thôi mà.
Trần Kính vừa đi lại chiếc ghế bên bàn trà ngồi xuống vừa nói:
- À, là ta trách nhầm đệ à? Tiếp đón ta? Ngoài cổng ta có thấy đệ đâu? Tiền sảnh cũng không có? Đệ trốn ở đây ngủ thì cứ nói thẳng, sao phải vòng vo thế?
Trần Quốc Toản nâng ấm trà rót vào chén mới Trần Kính nói:
- Ra ngoài cổng đệ phải úp mặt xuống đất, sao dám ngẩng lên nhìn Thái Tử điện hạ chứ nói gì tới nói chuyện. Đợi mấy tháng nữa đệ ra tận bến đò đón huynh cũng được.
Nhìn Trần Quốc Toản sau một tháng gặp lại đã thay đổi không ít, người như cao thêm tới nửa cái đầu, lại lực lưỡng hơn, mặt mũi nét nào ra nét đấy khá là “tuấn tú”. Nhấp ngụm trà do Trần Quốc Toản mời, Trần Kính khen ngợi:
- Mới một tháng mà đệ ra dáng vương gia lắm rồi. Đệ ngồi đi, đừng luyên thuyên nữa. Ta đang có rất nhiều chuyện muốn hỏi đệ.
Trần Quốc Toản vừa ngồi xuống thì thấy người hầu bê khay lớn, khay nhỏ phủ lụa đỏ đi qua hành lang, Trần Quốc Toản tò mò hỏi Trần Kính:
- Huynh đem gì tới tặng mẹ đệ mà nhiều thế?
Trần Kính hơi ngoái đầu lại phía sau theo ánh mắt của Trần Quốc Toản giọng bình thướng, thản nhiên nói:
- Thì như mọi khi, vàng, bạc và một ít tiền đồng. Trước kia khi Vương phi yêu cầu như thế, người nói: “Quà cáp cứ quy ra vàng bạc là được, không cần nhọc công tìm kỳ trân di bảo làm gì. Người không cần những thứ đó.” Nói thật là ta cũng thấy hơi bất ngờ, lúc đầu mang những thứ này tới ta cũng ngại. Nhưng lâu dần cũng quen, tính ra tặng quà cho Vương phi là nhàn nhất, khỏi phải mất công suy nghĩ chọn quà gì, Vương phi thấu hiểu cho con cháu quá….
Trần Quốc Toản nghĩ tới rương lớn rương nhỏ trong tầng hầm mà muốn chảy nước mắt, tai như ù đi không nghe được Trần Kính nói gì nữa. Khóc ở đây thì xấu hổ quá, Trần Quốc Toản đành ngửa mặt cười dài như thằng hâm, cười tới chảy nước mắt. Trần Kính bên cạnh không hiểu mình nói gì sai khiến Trần Quốc Toản cười như điên thế kia mới cau mày hỏi:
- Quốc Toản, đệ cười gì thế? chuyện ta kể có gì đáng cười lắm à?
Trần Quốc Toản cố gắng dừng cười, dừng “chảy nước mắt” mất thêm một lúc mới bình tĩnh lại được. Trần Quốc Toản không thể bảo “mẹ không ngại tiếng xấu là tham tiền để tích lũy vốn cho ngày mình trở về được, chuyện này quá vô lý” Trần Quốc Toản xoa xoa tay nói:
- Không phải do câu chuyện của huynh. Điện hạ, huynh nhớ điển cố “Vương Tiễn xin Tần Vương ban thưởng trước khi lĩnh binh diệt Sở” chứ? Việc mẹ đệ làm cũng gần giống như thế thôi. “Háo sắc” thì không thể, thà mang tiếng “tham tài” còn hơn bị nghi là “tham quyền”. Huynh nói xem, trên đời có ai không tham một thứ gì đó không?
(Điển cố Vương Tiễn xin Tần vương ban thưởng trước khi lĩnh 60 vạn binh mã diệt Sở là cách Vương Tiễn trấn an Tần Thủy Hoàng trước khi giao binh quyền cho mình. Trước mỗi trận chiến lớn Vương Tiễn luôn làm cách này để bôi xấu hình ảnh của mình, trận chiến càng lớn ông càng đòi thưởng nhiều. Nhờ thế mà Tần Vương có thể yên tâm vét gần hết q·uân đ·ội cả nước được 60 vạn giao cho Vương Tiễn lĩnh quân đánh Sở, từ đầy mới có thể hoàn thành mộng tưởng của mình).
Trần Kính hơi ngớ ra, trước giờ hắn không ngờ đáp án lại như thế. Trần Kính đặt chén trà xuống thở dài buồn bã nói:
- Quốc Toản, cả đệ và Vương phi có nhất thiết phải cẩn thận đề phòng thế không? Dù đã nhiều đời nhưng gốc gác chúng ta cũng là họ hàng, ít nhất vẫn còn chút tin tưởng nhau chứ? Mới đây thôi, Quan gia chẳng phải đã chọn ta lên làm Hoàng Thái Tử thay vì con của người đấy sao?
Trần Quốc Toản khoanh tay nhìn thẳng vào Trần Kính nói:
- Trần Kính đại ca, không phải đệ không tin tưởng huynh. Mẹ đệ dạy đệ, phòng bệnh hơn chữa bệnh, cẩn thận không bao giờ là thừa. Trong lịch sử không thiếu những ví dụ cho chúng ta nhìn thấy điều đó. Điển hình nhất có lẽ là Đường Huyền Tông. Năm xưa Hưng Đạo Đại Vương sau c·hiến t·ranh cũng rút về Vạn Kiếp ở ẩn, không dùng tới đặc quyền của mình dù chỉ một lần, huynh cũng hiểu vì sao Đại Vương lại lựa chọn như thế mà. So với Đại Vương, đệ mang chút tiếng xấu không là gì cả. Thôi đừng nói chuyện này nữa, huynh tới đây hẳn có nhiều chuyện muốn nói với đệ, sắp tới huynh định làm gì?
Thế sự triều chính rối rắm phức tạp, Trần Kính không muốn thừa nhận nhưng cũng thừa hiểu những lời Trần Quốc Toản nói không sai. Thở hắt ra như tống hết những phiền não đi, Trần Kính lấy lại tinh thần nói:
- Ta đã suy nghĩ rất nhiều về những việc đệ từng nói, ta nhận ra đúng là hiện tại ta chưa thể giải quyết ngay những vấn đề kia. Đành đi từng bước một vậy. Trước mắt thì là những việc cứu tế người dân, vỗ về nhân tâm sau kiếp nạn vừa rồi như chiếu chỉ đã ban ra. Đệ thấy thế nào?
Trấn Kính có vẻ mong chờ vài lời tốt đẹp từ Trần Quốc Toản. Nhưng có vẻ Trần Quốc Toản có thể chiều lòng trang hộ nhưng riêng Trần Kính thì không.