Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 96: Tốn sắt hơn tốn nhân mạng.

Chương 96: Tốn sắt hơn tốn nhân mạng.


Trong lúc Trần Quốc Toản, Đặng Văn Thiết, Lão Nguyên hồ hởi với sáng kiến mới thì 4 tên còn lại mặt đần thối phía sau không hiểu gì. Đặng Vũ, Đặng Trung xưa nay chỉ luyện võ và binh pháp không hiểu thì đã đành, Đặng Tất mặt cũng nhăn như bị, hắn ngoài luyện võ thì cũng đèn sách chục năm nay, kinh sử đã thuộc làm lòng. Nhưng không có sách vở nào dạy Đặng Tất những ý tưởng kỳ quái úp úp mở mở kia là gì? Lưu Vân còn nhỏ đang học chữ với Tiểu Đào thì không cần chấp.

Lão Nguyên nhìn bọn hắn thì chép miệng ra dáng trưởng bối giải thích:

- Ý của cậu chủ là thay vì để một người làm hết thì chia việc ra để làm. Người kỹ thuật cao làm việc khó, người kỹ thuật thấp làm việc dễ. Để người kỹ thuật cao làm việc dễ là lãng phí. Hiểu không?

Cả bốn tên lắc đầu quầy quậy, vẫn không hiểu gì. Lão Nguyên muốn gõ cho mỗi đứa một cái, không hiểu đám này xưa nay học cái gì mà tư duy kém thế:

- Giống như một dây chuyền vậy. Ví dụ như Thằng Trung đào đất, thằng Vũ bê đất đi đưa cho thằng Tất, thằng Tất đem đóng thành gạch rồi đưa cho tiểu Vân đi đốt gạch. Thế là ta có 1 viên gạch sau khi qua tay cả 4 người các ngươi. Hiểu chưa?

Đặng Tất có vẻ là người hiểu ra đầu tiên “A” lên một tiếng rõ to. Trần Quốc Toản ở phía sau nghe lão Nguyên giải thích thì vỗ tay khen ngợi nói:

- Ý tưởng dây chuyền làm việc của chú Nguyên rất hay. A Thiết, báo với Lưu quản gia lấy theo ý tưởng của chú Nguyên để nghiên cứu thử nghiệm với nghề rèn rồi áp dụng ra các nghề khác, sản phẩm khác. Khi chúng ta áp dụng thành công thì truyền bá ra bên ngoài, ai muốn học theo thì học.

Lão Nguyên, Đặng Trung, Đặng Vũ cả Đặng Tất chưa kịp xoay chuyển suy nghĩ, rõ ràng ý tưởng lúc nãy là của Trần Quốc Toản sao loắng cái lại thành ý tưởng của lão Nguyên. Đã thế, gia tộc nào có bí quyết gì đều coi nó như báu vật truyền gia, giấu như mèo giấu c** thà bị thất truyền chứ làm gì có ai đem truyền bá ra ngoài thế này? Đặng Văn Thiết là người hiểu rõ Trần Quốc Toản nhất liền đáp lời:

- Cậu chủ yên tâm. Ta sẽ bảo Lưu quản gia làm ngay.

Trước ánh mắt mong mỏi của những người xung quanh Đặng Văn Thiết nhẩn nha giải thích:

- Có cậu chủ thông minh là phúc của chúng ta, nhưng với đám quan viên ở triều đình thì là tai họa. Trung thần thì nghi kỵ đề phòng, gian thần thì lo sợ tìm cách hãm hại. Vì thế cậu chủ đang giả ngốc. Người ngốc mới sống lâu, hiểu chưa? thế nên Trần Nguyên cứ yên tâm mà nhận lấy, đây là ngươi đang giúp cậu chủ đấy. Còn mấy tên các ngươi thì trừ việc đi khoe sáng kiến của Trần Nguyên ra, các việc khác biết điều thì kín miệng vào.

Nghe cụ Thiết nói thế đám Đặng Trung, Đặng Vũ, Lưu Vân nuốt nước bọt gật đầu nghe lời. Đặng Tất tay nắm chặt tức giận, xuất thân từ Đặng gia mấy đời làm quan nên chuyện này hắn cũng biết ít nhiều. Trần Nguyên nghiến răng ken két:

- Thói đời c·h·ó c·hết, làm ơn còn sợ bị người ta hãm hại. Cụ cứ yên tâm, tên nào dám bén mảng tới đây làm phiền cậu chủ, tiểu nhân liều mạng già với hắn.

Trần Quốc Toản không quan tâm tới những gì Đặng Văn Thiết đang giao giảng cho mấy tên kia, tay cầm cây lao lên tâng tâng nghĩ một lúc rồi gọi đám đang túm tụm xung quanh Đặng Văn Thiết hỏi:

- Này, dù không quá đặc biệt nhưng thứ này cũng nên có tên chứ nhỉ? tên nào nghe hay hay tý, sau này lên chiến trường hô lên cho oai. Ta nghĩ thế này, nó giống cây lao nhưng không phải để đâm mà để ném. Ném từ trên trời đâm xuống thì gọi là phi lao đi. Được không?

Đặng Văn Thiết xua xua tay nói:

- Không được, nửa tàu nửa ta, chả ra làm sao cả. Sau này ngươi lên chiến trường định hô "phi lao phi" hay "phi lao phóng" à?

Trong mấy người chỉ có Đặng Tất xuất thân từ nhà quan quý, đọc nhiều sách vở, chữ nghĩa nhiều. Đặng Tất hơi trầm tư rồi bước lên nói:

- Bẩm vương gia, thuộc hạ có ý thế này. Dù do chúng ta ném lên, nhưng quân giặc thấy là từ trời lao xuống; khi bay lao có tiếng rít như sáo cũng như chim. Thuộc hạ thiết nghĩ gọi nó là Phi Điểu đi (chim trời).

Trần Quốc Toản gật gù khen ngợi:

- Ừm, Đặng gia quả không hổ danh là gia tộc hiếu học. Đặt tên hay lắm.

Đặng Văn Thiết thìch thú bất ngờ chỉ tay vào tấm bia gỗ hô lên “Phi Điểu, Phóng” Trần Quốc Toản liền hướng ứng hét lớn “phóng” rồi ném phi điểu về phía tấm bia gỗ xa xa. Đặng Văn Thiết nhắm mắt tận hưởng tiếng rít của gió do phi điểu tạo ra, tưởng tượng ra cảnh hàng ngàn mũi phi điểu trút xuống hàng ngũ kẻ thù khiến Đặng Văn Thiết cay cay mũi. “Rầm” tấm khiên bị xuyên thủng dễ dàng. Trần Quốc Toản quay lại dặn dò đám Đặng Trung:

- Các ngươi nhớ lấy âm thanh này, luyện tập cho tốt, ta muốn sau này mỗi khi âm thanh của Phi Điểu vang lên, kẻ thù của Đại Việt đều phải quay đầu mà bỏ chạy.

Thấy mọi việc đã xong xuôi, Trần Quốc Toản để Đặng Vũ và Lưu Vân hộ tống Đặng Văn Thiết về phủ. Đặng Trung thì sau khi nịnh bợ được lão Nguyên đúc cho mấy cây Phi Điểu nặng nhất kia mới chịu rời đi kiểm tra tân binh. Trần Quốc Toản giao lại mọi việc cho lão Nguyên rồi bản thân cùng Đặng Tất lên tường thành đi kiểm tra một vòng giáo trường.

Tới một canh giờ sau khi mọi thứ đã ổn thỏa, Trần Quốc Toản dừng lại dựa vào bờ tường, nhàn nhã nhìn cảnh vật hồ nước bên ngoài giáo trường. Mùa sen nở rộ nên mùi sen thơm thoang thoảng tới tận chỗ Trần Quốc Toản đứng vẫn có thể ngửi thấy. Mất công tạo cơ hội nãy giờ, cuối cùng Đặng Tất ở phía sau cũng chắp tay thưa với Trần Quốc Toản:

- Bẩm vương gia, thuộc hạ có thắc mắc muốn hỏi.

Trần Quốc Toản chỉ hơi quay lại nhìn Đăng Tất một cái rồi cho phép:

- Chịu mở miệng rồi à, nói đi.

Đặng Tất hơi dừng một chút rồi nói:

- Bẩm vương gia, thuộc hạ thấy sắp tới chúng ta sẽ còn tuyển thêm rất nhiều người, nhưng vì sao người lại dành lượng sắt lớn như thế chỉ để làm 2 món kia. Thuộc hạ thấy quá lãng phí, lượng sắt đó có thể dùng để trang bị áo giáp v·ũ k·hí cho cả vạn quân.

Trần Quốc Toản bẻ một nhánh tre nhỏ bỏ vào mồm cắn cắn cho đỡ buồn đáp cụt lủn:

- Vì tính mạng các binh sĩ.

Dừng lại một chút, Trần Quốc Toản nói thêm:

- Vì cả chiến mã nữa.

Đặng Tất lớn lên trong thời kỳ tương đối hòa bình của Đại Việt nên không biết được những thiệt hại khủng kh·iếp của Đại Việt thời chống Nguyên. Chỉ những người đã trực tiếp trải qua như Trần Quốc Toản hay Đặng Văn Thiết mới hiểu rõ điều này. Nhìn Đặng Tất nhăn trán suy nghĩ, Trần Quốc Toản cũng không ngại gì mà giải thích thêm cho hắn:

- Đặng Tất, ngươi đã tham gia trận đánh quy ước nào mà kỵ binh phải xung phong phá trận mở đường cho đại quân tiến lên chưa? hoặc chứng kiến thôi cũng được?

Đặng Tất lắc lắc đầu nói:

- Dạ chưa, thuộc hạ chưa từng được thấy.

Trần Quốc Toản mỉm cười nói:

- Khi nào rảnh ta sẽ bảo Đặng Văn Thiết kể cho, hoặc muốn thì ta kể cũng được. Ngươi đọc nhiều sách vở chắc cũng biết, muốn phá được kẻ thù quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài cách: Hoặc là đánh bất ngờ khi địch không đề phòng, hoặc là đánh vào điểm yếu của chúng như lương thực, tiếp tế hậu cần .... khiến chúng phải kiệt quệ, hoặc là mặt đối mặt trực tiếp. Chủ yếu là dựa vào địa thế, thời gian, thời tiết chiến trường để ngươi vận dụng thế nào thôi.

- Nhưng cách nào thì cách, chỉ khi ngươi dành được lợi thế đủ lớn, hoặc một chiến thắng đủ lớn để khiến quân địch kiệt quệ không thể tiếp tục c·hiến t·ranh được nữa thì khi đấy mới thật sự là chiến thắng. Thế nên kiểu gì thì kiểu cũng sẽ có một trận chiến đủ lớn để một trong 2 bên đạt được điều đó, kể cả khi kẻ địch bỏ chạy thì cũng không đơn giản là chúng chỉ chạy cho ngươi đuổi theo chém đâu. Khi đấy, đội quân của ngươi sẽ phải đối mặt với những khối đội hình dày đặc, với những tấm khiên chắc chắn, với rừng gươm rừng giáo tua tủa, cùng những cơn mưa tên không ngừng trút xuống đầu.

- Để giành được thắng lợi thì ngươi bắt buộc phải phá được thế trận dày đặc của kẻ địch. Ngươi cũng chỉ có vài cách: Hoặc là dùng kỳ chiêu: cái này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Hoặc là lấy cứng chọi cứng. Nói cách khác chính là dùng mạng binh sĩ để mở đường, trừ khi có lực lượng áp đảo đối phương nếu không thì dù có thắng t·hương v·ong cũng sẽ rất khủng kh·iếp. Đại Việt không có nhiều vốn liếng như thế, mà có thì ta cũng không muốn dùng cách đó. Vì thế ta làm ra Phi điểu chính là để giải quyết vấn đề này. Uy lực của nó ngươi cũng thấy rồi, nó không phải là thứ những tấm khiên chặn mũi tên, mũi thương bình thường có thể đối phó được. Có Phi Điểu, chúng ta không cần dùng chính thân mình và chiến mã mở đường nữa. Tốn sắt dù sao vẫn hơn tốn nhân mạng. Với lại trừ khi thua trận chứ nếu không thì cuối trận chiến chúng ta thu về được mà. có mất đi đâu đâu mà lãng phí.

Đặng Tất hơi bất ngờ trước câu trả lời của Trần Quốc Toản, qua một thời gian tiếp xúc Đặng Tất biết Trần Quốc Toản là người dù nghiêm khắc, yêu cầu cao nhưng khá gần gũi, thân thiện với các binh sĩ nhưng hắn vẫn không ngờ Trần Quốc Toản bỏ vốn liếng lớn như thế để giữ tính mạng cho binh sĩ của mình. Những việc làm của Trần Quốc Toản làm lòng Đặng Tất nổi lên một nỗi lo khác khi thấy Trần Quốc Toản quá được lòng các trang hộ và binh sĩ. Nhưng Đặng Tất lựa chọn im lặng để quan sát thêm, hắn tiếp tục câu chuyện:

- Cậu chủ, những thứ người nói thì hỏa khí đều làm được. Sao người không chọn hỏa khí?

Trần Quốc Toản nhai nhai nãy giờ tới nát cả đầu cành tre trong miệng vẫn ung dung nói:

- Hỏa khí đúng là rất tốt nhưng hiện tại chưa thích hợp với chúng ta. Giá làm ra quá đắt, bảo quản lại khó trong khi sắp tới địa hình chúng ta tác chiến chủ yếu là rừng núi và đầm lầy, việc mang theo chúng rất bất tiện, nhiều rủi ro vì môi trường ẩm thấp. Hơn nữa chúng ta tác chiến không dưới danh nghĩa của Đại Việt nên lượng quân huy động không được lớn lắm, hậu cần theo đó cũng cần phải gọn nhẹ hơn. Chúng ta sẽ phải thường xuyên đối đầu với những đội quân đông hơn nên không thể dàn quân bắn qua bắn lại được, chủ trương vẫn là tập kích, đánh hiểm. Nếu phải lo hậu cần cho đống hỏa khí đó thì vượt quá năng lực của chúng ta, cũng làm chậm tốc độ hành quân của chúng ta lại. Hại nhiều hơn lợi nên đó là vì sao ta vẫn ưu tiên v·ũ k·hí lạnh trong vài năm tới.

- Ngoài ra, ta thấy trừ s·ú·n·g thần công còn tạm ổn thì những loại còn lại tầm bắn còn quá ngắn, hiệu quả chỉ tầm 20-30 bước, nạp đ·ạ·n lại lâu, đ·ạ·n quá tản mác. Dùng để phòng thủ thì được chứ muốn dùng nó trong thế trận t·ấn c·ông thì không thích hợp, những thứ này cần phải cải tiến thêm rất nhiều. Nếu có cơ hội ta sẽ tìm người để nghiên cứu những cái này cho Đại Việt. Mà quan trọng nhất ngươi biết là gì không?

Đặng Tất vẫn im lặng trước câu hỏi của Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản bước lên vỗ vỗ vai hắn nói:

- Là lòng người, ngoài mẹ ta và Đặng Văn Thiết ra thì có lẽ chẳng ai tin ta làm tất cả những điều này chỉ đơn giản là vì Đại Việt mà không có lòng riêng đâu, đến ta còn thấy khó tin nữa là. Hiện tại, lòng tin của mọi người vào ta chỉ đủ để ta đúc v·ũ k·hí lạnh là cực hạn rồi. Nếu còn đúc thêm hỏa khí thì ngươi nghĩ triều đình có để ta sống không? lúc đấy Trần Kính đại ca có làm Hoàng Đế rồi cũng chả cứu được ta. Hóa khí tốt nhất vẫn nên do triều đình quản lý và sản xuất.

Trần Quốc Toản trước khi bước rời đi thì hơi ngoái đầu lại nói với Đặng Tất đang cau mày suy nghĩ:

- Đặng Tất, trong thế hệ này ngươi có thể được coi là người rất nổi bật, cũng có thực tài. Ta biết ngươi còn nhiều lo nghĩ trong lòng, cũng chưa hạ quyết tâm sẽ ở lại hay rời đi. Cuối tháng này ta sẽ tới Thăng Long, trước khi ta đi hãy nói cho ta quyết định của ngươi. Nếu ngươi ở lại, ta sẽ có nhiệm vụ giao cho ngươi. Nhiệm vụ rất quan trọng mà cũng rất khó khăn. Ngươi nghĩ đi rồi báo lại ta.

Chương 96: Tốn sắt hơn tốn nhân mạng.