Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đông A Tái Khởi
Unknown
Chương 88: Trấn Thuận Hóa và Tiểu Sửu
Trấn Thuận Hóa có hai châu là Thuận châu và Hóa châu, tiền thân của nó vốn là Châu Ô và Châu Lý của Chiêm Thành. Năm Hưng Long 14 (1306) vua Chế Mân của Chiêm Thành đã cắt 2 châu Ô và châu Lý cho Đại Việt để làm quà cưới Huyền Trân công chúa, từ đấy 2 châu này mới có tên Thuận châu và Hóa châu.
Sau khi Chế Mân c·hết, người Chiêm bắt đầu muốn đòi lại 2 châu này từ tay Đại Việt. Thế là từ đó tới nay, hàng chục vụ c·ướp b·óc, cuộc chiến lớn nhỏ giữa Đại Việt và Chiêm Thành đã xảy ra ở vùng đất này. Thời điểm đầu Đại Việt luôn chiếm ưu thế với Chiêm Thành tại vùng đất này. Nhưng một thời gian sau, trái ngược với Chiêm Thành ngày càng hưng thịnh, Đại Việt lại ngày càng suy yếu nên dù danh nghĩa Hóa Châu và Thuận Châu vẫn thuộc quyền quản lý của Đại Việt nhưng khả năng kiểm soát của triều đình Đại Việt với vùng đất này rất yếu. Thực quyền của Đại Việt có lẽ chỉ tới Phủ Lâm Bình do Phạm A Song làm đại tri phủ Lâm Bình trấn giữ.
Trấn Thuận Hóa hiện có rất nhiều thế lực tồn tại đan xen chi phối lẫn nhau: từ Đại Việt, Chiêm Thành, các gia tộc, thương đoàn, tiêu cục, sơn tặc, thủy tặc,... loại nào cũng có cả. Trương gia cũng là một trong những gia tộc giàu có và lâu đời của đất Hóa Châu. Hàng chục năm trước đây Trương gia nổi lên là thương nhân chuyên buôn lụa, trà, đồ gốm sứ đôi khi là cả lương thực những năm mất mùa từ Đại Việt tới. Ở Hóa châu và Thuận châu những đồ dùng này rất được ưa chuộng, có tiền tài trong tay chỉ mất vài năm Trương gia đã len lỏi làm ăn khắp vùng Thuận Hóa.
Ít người biết, dưới thân phận thương nhân nhưng thực ra Trương gia xuất phát đều từ quân nhân mà ra. Vì thế vị trí mà Trương gia chọn để đặt trang viên nằm ngay phía trước ngã ba sông Linh (sông Hương ngày nay) nơi 2 dòng Tả Linh và Hữu Linh nhập thành dòng sông Linh chạy xuyên suốt Hóa Châu trước khi đổ ra biển. Ngược dòng Tả Linh, Hữu Linh đều có thể dễ dàng sang Chiêm Thành, đây là con đường những nhóm b·uôn l·ậu thường xuyên sử dụng để đi lại giữa 2 quốc gia. Ngoài những mặt hàng trưng cho thiên hạ thấy kia, Trương gia còn buôn một số mặt hàng cấm là muối và sắt dù số lượng rất hạn chế nhưng quyền lợi nó mang tới lại rất lớn. Trong những khách hàng của mình thì Ma Ha Đích là một trong những khách hàng thường xuyên và quan trọng nhất của Trương gia.
Ma Ha Đích không phải là thương nhân b·uôn l·ậu bình thường, hắn là nửa đạo tặc nửa thương nhân. Ma Ha Đích dựa vào rừng núi hiểm trở phía tây kinh đô cũ của Chiêm Thành Indrapura để c·ướp b·óc cả vùng Ka Dang, Jo Ngây. Trong khi Chiêm Thành cấm buôn bán muối, sắt cho các dân tộc miền núi thì Ma Ha Đích nghe theo phó trại Lý Hoài tận dụng nguồn b·uôn l·ậu muối, sắt từ Trương gia đã biến sơn trại của mình thành nơi buôn bán với các tù trưởng miền núi. Có sự ủng hộ của các dân tộc này, Ma Ha Đích đã chống lại được một số cuộc tiễu phỉ của Trấn Danak - Chiêm Thành dưới quyền của Ba Đích Đề, hiện giờ thanh thế của Ma Ha Đích trong vùng khá lớn đặc biệt hắn rất được lòng của các tù trưởng miền núi, nhờ có nguồn lương thực mua từ Trương gia hắn đã có thể nuôi tới hơn 1000 quân dưới trướng, vùng Ka Dang, Jo Ngây dần dần có bóng dáng của một thị trấn nhỏ.
Theo kế của Lý Hoài, Ma Ha Đích không muốn phải tiếp tục đương đầu với quân Chiêm, Ba Đích Đề thì không muốn hao tiền tốn của tiến đánh một trấn cỏn con miền núi, hắn chỉ cần yên ổn giữ nguyên chức vị là được. Nên cả 2 bắt tay thống nhất ngầm coi vùng Ma Ha Đích là một vùng tự trị nhỏ, hàng năm chỉ cần nộp ít tiền về Danak coi như đóng thuế là được.
Vùng Thuận Hóa ngoài Trương gia ở Hóa châu còn có Phạm gia ở Thuận châu. Phạm gia nổi lên từ khi Phạm A Song chỉ huy quân phủ lộ châu Lâm Bình liên tiếp đánh thắng quân Chiêm Thành mấy lần vượt biển đánh vào châu Lâm Bình, Phạm A Song được Dụ Tông phong lên tri phủ Lâm bình rồi tới Đại Tri Phủ Lâm Bình Hành quân thủ ngự sứ. Lâm Bình gần như thành thủ phủ quản lý cả Thuận châu, Hóa châu. Mỗi khi muốn tiến đánh Chiêm Thành, Đại Việt đều phải bổ duyệt binh sĩ ở Lâm Bình trước mới có thể tiến vào đất Thuận Hóa. Lâm Bình như bức tường thành ngăn cơn sóng dữ dừng lại ở trấn Thuấn Hóa.
Nương thế Phạm A Song, Phạm gia nhanh chóng gây ảnh hưởng của mình tới các ngành nghề ở Thuận Châu, dần dần trở thành đại gia tộc của đất này. Khác với Hóa châu, Thuận châu là vùng tương đối ổn định khi cách xa Chiêm Thành hơn vì thế ảnh hưởng của Phạm gia ở đây chủ yếu là kinh tế và các làng nghề. Trong đó có một nghề siêu lợi nhuận mà triều đình cũng quản lý rất chặt chẽ: Nghề làm muối. Họ Phạm nhờ có cây đại thụ Phạm A Song chống đỡ, triều đình cũng muốn vỗ về Phạm gia nên đã cho phép Phạm gia được quyền làm muối và bán muối ở huyện ven biển An Nhân, Thuận Châu.
Phạm A Song biết thế lực đứng sau Trương gia không đơn giản nên Phạm gia ở Thuận châu, Trương gia ở Hóa châu đã ngầm móc nối thỏa thuận với nhau, tránh việc gây xung đột lợi ích không cần thiết. Phạm gia chính là nguồn cung cấp muối độc quyền cho Trương gia, nhờ có muối, Trương gia lại gây ảnh hưởng tới một dải phía tây Chiêm Thành qua tay của Ma Ha Đích. Đổi lại việc độc quyền này, Trương gia nhường lại cho Phạm gia phương pháp làm muối nung cao cấp để tiến vua lợi nhuận tới trăm lần.
Hóa châu và Thuận châu là hai châu rất khắc nghiệt, l·ũ l·ụt, t·hiên t·ai triền miên, đất đai lại nhiễm mặn nên đất trồng cấy được rất ít. Chính vì thế các thế lực trong vùng dù biết Trương gia và Phạm gia đều có gốc gác từ Đại Việt nhưng vì lượng hàng hóa thiết yếu như muối, sắt và lương thực của 2 họ này, thêm vào những quan hệ rắc rối giữa các thế lực mà Trương gia, Phạm gia vẫn tồn tại được trong khu vực chiến hỏa liên miên này.
Hóa châu có một nơi mà Đại Việt đã hoàn toàn mất khả năng kiểm soát trong vài năm trở lại đây, kể cả Trương gia cũng không dám phạm vào, đó là hệ thống Đầm Tam Giang. Đầm Tam Giang là hệ thống đầm phá liên tiếp kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam chạy dọc theo ven biển Hóa Châu, dài tới 200 dặm, nơi rộng nhất tới 30-40 dặm. Đầm lớn nhất trong hệ thống đầm Tam Giang là hồ Đại Lãng, thời mới về tay Đại Việt thì nó có tên là Nhi Hải. Để nói về độ rộng lớn của đầm này thì dân gian ở đây thướng có câu:
“Nhi Hải phúc thần lãng, thần lãng phúc nhân chu.”
(Dịch: Nhi Hải có sóng lớn, sóng lớn nhấn chìm thuyền dân).
Về sau hồ Nhi Hải mới được đổi thành hồ Đại Lãng (sóng lớn) như hiện nay. Thời còn thuộc quản lý của Chiêm Thành nó được gọi là đầm Ô Long chính là nơi Toa Đô cùng 5 vạn binh mã của mình đánh Chiêm Thành thất bại đã phải rút vào đây rồi tiến ngược ra bắc thành thế gọng kìm để đánh Đại Việt. Hệ thống đầm Tam Giang có một cửa thông với biển ở hồ Đại Lãng, xưa gọi là cửa Ô Long nhưng về sau khi Huyền Trân nghỉ lại tại đây trước khi vào Chiêm Thành cưới vua Chiêm bấy giờ là Chế Mân thì đổi thành cửa Tư Dung.
(Tư dung: nhớ người con gái đẹp).
Đầm Đại Lãng phía Đông thông ra biển, nam dựa vào dãy Bạch Mã như lòng chảo nên địa thế rất hiểm yếu, dễ thủ khó công. Bàn La Mân thủ lĩnh của thủy tặc đầm Tam Giang mấy năm nay dựa vào địa thế của Đầm Đại Lãng mà trở thành thế lực rất lớn ở Hóa Châu, quân số lên tới 3000 tên, thuyền chiến lớn nhỏ có trên 100 chiếc. Đại Việt đã một số lần t·ấn c·ông đám thủy tặc này nhưng đều không thành công, dù có gây tổn thất lớn tới đâu thì chỉ một thời gian ngắn sau đám thủy tặc này lại dần khôi phục lại với tốc độ kinh hồn. Toàn bộ người Hóa châu dù không nói ra nhưng đều biết hậu thuẫn phía sau đám thủy tặc này là người Chiêm. Từ đầm Đại Lãng muốn tới trấn Danak theo đường thủy hay đường bộ đều vô cùng dễ dàng.
(Danak = Đà Nẵng bây giờ. Tiếng Chiêm cổ Danak nghĩa là cửa sông lớn).
Đối phó với thủy tặc đầm Đại Lãng không xuể, lại phải đối mặt với quân Chiêm thường xuyên c·ướp phá nên một quân duy nhất của Đại Việt ho Phạm Phúc chỉ huy chỉ có thể cố thủ trấn giữ thành Hóa châu, một thành được đắp bằng đất từ năm Đại Trị thứ 5 thời Dụ Tông. Ngoài thành Hóa Châu, quân triều đình Đại Việt gần như không thể kiểm soát được vùng nào khác.
Trương gia nằm rất gần với thủy tặc đầm Tam Giang, cũng có một chút làm ăn nhưng không đáng kể. Điều kỳ lạ là thủy tặc Tam Giang gần như không q·uấy n·hiễu chuyện làm ăn của Trương gia, dù thế lực của Trương gia rất lớn nhưng không phải là không thể thể động vào.
Người khác có thể không rõ nhưng Trương Nghĩa rất rõ nguyên nhân bên trong. Đây là điều kiện hợp tác của đôi bên, thủy tặc Bàn La Mân không quấy phá chuyện làm ăn của Trương gia, đổi lại Ma Ha Đích cũng không quấy phá vùng Danak của Ba Đích Đề. Ba Đích Đề cũng đã điều tra qua Trương gia, dường như Trương gia chỉ là thương nhân đã 4 đời ở đất Hóa châu, có qua lại nhưng rất ít với chính quyền Hóa châu nên không ảnh hưởng tới mục đích của hắn và đám thủy tặc. Với hắn chỉ cần Hóa Châu duy trì tình trạng bất ổn là trấn Danak của hắn sẽ được bảo vệ.
Trương Nghĩa đang là gia chủ đời thứ 3 của Trương gia. Trương Nghĩa đã ngoài tứ tuần, tóc mai đã có chút bạc nhưng không hề có vẻ ục ịch của cuộc sống an nhàn, thay vào đó là dáng người vạm vỡ khỏe mạnh, ánh mắt tinh tường, bàn tay đầy chai sạn của người luyện võ. Trương Nghĩa trong bộ quần áo ngũ thân ống rộng giống với trang phục người miền Bắc Đại Việt hay mặc. Bước vào từ đường chỉ có vài bài vị, trong đó bài vị cao nhất lớn nhất ghi rất rõ dòng chữ “Hoài Văn hầu gia binh - tiểu binh Trương Sửu”.
Trương Sửu, gia chủ đầu tiên của Trương gia tại đất Hóa châu, ở Hóa châu không ai biết xuất thân của Trương Sửu từ đâu tới. Chỉ biết từ khi Hóa châu về tay Đại Việt thì vài năm sau Trương Sửu đã xuất hiện với tài lực khổng lồ. Trong khi các gia tộc khác dần rút lui khi Hóa châu loạn lạc thì Trương Sửu cùng Trương gia vẫn bám trụ ở Hóa châu bằng mọi giá. Trương Nghĩa là cháu nội của Trương Sửu, từ nhỏ Trương Nghĩa đã rất hâm mộ những câu chuyện của ông nội mình từ thời rong ruổi trên chiến trường cùng Trần Quốc Toản. Với Trương Nghĩa thì ông nội là người đáng kính nhất, người đã một tay đánh phẹp các thế lực, toán c·ướp lớn nhỏ ở Hóa châu để giữ được Trương gia như ngày nay. Nhưng ấn tượng nhất của Trương Nghĩa là mỗi khi ông nội kể lại thời khắc bị cậu chủ đá đít đuổi về trước trận đại chiến cuối cùng thì ông của hắn đều khóc, một người cứng rắn kiên cường là thế nhưng khóc rất thảm. Cũng chính vì chuyện này mà ông nội của hắn nhất quyết rời Hoài Văn vương phủ để nhận nhiệm vụ đi cắm dùi ở đất Hóa Châu loạn lạc này.
Trương Nghĩa đặt lá thư lên ban thờ, thắp hương khấn vái cho gia tiên, mắt nhìn vào tấm bài vị cao nhất Trương Nghĩa bắt đầu tâm sự với ông của mình:
- Ông, con luôn nhớ những câu chuyện mà ông kể, nhớ những khao khát lẫn dằn vặt của ông vì năm đó không được theo cậu chủ tham gia trận chiến cuối cùng. Hai mươi năm nay con luôn tuân theo di huấn của người, luôn bí mật gây dựng lực lượng, quan hệ ở vùng Hóa châu theo yêu cầu của vương phủ mà con chưa từng tới. Nhưng cuối cùng con cũng đợi được rồi. Ông à, con sẽ thay ông tiếp tục phò trợ vương phủ nhưng nếu cậu chủ mới hay vương phủ không xứng đáng với những dằn vặt, đau khổ cả đời của người thì con sẽ bắt vương phủ phải trả giá. Ông sống khôn thác thiên phù hộ cho con cháu Trương gia.