Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đông A Tái Khởi
Unknown
Chương 85: Dùng người Chiêm đánh người Chiêm.
Các chính sách ban đầu của Trần Kính đều mang ý định tốt, Trần Quốc Toản cũng đã biết qua nó. Nếu hiện tại Trần Kính đang là Hoàng đế của Đại Việt thì có lẽ Trần Quốc Toản sẽ nói năng mềm dẻo hơn, nhưng giờ Trần Kính đang là Thái Tử. Nhiều ông vua sau khi lên ngôi cửu ngũ chí tôn thay tính đổi nết lắm nên Trần Quốc Toản phải tranh thủ thời gian này nói thẳng nói thật hết cỡ có thể. Ít ra Trần Quốc Toản có thể chắc chắn bây giờ Trần Kính dù có nghe những lời trái tai thế nào thì vẫn sẽ tiếp thu được nên Trần Quốc Toản cần nói hết những gì mình biết.
Trần Quốc Toản nhìn Trần Kính vẫn dửng dưng nói:
- Những điều huynh nó với Bệ hạ đều tốt cả, đều là những việc nên làm. Nhưng theo đệ thấy thì có 1 việc không khả thi hoặc ít nhất là rất khó để thực hiện và thiếu 1 việc huynh nên làm.
Trần Kính không thất vọng mà hơi ngạc nhiên nhìn Trần Quốc Toản đợi giải thích:
- Đệ thử nói xem. Ta muốn nghe ý kiến của đệ.
Trần Quốc Toản với ấm chè rót thêm cho Trần Kính một chén rồi mới từ tốn tiếp tục nói:
- Theo đệ, việc không khả thi là việc huynh yêu cầu các vương hầu bỏ chi phí nạo vét sông ngòi, tu sửa đường xá đoạn đi qua đất phong của mình. Vì hai lý do: Đầu tiên thì đây là cơ hội để họ phản kháng lại một chút để thể hiện sự bất mãn của mình với triều đình. Do từ trước đó triều đình đã ra một số quy định cắt bớt quyền lợi của họ như quy định cắt chân bãi bồi, kiểm kê tài sản. Dù phép kiểm kê tài sản đã được bãi bỏ từ đầu năm nhưng trước đấy cũng khiến họ thiệt hại không ít. Ngoài ra, trong kiếp nạn giặc Chiêm này họ cũng thiệt hại khá lớn nhưng dường như họ không được triều đình cứu trợ mà còn phải đi cứu trợ người dân thay triều đình. Dù đám này nhiều kẻ đáng đem ra băm nhưng dù sao đệ thấy họ sẽ bất mãn ít hay nhiều cũng có cái lý của họ. Triều đình sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện việc này.
(Phép kiểm kê tài sản là những người quyền quý khi q·ua đ·ời đều để tài sản lại cho con cháu kế thừa, Dụ Tông đề ra phép kiểm kê tài sản để lấy những gì quý báu, có giá trị trong tài sản kia phải nộp vào cho triều đình. Đến thời Nghệ Tông thì bỏ phép này)
- Lý do thứ 2: Theo đệ là đa số các vương hầu chưa thấy được lợi ích mang lại cho họ khi thực hiện những công việc này mà chỉ thấy chi phí họ phải bỏ ra lại quá lớn. Sẽ không mấy người chịu chi như đệ đâu, hơn nữa đệ làm ở đây còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với họ vì có đệ có sẵn 441 tù binh Chiêm Thành và 800 nô lệ khác. Dù thế nhưng chi phí đệ đang bỏ ra để thực hiện những việc này thật sự vẫn rất lớn, dĩ nhiên là quy mô đệ làm khác với nạo vét thông thường theo kiến nghị của huynh.
Trần Kính đang gật gù khá đồng thuận với suy nghĩ của Trần Quốc Toản nhưng nghe thấy gì đó liền ngắt lời của Trần Quốc Toản:
- Khoan đã, 441 tù binh Chiêm Thành và 800 nô lệ? Ta nhớ chỉ đồng ý để đệ giữ lại 800 người, đệ chuyển thành nô lệ để dễ bề ăn nói thì cũng hợp lý nhưng sao 441 người kia đệ chưa giao cho lộ phủ?
Trần Quốc Toản nghệt mặt ra chán hẳn, người huynh đệ mới này của hắn tinh quá. Không cài được, bèn tìm cách cãi lại:
- Sao huynh cứ để ý từng tí tiểu tiết một để bắt chẹt đệ thế hả? 441 người kia đệ giao rồi, nhưng huyện nha không có chỗ giam, đành phải để đệ “giữ hộ”. Họ còn đang bận chuyển cả huyện nha về đây, đệ phải mất một đống đất cho họ đặt huyện nha kia kìa, sao mấy chuyện này huynh không thấy, mà chỉ thấy mỗi chuyện đệ phải nuôi 441 tù binh để nạo vét sông ngòi hộ triều đình vậy?
Trần Quốc Toản nói rất có lý, đúng là nơi đây đang rất cần lao động, vương phủ cũng tự nguyện bỏ ra đống tiền là thật, 441 người này chỉ như muối bỏ bể thôi. Trần Kính nhất thời chưa tìm được kẽ hở, chỉ đại khái nói:
- Thôi được rồi, tại ta cứ có cảm giác mình bị lừa, bị đệ tính kế từ lúc chia tay ở đồn Khoái nên mới thế. Đệ nói tiếp đi, việc ta chưa làm là việc gì?
Trần Quốc Toản liếc mắt húp một hơi hết chén nước chè như để nuốt cục tức chép chép miệng nói:
- Chuyện huynh quên làm là cử đoàn sứ sang nhà Minh trần tình. Dù sao chúng ta cũng là nội xưng đế ngoại xưng vương, nhà Minh bên kia giành được chiến thắng với Bắc Nguyên là cái chắc rồi, chỉ còn lại vấn đề thời gian thôi. Hiện giờ việc này chúng ta làm càng sớm thì càng có lợi, không cần kéo nhà Minh về phía mình, chỉ cần giữ nhà Minh ở thế trung lập trong cuộc xung đột của ta với Chiêm Thành là đủ.
Nói đến đây, bất giác lòng Trần Quốc Toản lại đầy một bụng lửa giận, tay nắm chặt miệng nghiến răng ken két nói từng từ:
- Chỉ cần không phải cùng lúc đối đầu với Chiêm Thành và nhà Minh, đệ sẽ có cách làm gỏi Chế Bồng Nga.
Trần Kính ở đối diện vỗ vỗ vào đầu như không tin được rằng mình lại quên được chuyện này. Không thể chỉ vì cảnh hoang tàn của Thăng Long, không thể chỉ vì đống công việc khổng lồ ập xuống, không thể vì đống vấn đề rối rắm Trần Quốc Toản đưa ra mà quên được. Việc kéo nhà Minh vào thế trung lập nhẽ ra là việc nên làm ngay mới đúng, giặc Ngô trước nay chỉ cần cái cớ để tràn xuống mà thôi, nếu muốn thì đây sẽ là cái cớ hoàn hảo cho chúng. Việc này không thể chậm trễ, Trần Kính vội vàng mất bình tĩnh:
- Không được, sao ta lại quên chuyện này được. Sứ giặc Chiêm chắc chắn đã đi sứ rồi, ta phải về Thăng Long gấp nếu không thì trễ mất. Bể bọn chúng lu loa lên với Chu Minh, chúng ta rơi vào thế hai đầu thọ địch mất.
(Chu Minh: ám chỉ Chu Nguyên Chương hoàng đế của nhà Minh. Một cách nói tắt)
Thấy Trần Kính cuống quýt đã muốn rời đi Trần Quốc Toản vội ngăn lại:
- Khoan đã, huynh không cần gấp gáp như vậy. Huynh cứ viết tấu chương sai người đem về cho bệ hạ cử đoàn sứ đi là được. Hiện giờ nhà Minh không xuất quân ngay được đâu, phía bắc vẫn còn Bắc Nguyên, trong nước thì vẫn còn tàn dư các thế lực chống đối, tây nam thì còn Đại Hạ chưa diệt. Khi bình định hết những thế lực này chúng mới nhắm vào ta được. Giờ huynh cho đoàn sứ sang cãi lại lời sứ nhà Chiêm là được.
Trần Kính nghe Trần Quốc Toản nói thì bình tâm hơn, không hiểu sao giờ phút này hắn hoàn toàn tin tưởng những nhận định của Trần Quốc Toản. Lấy lại bình tĩnh, Trần Kính lại ngồi xuống bàn nói:
- Đệ nói có lý, ta sẽ soạn tấu chương ngay, chuyện này đúng là ngu huynh sơ suất rồi. Mà nhắc tới Chiêm Thành, kế hoạch của đệ sao rồi?
- Đệ có ý tưởng sơ bộ rồi, việc chuẩn bị cũng đang được tiến hành, hành động cụ thể thì phải chờ thời cơ tới. Đợi huynh viết xong tấu chương đệ sẽ dẫn huynh đi xem.
Trần Quốc Toản đáp lời rồi chắp tay cáo từ ra khỏi tiểu lâu để không gian riêng cho Trần Kính cùng Nguyễn Chính hầu cận bên cạnh viết tấu chương gửi về triều.
Rời tiểu lâu, Trần Quốc Toản liền chạy tới hậu viện để tìm mẹ mình. Đến nay Trần Quốc Toản mới biết thêm việc mẹ không ngại chịu tiếng xấu trong hàng chục năm với triều đình, với thiên hạ chỉ vì một câu nói trước lúc c·hết của mình, chỉ vì để mình có thể tự do làm những điều mình thích. Trong lòng Trần Quốc Toản giờ có vô vàn lời muốn nói với mẹ.
Vương phi rất thích ngả người ra chiếc ghế tựa dưới mái đình ở sân của hậu viện, hai bên mái đình có 2 gốc thị cho tán rất mát, vào tháng 7 mùa thị chín còn có hương thơm nhè nhẹ. Hôm nay cũng thế, Vương phi ngả người ra chiếc ghế tựa, có người hầu bên cạnh khẽ phe phẩy quạt khiến người thiu thiu ngủ. Người già thường không ngủ được dài, nên khi nào muốn ngủ vương phi đều ngủ luôn khi có điều kiện. Chính vì thế mà Đặng Văn Thiết bố trí khắp vương phủ đâu đâu cũng có cái ghế tựa cùng 1 kiểu dáng thế này, để vương phi có thể chợp mắt ở bất cứ đâu khi người muốn.
Trần Quốc Toản rón rén như con mèo, bước lại gần vương phi không một tiếng động. Khẽ phẩy tay cho người hầu lui ra ngoài, Trần Quốc Toản ngồi xuống bên cạnh phe phẩy quạt cho mẹ mình. Tự nhiên lên cơn thèm, Trần Quốc Toản khẽ hờ hờ gối đầu lên đùi của mẹ, tay vẫn không ngừng quạt. Mùi của mẹ luôn khiến Trần Quốc Toản rất an lòng.
Vương phi khẽ đưa tay lên xoa xoa đầu Trần Quốc Toản, mắt vẫn hơi nhắm khẽ hỏi:
- Sao thế? con không ở chỗ tiểu Kính mà chạy ra đây với mẹ làm gì?
Trần Quốc Toản vẫn gối đầu lên đùi mẹ nhỏ nhẹ nói:
- Con rời đi cho huynh ấy viết tấu chương. Con làm mẹ tỉnh giấc ạ.
Vương phi nhắm mắt tận hưởng thời gian riêng tư của hai mẹ con, lắc đầu nói:
- Không, mẹ ngủ đủ rồi, người già không ngủ lâu được, chỉ ngủ bất chợt thôi. Lúc con rón rén như con mèo đến mẹ đã biết rồi. Con có chuyện gì buồn phiền à?
Không ai hiểu con bằng mẹ, con cái có chuyện gì dù có giấu kỹ thế nào thì vẫn không thể qua mắt được mẹ. Trần Quốc Toản dù có vô vàn điều muốn nói nhưng tới đây lại chẳng thể nói ra được gì. Nghĩ lại thì giữa mẹ con cũng chẳng cần phải nói nhiều, Trần Quốc Toản chỉ khẽ lắc đầu nói:
- Không sao ạ. Mọi chuyện vẫn ổn, con chỉ muốn ở bên mẹ một lúc thôi.
Đáp lại, Vương phi chỉ khẽ lẩm bẩm “thế thì tốt, thế thì tốt” tay vẫn không ngừng xoa xoa đầu Trần Quốc Toản đang như con c·h·ó con gác đầu lên đùi mình. Bốn xung quanh chìm vào im lặng, nhường lại toàn bộ không gian riêng tư này cho Trần Quốc Toản và mẹ mình.
Một canh giờ sau thì Trần Kính cũng viết xong tấu chương, tấu chương được niêm phong lại dùng dấu xi đóng lên giao cho Nguyễn Chính. Liền có gia thần nhận tấu chương của Trần Kính cưỡi ngựa lao ra khỏi Hoài Văn vương phủ. Trần Quốc Toản đợi Trần Kính xong hết mọi việc mới chịu tới gần. Thấy Trần Quốc Toản tới, Trần Kính vươn vai nói:
- Xong rồi, đệ nói ý tưởng của đệ đi. Ta đang rất tò mò đây.
Trần Quốc Toản đưa mắt nhìn Nguyễn Chính vẫn đang kè kè bên cạnh tiểu lâu nói:
- Mời huynh theo đệ tới thư phòng. Một mình huynh.
Trần Kính quay lại nhìn Nguyễn Chính đang trợn mắt muốn xiên Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản cũng trợn mắt nhìn lại, trình độ như Nguyễn Chính thì Trần Quốc Toản chấp 2 có dư. Nhưng dù sao cũng mới gặp lần 2, Nguyễn Chính có lý khi chưa tin tưởng Trần Quốc Toản tới mức để hắn một mình cùng chủ tử của mình trong phòng kín. Trấn Kính khẽ hắng giọng nói:
- Nguyễn Chính, ngươi ở lại bên ngoài, ta sẽ theo Quốc Toản tới thư phòng.
Nguyễn Chính dù không cam lòng nhưng Trần Kính đã hạ lệnh thì hắn cũng không thể làm gì khác, chỉ có thể thưa “vâng” rồi theo lệnh mà làm.
Để lại Nguyễn Chính, Trần Kính theo chân Trần Quốc Toản bước vào thư phòng vẫn còn ngổn ngang chồng cao chồng thấp sách vở thư từ. Từ kệ sách cao nhất, Trần Quốc Toản rút ra một tấm bản đồ làm bằng da dê rồi nhìn Trần Kính giọng nghiêm túc nói:
- Trước khi đệ nói, đệ muốn huynh hứa. Tuyệt đối huynh không được để n·gười t·hứ 3· biết việc này, dù đấy có là ai. Kể cả là Hoàng Thượng, hay tên thị vệ thân cận kia của huynh. Nói cách khác, chuyện này chỉ có huynh và đệ biết. Nói đây là chuyện liên quan tới vận mệnh của cả Hoài Văn vương phủ cũng không ngoa.
Rất hiếm khi thấy Trần Quốc Toản nghiêm túc thế này, Trần Kính gật đầu đáp ứng:
- Được, ta hứa với đệ.
Nhận được câu trả lời mong muốn, Trần Quốc Toản vời Trần Kính tới cái bàn trống rồi trải tấm bản đồ ra. Dùng cây trúc chỉ vào từng con dấu được đánh chi chít trên bản đồ, Trần Quốc Toản kể tỉ mỉ lại chi tiết từng chút một kế hoạch của mình. Khi nghe tới cuối, Trần Kính hít một hơi sâu hiểu ra mọi chuyện nói với Trần Quốc Toản:
- Đệ định dùng người Chiêm đánh người Chiêm?