Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đông A Tái Khởi
Unknown
Chương 94: Hai con gà.
Thời tiết đầu tháng 6 ở miền bắc Đại Việt đã trở nên rất nóng bức nên Trần Quốc Toản trốn tới thao trường một mình mà không cho Đặng Văn Thiết đi theo. Dù sao Đặng Văn Thiết cũng hơn trăm tuổi rồi, sợ rằng không chịu được cái nóng bức này. Đi theo Trần Quốc Toản chỉ có Đặng Vũ, từ lâu nay Đặng Vũ luôn là người đi theo Trần Quốc Toản như là thị vệ riêng vậy.
Từ lúc Trần Kính tới Hoài Văn vương phủ đã hơn 1 tháng, được sự ngầm chấp thuận của Trần Kính, Trần Quốc Toản không ngại mà “bí mật” tuyển thêm một đợt 1000 gia binh nữa để bù lại số người cho các cửa hiệu, trang viên khác đã cắt người cũ vào Hóa châu theo các chuyến hàng. Tất cả tân binh tuyển mới đều dưới thân phận gia nô của vương phủ, còn số tư binh hiện tại trang bị đủ giáp và v·ũ k·hí vẫn chỉ tròn vo 500 người. Khác biệt nhất có lẽ những cựu binh của Hoài Văn quân cứ ít dần, bị thay dần bằng tân binh, những tân binh xuất sắc cũng thế, đều phải rời đi cùng cựu binh. Hiện giờ việc huấn luyện tân binh đều do Đặng Trung, Bùi Triều và vài cựu binh phụ trách, Trần Quốc Toản không cần quản quá nhiều. Dĩ nhiên cựu binh vẫn phải luyện chạy, giờ đám cựu binh đều phải đeo đủ trang bị để tập chạy rồi.
Do nhu cầu v·ũ k·hí áo giáp ngày càng tăng, xưởng rèn được Trần Quốc Toản mở rộng và chuyển hẳn vào trong thao trường, nếu công khai rèn đúc vũ bên ngoài hẳn Trần Quốc Toản sẽ bị nước bọt đám ngôn quan dìm c·hết. Sau hai lần điều chỉnh độ dày và hình dáng mẫu mã lần này Trần Quốc Toản rất hi vọng những món v·ũ k·hí uy lực xuyên giáp phá khiên của mình có thể hoàn thành.
Trong thao trường, những dãy nhà bằng gạch đã mọc lên rất nhiều nhưng việc xây dựng thêm nhà mới vẫn chưa bao giờ dừng lại. Cách đây 2 tháng nhìn thao trường lác đác vài trăm người không thấm vào đâu, nhưng hiện tại sau 2 lần tuyển tân binh, với gần 2000 người chia ra huấn luyện thì nhìn thao trường đã có chút khí thế của ngày xưa.
Tù binh Chiêm Thành ban ngày đều đã ra ngoài làm việc, trong thao trường chỉ còn vài thợ người Chiêm có tay nghề được làm trong xưởng rèn, xưởng mộc, thợ xây. Tù binh Chiêm Thành đã luyện thành thói quen, hiện giờ những tù binh này đã rất ngoan, trong gần 2 tháng làm việc cũng có khá nhiều trường hợp bỏ trốn nhưng chỉ hôm trước hôm sau người dân phải tới khiêng xác bọn hắn về, hoặc có những tên ôm đầu máu quay ngược lại trang viên. Khác với huyện Ngự Thiên, tình trạng thù hận người Chiêm ở Đại Việt vẫn rất cao, sau vài trường hợp như thế thì tù binh Chiêm Thành còn ngoan hơn nữa, cũng có rất nhiều tên còn thích cuộc sống ở đây hơn là quay lại quê nhà. Chỉ đơn giản là họ được ăn no, mặc ấm, có nhà gạch để ở dù chỉ là "nhà tù" khác nhà tù mỗi cái là không có song sắt, có thể tự do đi lại trong phạm vi nhà tù.
Trước xưởng rèn tiếng quai búa đanh thép vẫn rộn ràng bên trong xưởng nghe rất rõ, ở khoảng sân rộng đã kê sẵn một cái bàn, bên trên đặt ba cây v·ũ k·hí giống cây thương hay cây lao bình thường, nhưng cán ngắn hơn, mũi lớn hơn có 3 cạnh sắc bén. Cán những cây lao có phần làm bằng mộc và phần làm bằng sắt dài ngắn khác nhau. Tay lướt lướt sờ một lượt 3 cây lao trước mặt, Trần Quốc Toản tới trước mặt Trần Nguyên hỏi:
- Chú Nguyên, rèn xong mọi người đã thử qua chưa?
Trần Nguyên chắp tay nói với Trần Quốc Toản:
- Cậu chủ, theo lời dặn của người lão nô thử qua rồi, bị mũi lao 3 cạnh này đâm vào máu đều chảy không ngừng, khả năng xuyên phá của nó cũng rất mạnh. Theo yêu cầu của cậu chủ, lão đã cho làm 3 loại lao phần có sắt dài ngắn khác nhau, cân nặng khác nhau nên độ chúi mũi khi rơi và khả năng xuyên phá của chúng cũng khác nhau. Lão tự ý khoét một lỗ trên cán vì thấy khi ném đi sẽ có tiếng rít rất hay, biết đâu lại có tác dụng áp chế tinh thần với kẻ địch. Mời cậu chủ thử qua.
Lão Trần Nguyên tóc mai đã bạc gần hết nhưng quanh năm quai búa rèn sắt giúp lão vẫn rất khỏe mạnh, bắp tay còn to hơn tay Trần Quốc Toản. Từ sau khi Trần Kính tới Hoài Văn vương phủ thì từ tri huyện tới người dân mới tới đều gọi Trần Quốc Toản là vương gia, chỉ có những trang hộ trước kia vẫn gọi Trần Quốc Toản là cậu chủ. Theo họ thì họ quen rồi, gọi thế thân mật hơn với lại cũng là cách để họ kiêu ngạo với những người mới tới, chỉ trang hộ bọn họ mới dám gọi Trần Quốc Toản là cậu chủ, người ngoài mới tới không có tư cách đấy.
Trần Quốc Toản quay lại nói với Đặng Vũ theo sau:
- Ngươi đi gọi Đặng Trung và Đặng Tất tới đây.
- Vâng, thưa cậu chủ.
Trong lúc chờ Đặng Trung và Đặng Tất tới, Trần Quốc Toản tiếp tục cùng Trần Nguyên tham quan những bộ giáp mới làm, tất cả cũng đều bằng sắt, dày mỏng khác nhau. Phần giáp đùi và giáp vai thì dùng những lá sắt dẹp mỏng như ngón tay xếp chồng lên nhau như lợp ngói rồi khâu với lớp vải lót bên trong. Phần Ngực và lưng là giáp tấm liền, mỏng hơn giáp của trọng giáp kỵ binh ngày trước nhưng dày hơn của thiết kỵ.
Chưa tới tuần hương sau, Đặng Vũ cùng Đặng Trung và Đặng Tất tới trước mặt Trần Quốc Toản khom người hành lễ:
- Bái kiến cậu chủ.
- Bái kiến vương gia.
Đặng Tất sau gần 2 tháng lăn lộn người đã trở lên lực lưỡng hơn không ít, da đen nhẻm như bao người khác, hắn đã hoàn toàn vứt bỏ đi hình ảnh công tử ca trước kia. Cha hắn cho người hầu tới gọi hắn về mấy lần nhưng đều không được. Đặng Tất xem ra vẫn còn muốn ở lại Hoài Văn vương phủ để tập luyện thêm, Trần Quốc Toản cũng không cản hắn.
Trần Quốc Toản gật đầu nhìn 3 người nói:
- Tới đây, ta muốn các ngươi thử v·ũ k·hí mới.
Trần Quốc Toản chỉ tay ra hàng bia bằng gỗ có hồng tâm được quét sơn đỏ dựng phía trước mặt họ khoảng hơn 50 bước dài (tầm 50m) nói:
- Đặng Trung, Đặng Tất hai ngươi đứng tại chỗ không lấy đà lần lượt từng người ném thử 3 cây lao kia vào mấy cái bia gỗ cho ta xem. Xem sức 2 người chênh lệch cùng ném sẽ mang tới kết quả khác nhau thế nào.
- Tuân lệnh cậu chủ/Vương gia.
Đặng Tất tự tin định bước lên ném trước thì Lưu Vân từ đâu chạy tới hô hoán:
- Chờ chút, cậu chủ chờ chút. Cụ Thiết bảo người chờ cụ tới rồi hãy thử, nếu không người tự biết hậu quả.
Trần Quốc Toản biết những thứ này cũng là ước muốn của Đặng Văn Thiết. Khi xưa cả Trần Quốc Toản và Đặng Văn Thiết đều ước được trang bị những thứ này cho đội quân của mình. Dù có ý tốt lo lắng cho sức khỏe của Đặng Văn Thiết, nhưng Trần Quốc Toản quên mất độ cứng đầu của Đặng Văn Thiết. Trước cái nhìn thù hận của Đặng Văn Thiết, Trần Quốc Toản chỉ biết gãi đầu xấu hổ liên tục “xin lỗi”. Mất thêm một tuần trà để người hầu hạ võng mang ghế, mang quạt tới phục vụ Đặng Văn Thiết xong xuôi, chờ Đặng Văn Thiết phất phất tay ra hiệu Đặng Tất mới bước lên để thực hiện lượt ném của mình.
Đặng Tất giờ khá thuần, không còn bướng bỉnh như hồi mới tới, lượt đầu tiên hắn cầm ngọn giáo cán toàn bộ bằng gỗ lên chắp tay chào với Đặng Văn Thiết rồi Trần Quốc Toản xong mới tới vạch vôi để thực hiện lượt ném lao của mình.
Đặng Tất chân trước chân sau dang rộng, tay phải cầm giáo rồi ngả hẳn người về phía sau, hít một hơi lấy sức rồi cong người bật lên tay vung mạnh ném cây lao về phía trước. Mũi lao xé gió lao v·út đi, gió luồn qua lỗ trên cán lao rít lên nghe như tiếng sáo từ trên trời dội xuống giống những gì lão Trần Nguyên miêu tả.
“Phập” mũi lao không trúng cái bia nào, nó cắm phập xuống đất tới gần một gang. Những người xung quanh mím môi nhịn cười nhìn Đặng Tất đỏ mặt như gấc xấu hổ đang tới lấy mũi lao thứ 2.
Mũi lao thứ 2 nặng hơn không ít, nửa cán được làm bằng sắt, nửa bằng gỗ. Đặng Tất vẫn những động tác rất chuẩn chỉ, lần này hắn vận sức lớn hơn nhiều, vẫn là tiếng rít gió vang lên khi ngọn giáo lao v·út đi khiến người ta thích thủ. Lần này Trần Quốc Toản thấy rất rõ mũi giáo từ trên không đã chúi hơn ngọn giáo trước rất nhiều.
“Phập” kết quả vẫn vậy, vẫn không trúng bia, chỉ khác cái là mũi giáo này khi cắm đất độ nghiêng thấp hơn, cắm sâu hơn mũi giáo trước nửa gang. Lần này thì không phải ai cũng nhịn được cười, tiếng cười hô hố của Đặng Vũ, Đặng Trung khiến Đặng Tất muốn đào lỗ chui xuống. Trần Quốc Toản phì cười vỗ vỗ vai động viên Đặng Tất mặt như quả cà tím đang đi lấy ngọn giáo cuối cùng. Chỉ có Đặng Văn Thiết là ra vẻ cao thâm đắc đạo như đã đoán định được việc này từ trước.
Lần này không cần nhìn chỉ cần nghe tiếng “phập” ở rất gần khiến xung quanh cười như muốn tắt thở, cả Đặng Văn Thiết cũng cười không dừng được, Trần Quốc Toản không nhịn được ôm bụng cười rồi buột miệng chỉ tay vào Đặng Tất chế giễu “hahaha Đồ con gà”.
Đặng Tất nắm chặt tay nghiến răng ken két khiến gân xanh, gân đỏ gì cũng nổi hết lên, từ lúc đẻ ra đến giờ người ta toàn khen hắn là thông tuệ hơn người, là thiên tài của Đặng gia. Thế mà chỉ vọn vẹn 2 tháng ở đây hắn bị gọi là “đồ con gà” không ít. Dù rất tức, rất cay, rất nhục nhưng hắn không cãi được, cái gì hắn cũng thua tên vương gia kia, huống chi lần này ê hề quá, nhất là mũi lao cuối cùng kia.
Mãi mới nín được cười, Đặng Trung nhìn Đặng Tất cười nhếch môi chế giễu, tự tin nắm lấy cây lao đầu tiên. Động tác của hắn cũng giống như Đặng Tất đều không có vấn đề gì, gần đây hắn không tập chứ khi xưa hắn cũng từng tập món này rồi.
“Phập” mặt Đặng Văn Thiết bắt đầu có mây đen kéo đến, bắt đầu trông khó coi hơn. Chắt của hắn không căn lực, mũi thương bay qua tấm khiên tới mười mấy bước.
Trong khi Đặng Tất bắt đầu lấy lại tự tin vì tìm thấy đồng minh thì Đặng Trung xấu hổ với cây lao thứ 2. Hắn nhìn chằm chằm dồn hết tập trung vào cái bia rồi lần nữa thực hiện động tác ném lao đi dễ dàng.
“Phập” mặt Đặng Văn Thiết đen như đít nồi, xung quanh không ai dám cười vì sợ sát khí của ông cụ hoặc sợ ông cụ tức quá mà thăng thì họ không gánh nổi. Trần Quốc Toản nể mặt bạn bè lắm mới chỉ kịp phụt miệng một cái đã phải vội xoa xoa lưng cho Đặng Văn Thiết ân cần hỏi:
- Ngươi có cần tránh đi một lúc không? hay ta bảo hắn lui xuống nhé?
Đặng Văn Thiết mắt đầy sát khí gằn giọng từng chữ:
- Cút đi. Đặng Trung, ném tiếp.
Đặng Trung run rẩy cầm mũi lao cuối cùng, mũi lao làm toàn bộ bằng sắt vừa tay hắn hơn hẳn. Hắn cố hít thở đều để khống chế tâm tình, lấy lại bình tĩnh trước khi ném lao.
“phập, cạch” Trần Quốc Toản bấm bụng vỗ đùi bịch bịch cười không ra tiếng, một hồi lâu sau mới rặn ra được 3 chữ với cả 2 tên Đặng Tất và Đặng Trung.
- Hai con gà!
Nhìn mũi lao thứ 3 có chạm khiên nhưng là lao khi cắm xuống đất cán lao rung rinh mới chạm vào tấm khiên, Đặng Văn Thiết nhăn nhó nhắm mắt ngửa mặt lên trời thở dài không muốn nhìn bộ dạng đáng ghét của Trần Quốc Toản, khi xưa hắn và Trần Quốc Toản so kè từng tý một có thắng có thua nhưng chưa bao giờ hắn thấy Trần Quốc Toản hả hê thế này.
Đặng Vũ run rẩy định bước lên thực hiện tiếp thì Đặng Văn Thiết thở dài ngăn cản:
- Quốc Toản, ngươi định để ta tức c·hết đấy à. Ngươi ném đi.
Trần Quốc Toản cong người chưa nói nổi vì cười, xua xua tay ra hiệu cho Đặng Vũ lui xuống. Ngửa mặt lên trời hít thở vài hơi để khống chế lại cảm xúc của mình, mất hồi lâu Trần Quốc Toản mới nhìn 3 tên được coi là khá khá trong thế hệ này mà vẫn chưa ăn thua lắm. Vừa lắc đầu vừa khẽ nhếch môi để trêu tức 3 tên mặt đen xì đứng kia nói:
- Mấy con gà. Nhìn cho kỹ, bài tập luyện tiếp theo của các ngươi đấy.
Trần Quốc Toản tung tung ngọn lao cán hoàn toàn bằng gỗ trên tay ước lượng, cảm nhận hướng và sức gió rồi vẫn động tác như Đặng Tất, Đặng Trung đã làm. Trần Quốc Toản cong người, chân trước đẩy lên nhưng vẫn giữ vững ở mặt đất tay vung mạnh ném ngọn lao đi.
Tiếng rít gió có phần vang hơn từ trên không dội xuống rồi “rầm, phập”. Mũi thương dễ dàng xuyên thủng tấm ván, dư đà cắm xuống đất gần một gang dù hướng có hơi bị chệch đi chút ít nhưng uy lực vẫn rất lớn.
Đặng Văn Thiết không còn vẻ mặt tức giận nữa mà hơi nheo mắt đăm chiêu nhìn vào tấm ván. Trước ánh mắt kinh ngạc của 3 tên kia, Đặng Văn Thiết lắc đầu nói:
- Chưa đủ, tiếp đi Quốc Toản.
Quốc Toản không còn bộ dạng cợt nhả, gật mạnh đầu đáp lại.
- Đồng ý. Mũi này chưa đạt.