Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 86: Bức tường cuối cùng.

Chương 86: Bức tường cuối cùng.


Đối diện với câu hỏi của Trần Kính, Trần Quốc Toản khẽ lắc đầu nói:

- Cũng gần như thế. Thời gian vừa rồi đệ nghiệm ra, Đại Việt cần ưu tiên giải quyết vấn đề nội tại hơn là kẻ thù bên ngoài. Vì thế đệ cho rằng lúc này chúng ta không thể tổ chức một cuộc t·ấn c·ông vào Chiêm Thành bây giờ, sẽ tốn quá nhiều nguồn lực và xương máu. Việc đệ làm chỉ là phân hóa Chiêm Thành, để chúng tự đánh nhau để huynh có nhiều thời gian giải quyết những vấn đề nội tại của Đại Việt hơn. Khi xong tất cả mọi việc, mới tới lúc chúng ta nhổ cỏ tận gốc mối phiền phúc này. Dĩ nhiên chúng ta vẫn phải can thiệp vào Chiêm Thành thông qua Hoài Văn quân của đệ nhưng với một danh nghĩa khác.

Trần Kính cau mày nhìn tấm bản đồ nói:

- Nhưng làm sao đệ có thể nhử Chế Bồng Nga tới đây, làm sao đệ chắc chắn có thể bắt được hắn, chưa kể làm sao đệ có thể chắc chắn La Khải sẽ làm phản mà không quay về phò tà con trai của Chế Bồng Nga.

Đối diện với núi câu hỏi của Trần Kính, Trần Quốc Toản vẫn từ tốn giải thích. Việc Trần Kính ủng hộ kế hoạch này là điều kiện tiên quyết để nó thành công:

- Tin đồn, để nhử được Chế Bồng Nga dẫn quân ra bắc đệ sẽ sử dụng tin đồn để nhử hắn tới. Muốn làm được việc này thì phải có 2 thứ: Một là phải tiến hành kế hoạch trước khi Đại Việt có những cải cách mạnh mẽ khiến Chế Bồng Nga phải dè chừng. Hai là để đối phó với chúng không được dùng lực lượng quá lớn khiến chúng đề phòng, một khi chúng bỏ thuyền lên bờ như lần ra bắc vừa rồi đệ sẽ có cách tóm được hắn. Còn về phần La Khải, hắn không muốn phản đệ cũng ép hắn phải phản.

Trần Kính trầm tư một hồi lâu trước tấm bản đồ của Trần Quốc Toản rồi mới hạ quyết tâm:

- Được, theo kế hoạch của đệ đi. Đây là cách tiết kiệm nhất mà đạt hiệu quả cao nhất nếu thành công. Ta biết đệ nói với ta kế hoạch này không phải chỉ để ta nghe cho biết. Nói đi, đệ cần ta giúp gì?

Toàn là người thông minh, chỉ nói một chút đã nắm bắt được trọng tâm. Trần Quốc Toản mỉm cười, tự tin nhìn thẳng vào mắt Trần Kính chân thành nói ra tất cả những ý định của mình, từ việc cần bí mật huấn luyện một đội quân vài nghìn người, cần chiến mã, cần mục trường,.... càng nói Trần Kính lại càng kinh ngạc. Cuối cùng Trần Quốc Toản chốt lại:

- Trước mắt, mọi chi phí sẽ do Hoài Văn vương phủ lo liệu, nhưng sau khi bắt được Chế Bồng Nga, đệ sẽ chuyển một phần cho triều đình chứ để mình Hoài Văn vương phủ nuôi thì nuôi không nổi. Trần Kính đại ca, huynh biết việc này đồng nghĩa với gì chứ?

Trần Kính chống tay vào mép bàn vẫn không rời mắt khỏi bản đồ, gật đầu đáp.

- Ta biết, đệ sẽ bị dìm c·hết trong nước bọt.

Trần Quốc Toản cười ha hả:

- Chính xác, đệ có thể ở ngoài chiến trường đối phó với kẻ thù, nhưng nghi kỵ trong triều cùng miệng lưỡi đám quan viên thì đệ vô kế khả thi. Chỉ đành nhờ huynh chống đỡ, đây mới là việc khó nhất. Nếu không được huynh chấp thuận thì đệ ở ẩn luôn cho nhàn.

Trần Kính ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào mắt Trần Quốc Toản, kinh nghiệm mấy chục năm trong quan trường giúp Trần Kính hiểu rõ mục đích của Trần Quốc Toản. Trần Kính nghiêm túc hỏi:

- Cái đệ thật sự cần là muốn ta tin tưởng đệ đúng không?

Cuộc đời này đã giúp Trần Quốc Toản nhìn ra được những thiếu sót của bản thân trong cuộc đời trước. Chứng kiến mẹ, Đặng Văn Thiết và Tiểu Thúy mòn mỏi chờ mình 86 năm không một câu oán trách. Luôn chuẩn bị mọi thứ tốt nhất cho ngày mình trở về không một chút nghi ngờ, không ngại mang tiếng xấu để tích lũy thêm chút vốn liếng cho mình tung hoành. Đổi lại tất cả những gì mẹ muốn chỉ là một điều hết sức đơn giản mà tới giờ Trần Quốc Toản vẫn chưa làm được. Nếu Trần Quốc Toản ở cuộc đời này vẫn cứ bất chấp lao ra chiến trường như trước thì đúng là đứa con bất hiếu đáng bị băm vằm. Tới giờ mọi việc đều đang được Trần Quốc Toản dần chuẩn bị nhưng Trần Quốc Toản vẫn ngần ngừ chưa thật sự hạ quyết tâm đương đầu với những khó khăn kia là vì thế. Bị nhìn thấu tâm can, Trần Quốc Toản trở lại vẻ nghiêm túc, nắm tay bấu chặt vào mặt bàn, gục đầu xuống chân thành nói:

- Đúng thế, đệ có một người mẹ thương đệ vô bờ bến, có một tri kỷ trăm năm khó gặp. Mẹ không tiếc đem toàn bộ gia sản cả đời ra để đệ xông pha vì Đại Việt. Đệ không sợ phải đối mặt với kẻ thù hùng mạnh ngoài chiến trường, nhưng đệ sợ một ngày mọi công sức của đệ sẽ đổ sông đổ bể, thậm chí còn mang tai họa tới cho những người thân nhất luôn ủng hộ đệ vô điều kiện. Trần Kính đại ca, nghĩ tới những việc này đệ không thể hạ quyết tâm được. Cuộc đời này đệ không thể phụ những người thương yêu đệ thêm được nữa. Đệ cần đảm bảo từ huynh.

Trần Kính dù chưa hiểu rõ hết thân phận của Trần Quốc Toản, cũng như những chuyện trong quá khứ. Nhưng Trần Kính có thể cảm nhận được những lời nói kia là thật, tình cảm của Trần Quốc Toản cũng là thật, những day dứt níu lấy ngăn Trần Quốc Toản hạ quyết tâm kia cũng là thật. Chừng đó là đủ để Trần Kính phá nốt hàng rào phòng ngự cuối cùng. Tay vân vê miếng ngọc lục bảo được chạm khắc họa tiết kim ngưu rất tinh xảo trên tay, Trần Kính đưa miếng ngọc bội ra trước mặt Trần Quốc Toản:

- Cầm lấy, đây là món quà mẹ tặng ta khi ta tròn 10 tuổi, cũng là món quà cuối cùng mẹ cho ta trước khi người ra đi, là món đồ quý giá nhất của ta. Giờ ta giao nó cho đệ, nếu sau này ta có thành Tống Cao Tông, thành Triệu U Mục Vương thì đệ có thể dùng nó nhắc nhở ta về ngày hôm nay. Hoặc dù ở bất cứ tình huống nào khi thấy nó thì ta hoặc hậu duệ của ta sẽ tin tưởng đệ vô điều kiện.

(Tống Cao Tông nghe lời Tần Cối hại c·hết Nhạc Phi; Triệu U Mục vương nghe lời Quách Khai hại c·hết Lý Mục. Đều là những tướng lĩnh giỏi nhất của mình)

Trần Quốc Toản vội quỳ thụp xuống hơi hoảng hốt:

- Điện hạ, thần thật sự không dám nhận.

Trần Kính bước tới vỗ vai Trần Quốc Toản:

- Cầm lấy đi, Trần Quốc Toản không sợ trời không sợ đất đâu rồi. Đây cũng là trọng trách ta giao cho đệ, tránh việc sau này ta bị gian thần che mắt. Đệ là người có lòng với Đại Việt, việc này ngoài đệ ta không tin tưởng giao phó cho ai khác. Cầm lấy.

Trần Quốc Toản không thể từ chối, nâng hai tay đón lấy viên ngọc bội của Trần Kính. Kể từ giờ phút này, rào cản lớn nhất trong lòng Trần Quốc Toản khiến Trần Quốc Toản chần chừ thực hiện những kế hoạch của mình cũng bị loại bỏ.

Bước ra khỏi thư phòng, dưới ánh mặt trời cuối ngày Trần Kính cũng hạ quyết tâm, bản thân sẽ phải ngồi lên ngôi vị cửu ngũ chí tốn kia, giờ cả hắn và Trần Quốc Toản đã không còn đường lùi. Trần Kính hơi ngoái đầu lại nhìn thư phòng của Trần Quốc Toản rồi nói với Nguyễn Chính:

- Nguyễn Chính, dừng tất cả mọi điều tra về thân phận của Hoài Văn vương. Hiện giờ những thông tin đấy không còn cần thiết nữa.

---------------------------

Buổi tối, vương phủ tổ chức một bữa tiệc nhỏ để tiếp đón Thái tử Trần Kính, tham gia bữa tiệc ngoài đại diện vương phủ là Đặng Văn Thiết, còn có Lê tri huyện, Lê chủ bạ, Trần lệnh úy; ngoài ra một số quan viên của hà đê sứ, thủy lộ đề hình, liêm phóng và khuyến nông cũng được mới tới. Vì địa vị quá cao của Trần Kính, cùng Đặng Văn Thiết khiến bữa tiệc rất gượng gạo nhàm chán.

Trần Quốc Toản vì chưa chính thức là Hoài Văn vương nên cũng không tiện tham gia bữa tiệc. Ngồi vắt vẻo trên tầng ba tòa lâu nguy nga, Trần Quốc Toản nhóp nhép nhai trầu nhìn cảnh vật bên dưới hơi thất thần không biết đầu óc bay đi đâu.

- Sao thế? Hạ quyết tâm rồi thì phải phấn chấn lên chứ. Thế này đâu giống ngươi.

Đặng Văn Thiết không biết rời bữa tiệc từ bao giờ đã tiến tới sau lưng Trần Quốc Toản cất tiếng hỏi. Trần Quốc Toản nhìn cảnh phố ngoài vương phủ vẫn khá náo nhiệt nói:

- Đặng Văn Thiết, kiếp trước quay cuồng với chiến trận rồi c·hết trẻ, khó khăn lắm mới được sống lại ta lại chuẩn bị dấn thân vào cuộc chiến mới. Sao mẹ và ngươi không cản ta lại?

Đặng Văn Thiết ngồi xuống chiếc đôn thở dài nói:

- Ai bảo ngươi không sống lại sớm vài chục năm, toàn chọn sống vào thời loạn lạc. Có lẽ đây là số mệnh của ngươi. Nếu cản được ngươi thì ngươi đã không phải Trần Quốc Toản.

Trần Quốc Toản quay lại nhìn Đặng Văn Thiết, biết Đặng Văn Thiết luôn nói thật với mình nên hỏi thẳng:

- a Thiết, ta sống như thế có phải bất hiếu lắm không?

Đặng Văn Thiết nhìn Trần Quốc Toản rất lạ, rất ít khi thấy hắn tâm trạng thế này. Suy nghĩ một lúc có lẽ Đặng Văn Thiết biết vấn đề ở đâu:

- Vì chuyện Vương phi nhận quà là tiền vàng à? Quốc Toản, sống tới tuổi này ta mới nghiệm ra một điều, chuyện dở hơi nhất là để ý tới ánh mắt của người thiên hạ mà làm khổ người xung quanh mình. Ta không biết ngươi cho rằng bản thân mình thế nào, nhưng ta biết Vương phi rất tự hào về ngươi. Có đứa con như ngươi là chuyện khiến vương phi hạnh phúc nhất, kế tiếp có lẽ là phải chờ ngươi cưới sợ sinh con mới biết được. Vương phi chả đoái hoài gì tới mấy lời gió thoảng mây bay của người thiên hạ đâu. Vì thế ngươi cứ là chính Trần Quốc Toản mà bọn ta luôn tự hào từ trước tới nay là được, đừng nghĩ ngợi nhiều quá, ngươi thế này chỉ khiến bọn ta lo lắng hơn mà thôi.

Trần Quốc Toản tâm tình nhẹ đi nhiều, nhìn Đặng Văn Thiết hơi mỉm cười dò hỏi:

- Thế còn ngươi?

Đặng Văn Thiết nhăn nhó đứng dậy muốn rời đi:

- Ta à? ta thì thấy ta rất khổ vì ngươi. Tới tuổi này rồi còn lo ngươi ngã c·hết mà phải mò lên đây. Ta về nghỉ đây, cẩn thận đấy.

Trần Quốc Toản nhìn theo bóng lưng Đặng Văn Thiết đang được người hầu dùng võng khiên xuống khẽ lẩm bẩm: “a Thiết, cảm ơn ngươi” dù tiếng rất nhỏ nhưng Đặng Văn Thiết dường như vẫn nghe thấy chỉ khẽ vẫy vẫy tay ra hiệu với Trần Quốc Toản.

Đặng Văn Thiết mới rời đi, hơn một khắc sau tới lượt Trần Kính mò tới. Trần Quốc Toản tò mò nhìn Trần Kính vừa rót trà vừa hỏi:

- Huynh rời tiệc sớm thế? Đồ ăn không hợp khẩu vị của huynh à?

Trần Kính ngồi xuống nhận chén trà, nhìn xuống bữa tiệc dưới hoa viên đáp:

- Không phải, ta rời đi cho mọi người thoải mái hơn. Đệ nhìn xem.

Chương 86: Bức tường cuối cùng.