Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đông A Tái Khởi
Unknown
Chương 87: Người nào việc nấy
Đúng như lời Trần Kính nói, dưới sân mọi người bắt đầu đi chúc tụng nhau, đến Lưu quản gia trầm ổn cũng bắt đầu cầm ly đi mời. Đặng Trung thì khỏi bàn, uống như voi hút nước. Nhìn cảnh náo nhiệt bên dưới, Trần Kính hỏi Trần Quốc Toản:
- Con người Lê Đạo đúng là không tệ. Bảo sao đệ lại chọn Lê Đạo để tiến cử với ta.
Trần Quốc Toản mồm chữ O mắt chứ A kinh ngạc nhìn Trần Kính:
- Đệ tiến cứ Lê Đạo hồi nào?
Trần Kính nhếch môi khinh thường:
- Lại còn chối, tự dưng đệ đem 3,4 tư dâng cho Lê Đạo chả nói rõ mục đích của đệ là gì?
Trần Quốc Toản nghệt mặt ra thanh minh:
- Oan quá, huynh đừng cái gì cũng quy cho đệ vậy chứ? Đệ đâu ngàn tính vạn toán như thế, chẳng qua là trùng hợp thôi. Ai làm tri huyện huyện Ngự Thiên thì chả thế.
Trần Kính nhấp ngụm trà rồi nói:
- Thế sao đệ lại chọn huyện Ngự Thiên?
Trần Quốc Toản dửng dưng nhìn Trần Kính đáp:
- Rõ ràng quá rồi còn gì, đây là quà đệ chuẩn bị trước cho huynh. Huynh thừa biết mà còn cần đệ nói ra à?
Trần Kính ngạc nhiên nhìn Trần Quốc Toản hỏi:
- Đệ nghĩ ta sẽ chọn phát triển nho giáo mà không phải phật giáo à?
Trần Quốc Toản nhún vai trả lời:
- Thì rõ ràng, nghĩ một chút là ra mà. Huynh từng theo học Văn Trinh Công (Chu Văn An) lại tiếp xúc với những đại thần như Lê Quát, Phạm Sư Mạnh đều là danh nho cả. Việc huynh phát triển nho giáo cũng không có gì lạ. Hơn nữa, phật giáo thật sự đã phát triển quá độ, biến tướng rất nhiều không còn thuần túy như thời các tiên đế. Cá nhân đệ cũng thấy nho giáo cũng thích hợp dùng để giáo hóa vạn dân hơn là phật giáo. Đệ không nghiên cứu giáo lý của những tôn giáo này, nhưng đệ biết những khó khăn có thể gặp phải. Điển hình như vấn đề bài thương của nho giáo, vai trò của thương nhân quan trọng thế nào thì đệ từng nói chuyện với huynh rồi.
Ngừng một lúc Trần Quốc Toản lại nói tiếp:
- Đệ cũng không rõ ràng bên nào lợi hơn bên nào, đệ nghĩ vấn đề chỉ ở vận dụng đống lý thuyết đấy như thế nào thôi, dù sao những lý thuyết này cũng sinh ra từ mấy nghìn năm trước rồi chúng ta không thể áp dụng rập khuôn được. Mỗi thời mỗi khác, mà biết huynh chọn nho giáo thì đệ đơn giản là ủng hộ quyết định của huynh thôi. Việc đệ làm ở huyện Ngự Thiên chỉ là một con bài để tương lai huynh đem ra cho đám hủ nho thấy kinh thương cũng khiến dân giàu nước mạnh không phải hoàn toàn là phường hám lợi như họ nghĩ.
Vấn đề này Trần Kính đã nghĩ rất nhiều, đúng như Trần Quốc Toản nói hắn định sau này sẽ phát triển nho học. Trần Kính nổi hứng thú muốn nghe thêm ý kiến của Trần Quốc Toản về vấn đề này:
- Đệ có vẻ cũng không thích phật giáo? vì sao vậy?
Kiếp trước Trần Quốc Toản vốn sinh ra vào thời thịnh trị của phật giáo, thời mà từ thượng hoàng, hoàng thượng đều muốn bỏ ngôi để đi tu nghiên cứu phật pháp. Theo lý thì Trần Quốc Toản phải chuộng phật giáo mới đúng. Nhưng không, tất cả là tại một tên tiểu tử mà Trần Quốc Toản biết từ khi "còn sống". Ấn tượng với nho giáo của Trần Quốc Toản xuất phát từ tên tiểu tử này, một thiên tài trong thiên tài nhưng lại cực bài trừ phật giáo.
Cứ nghĩ tới “tên tiểu tử quái vật” này Trần Quốc Toản lại hơi rùng mình, may mà khi xưa Trần Quốc Toản không phải đối đầu với hắn. Tên “tiểu tử Trương Hán Siêu” đó tuổi thì nhỏ hơn Trần Quốc Toản nhưng giỏi võ nghệ, giỏi thi thơ, giỏi âm luật,....cái gì hắn cũng giỏi, có một điều mà ít ai biết “tên tiểu tử” đó chính là mưu sĩ phía sau rèm của Hưng Đạo Đại Vương, chính là người đã đưa kế sách vườn không nhà trống đến đỉnh cao. Nhờ cãi nhau với hắn Trần Quốc Toản ngộ ra vài thứ để đem nói với Trần Kính bây giờ:
- Phật giáo dạy bảo con người ta hướng thiện, nhưng ở đâu chả có người tham. Lương Vũ Đế một lòng kính phật không những không được thành phật mà còn bị Phật gia bán đi bán lại tới mức c·hết đói. Người trong phật môn mà còn thế, có tiền lệ này huynh nghĩ họ giáo hóa được toàn thiên hạ không? Miệng thì hô gạt bỏ tham sân si nhưng chùa xây cái sau to hơn cái trước, cái sau xa hoa hơn cái trước, ruộng đất chiêm tinh ngày càng nhiều mà không phải nộp thuế. Huynh nói xem đấy có phải là tham không? Hơn nữa, nếu phát triển tới mức độ nào đó đệ nghĩ thần quyền có khi còn lớn hơn Vương quyền. Huynh cứ tính thử hiện giờ có thống kê nổi có bao nhiêu tăng ni sư cọ ở Đại Việt không là rõ? chưa kể đám phật tử cuồng tín nữa. Đệ e đám này nghe lời trụ trì chứ không nghe lời tri huyện đâu.
Trần Kính thân theo nho học cũng biết tới những việc này nhưng chưa có biện pháp giải quyết vì rất nhiều chùa chiền được chống lưng bởi các vương hầu quý tộc, ràng buộc lợi ích bên trong rất phức tạp. Trần Quốc Toản nhận ra lo lắng của Trần Kính, miệng cười toe toét mở lời:
- Huynh không cần quá lo lắng, cứ yên tâm, nho giáo đệ tặng huynh một quân bài thì phật giáo, thời cơ tới đệ sẽ cho huynh một cái cớ. Nghĩ nhiều quá dễ tẩu hỏa nhập ma đấy.
Trần Kính thở dài một hơi không đáp lời Trần Quốc Toản. 2 người cứ ngồi thế yên lặng nhìn con phố bê dưới vẫn còn người qua kẻ lại. Vẫn có những quá rượu, quán trà vẫn đang vời chào đón khách. Tiền sảnh của vương phủ vẫn còn một dãy nhà đén đóm sáng trưng, người hầu khiêng hết hòm lớn hòm nhỏ ra ra vào vào. Tiếng bàn phím gảy tanh tách nếu nghe kỹ vẫn rất rõ ràng. Trần Kính nhìn dãy nhà nhộn nhịp thanh toán tiền công, tiền vật tư rồi nhìn Trần Quốc Toản đang ngáp tới chảy nước mắt lười biếng bên cạnh mỉa mai:
- Đệ sướng thật, nhà bao việc mà lúc nào cũng rảnh rang trà bánh. Đệ không phải làm gì à?
Trần Quốc Toản vươn vai kêu răng rắc nói:
- Người nào việc nấy, chuyện này có trướng phòng lo cho đệ mà, còn cả Lưu quản gia nữa. Đệ có phải vạn năng đâu, mấy thứ này đệ còn dốt hơn họ, đệ mà nhúng tay vào có khi còn làm hỏng việc. Kể cả có biết thì đệ cũng không làm, cái gì đệ cũng tự lo hết mọi thứ thì lấy đâu ra thời gian đệ làm việc khác.
Trần Kính xì mũi coi khinh:
- Xời, đệ lười thì có, để họ tự làm nhỡ có sai sót để lại hậu quả thì đệ tính làm sao?
Trần Quốc Toản ngơ ngác thấy chuyện này hiển nhiên quá mà, sao Trần Kính vẫn không hiểu:
- Có làm thì mới có sai, chỉ ai không làm mới không sai thôi Trần Kính đại ca. Giờ họ có sai những cái nhỏ tương lai mới giúp họ tránh được những cái sai lớn, cái sai chí mạng. Giờ chuyện gì huynh mà cũng nhúng tay vào thì họ sẽ ỉ lại vào huynh, nếu có sai thì cũng là do huynh chỉ đạo. Sau này khi huynh không cáng đáng được lượng công việc khổng lồ nữa thì đệ dám chắc hoặc là họ sẽ giữ vấn đề tồn đọng ở đó chờ huynh xem xét rồi mới giải quyết, hoặc là họ sẽ đưa ra những ý tưởng cực kỳ tệ hại càng làm rối tung chuyện lên. Khi đó vào trường hợp nào thì cũng muộn rồi, kết quả chỉ có c·hết. Cũng như đám quân lính bọn đệ vậy, luyện võ b·ị t·hương, cưỡi ngựa b·ị t·hương, đánh c·ướp trận lớn trận nhỏ đều b·ị t·hương nhưng b·ị t·hương như thế sao bọn đệ vẫn tập, vẫn đánh?
Trần Kính ngộ ra nhìn Trần Quốc Toản nói:
- Vì tương lai sẽ càng giúp bọn đệ giữ mạng trên chiến trường?
Trần Quốc Toản vỗ tay cái đốp, đáp lời:
- Chính xác. Vì thế đệ dù liên tục b·ị t·hương nhưng có bao giờ đệ dừng tập luyện đâu? không có những v·ết t·hương nhỏ kia, bọn đệ lên chiến trường chắc sống không nổi một khắc. Huynh thử nghĩ xem, đùng cái quăng 1 tân binh vào chiến trường xem hắn có bao nhiêu cơ hội sống sót? Đấy chính là giá trị của cựu binh đã qua rèn luyện, huynh có thấy cựu binh nào mình mẩy lành lặn không? Đệ thấy việc để người dưới tự làm việc của mình cũng tương tự thế mà thôi, đấy cũng là một cách rèn luyện để sau này họ có thể gánh vác được trọng trách lớn hơn. Huynh đừng thấy giờ họ chỉ là trướng phòng thì nghĩ sau này họ vẫn mãi làm việc này, tương lai trong số họ không ít người sẽ dần thành trưởng quầy, trưởng thương đoàn đâu. Đấy chính là kết quả của rèn luyện mang lại.
Trần Kính hơi gật gù rồi bông nhổm dậy nhìn thẳng vào Trần Quốc Toản hỏi:
- Cũng có lý. Nhưng có phải đệ đang khuyên ta nên giao quyền nhiều hơn cho lục bộ và tứ viện?
Trần Quốc Toản há hốc mồm kinh ngạc, hai bàn tay co quắp muốn lao tới b·óp c·ổ Trần Kính hoặc muốn ôm cái cột nào đó để đập đầu mình vài cái thật mạnh. Khó chịu lắm rồi, Trần Quốc Toản nghiến răng nói gằn từng chữ:
- Huynh làm sao thế? Sao chuyện gì huynh cũng đổ hết lên đầu đệ vậy. Nãy thì chuyện của Lê Đào, giờ thì đang nói chuyện đám trướng phòng nhà đệ sao lại xiên sang lục bộ và tứ viện của triều đình rồi. Huynh mong đệ c·hết sớm vậy à?
- Haha, ta đùa, ta đùa thôi. Đệ bớt nóng.
----------------------------
Trong lúc Trần Quốc Toản và Trần Kính đang trà nước trên tòa lâu cao lớn thì ở Trấn Thuận Hóa xa xôi của Đại Việt, Trương Nghĩa một thương gia lâu năm ở khu vực này nhận được một phong thư từ thương đội được hộ tống bởi vài trăm gia nô mang tới. Mở phong thư ra xem, chòm râu của Trương Nghĩa khẽ rung rinh rồi tiện tay đưa phong thư cho thanh niên trẻ tuổi ngồi đối diện bàn ăn với hắn nói:
- Trương Tuấn, con xem này. Chuyến hàng ngày mai giao cho Ma Hà Đích chỉ giao 2 phần muối, 2 phần sắt. Sau này sẽ tiếp tục giảm dần. Con cứ nói với hắn, quân Chiêm mới c·ướp phá Thăng Long nên triều đình đang thắt chặt việc buôn muối và đồ sắt. Nguồn cung của chúng ta bị cắt không ít. Ngoài ra, báo cho anh trai con, thời cơ hành động sắp tới rồi, bảo nó cẩn thận.
Trương Tuấn vâng lời dặn của cha rồi mới mở thư ra xem, xem xong thư hắn không giấu được kích động kêu lên:
- Cha, vương phủ bắt đầu hành động rồi?
Trương Nghĩa gật đầu đáp:
- Đúng thế, sau hàng chục năm thì cũng tới lúc chúng ta trở mình rồi. Người của vương phủ đã tới đây rồi, còn một đoàn khác sẽ hành động độc lập với chúng ta. Từ giờ sẽ thường xuyên có người của vương phủ tới tiếp tế. Trước lúc họ tới chúng ta cần chuẩn bị rất nhiều thứ. Mai con cần qua Phạm gia một chuyến, nói với họ, sắp tới chúng ta sẽ cần mua toàn bộ muối và đồ sắt của họ. Đây là chủ trương của vương phủ của triều đình, nhờ họ hợp tác cùng chúng ta. Thêm nữa, báo cho các phân đà tăng cường huấn luyện cho gia nô, tới lúc chúng ta tăng cường lực lượng rồi.
Trương Tuấn mới 16-17 tuổi không giấu được sự phấn khích trong lòng:
- Vâng, thưa cha. Con sẽ đi chuẩn bị ngay để sáng mai con sẽ tới Phạm gia.