Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Lê Dung

Unknown

Chương 103: Hiểu Đại Hòa

Chương 103: Hiểu Đại Hòa


Lê Ý không vội không chậm dạo bước trong khuôn viên trước lâu đài Sơn Khẩu, không thể không nói phong cách kiến trúc của Đại Hòa về tổng thể có chút hương vị của thời Đường.

Đại Việt cũng tương tự như vậy, kiến trúc nhà Lê Sơ hiện tại vẫn kế thừa kiến trúc Lý - Trần mà xa xôi hơn là kiến trúc Đường - Tống.

Kiến trúc Đường - Tống độ dốc của nóc nhà ít, chính diện ổn trọng mà trang nghiêm, cho người ta thị giác cảm thụ hoành tráng mà phóng khoáng.

Kiến trúc nhà Minh đương đại thì khác, độ dốc của nóc nhà nhiều hơn, vì thế mái hiên cũng ngắn và nhỏ hơn, tạo cảm giác tinh tế mà nghiêm cẩn.

Sau đó xem đến xà (rường) cùng cột, kiến trúc Đường - Tống nguyệt lương (xà nhà cong) trong khi nhà Minh hiện tại sử dụng trực lương (xà thẳng). Cùng một chiều cao thì cột nhà kiến trúc Đường - Tống cũng “mập mạp” hơn kiến trúc Minh đương đại.

Đến hậu duệ trực hệ của kiến trúc Đường - Tống hiện tại là kiến trúc Đại Việt, Đại Hòa so với kiến trúc thời Minh thì trên cùng một kích cỡ, đấu củng của kiến trúc Đại Việt, Đại Hòa luôn đồ sộ hơn dàn đấu củng của người Minh.

Nhìn qua thì khoan hậu, phóng khoáng đó, kỳ thật là kỹ thuật không tới, không làm nhỏ được nên chỉ có thể làm lớn để đảm bảo khả năng chịu lực.

Vì đấu củng nhỏ và mảnh nên dàn hiên - mái của kiến trúc Minh đương đại cũng tương đối ngắn và nhỏ khi đem so với công trình Đại Việt, Đại Hòa cùng kích cỡ.

Đi một vòng từ Đại Việt, Đại Minh đến Đại hòa Lê Ý không khỏi cảm thấy như đang du hành thời gian vậy.

Lê Ý nghiễm nhiên là thích phong cách Đường - Tống hơn. Gạt bỏ ý chỉ chủ quan, công tâm mà xét thì kiến trúc nhà Minh đương đại đã vượt trội kiến trúc Đường - Tống quá nhiều về kỹ thuật.

Tuy nhiên, kiến trúc Đường - Tống trước kia và Đại Việt, Đại Hòa hiện nay trông phóng khoáng hơn kiến trúc Đại Minh cũng là sự thực.

Đang đứng vãn cảnh thì tên gia thần nhà Đại Nội đến báo với hắn Đại Nội Nghĩa Hoằng mời hắn đến lương đình nghị sự.

Lê Ý gật đầu với bọn hộ vệ bảo chúng ở ngoài, nó thì dẫn Lý Vĩ theo tên gia thần vào vườn sau.

Vừa vào đến lương đình đã thấy Đại Nội Giáo Hoằng đang chăm chú vẽ tranh, tài nghệ của tay này không tệ, chỉ mới là phác họa đã có bố cục đường nét rõ ràng.

Duy chỉ có con hổ xuống núi trông hơi giống … con mèo, làm Lê Ý không nhịn được bật cười thành tiếng.

Đại Nội Giáo Hoằng đặt bút lông xuống, cười nói..

- Hiền đệ là đang chế nhạo vi huynh sao.

Lê Ý bước hai bước đến trước mặt vị “nghĩa huynh” mới nhận ba ngày trước này, chắp tay hành lễ nói.

- Tranh của huynh trưởng ý cảnh sâu xa, bố cục rành mạch, có thể coi tinh phẩm vậy, chỉ có điều …

Đại Nội Giáo Hoằng hỏi gấp.

- Chỉ có điều như thế nào?

Lê Ý cân nhắc dùng từ, đoạn quyết chí nói.

- Lần sau đệ sẽ gửi đến cho huynh trưởng một con hổ. Là lão hổ chân chính khiến người đứng ngoài mười trượng cũng có thể cảm nhận được hung uy.

Đại Nội Giáo Hoằng vỡ lẽ, nước Nhật vốn không có hổ, tất cả những bức tranh người Nhật vẽ hổ từ trước đến nay đều dựa vào tranh vẽ du nhập từ Trung Quốc cùng với … mèo nhà.

Vì lẽ đó tất cả tranh vẽ hổ của người Nhật từ trước đến nay tư thế, dáng điệu, thần vận của chúa sơn lâm đều hơi tấu hài một chút.

Đại Nội Giáo Hằng lúng túng gãi mũi cười trừ.

Làm trò hề cho hiền đệ rồi! Mời ngồi.

Lê Ý cũng không bóc vảy trên v·ết t·hương của người, ngồi quỳ bên cạnh Đại Nội Giáo Hoằng nhìn ra bờ hồ.

Đèo mẹ, mới đầu tháng chín mà nhiệt độ hôm nay đột nhiên xuống thấp, quanh quẩn đâu đó tầm mười tám hai mươi độ gì đó.

Người bản địa đã quen chịu lạnh thì không sao, con khỉ phương nam như Lê Ý vừa sáng ra đã phải mặc thêm một lớp áo lót bên trong.

Giờ này lại phải ngồi hầu Đại Nội Giáo Hoằng hóng gió, đúng là cực hình.

Đón chén trà nóng từ tay thị nữ, uống một ngụm cho ấm bụng rồi Lê Ý mới hướng Đại Nội Giáo Hoằng hỏi.

- Huynh trưởng hôm nay gọi tiểu đệ đến có chuyện gì chăng?

Đại Nội Giáo Hoằng cũng khinh thường vòng vo, một mặt hứng thú bừng bừng hỏi.

- Con trai độc nhất của một trong những nhân vật quyền thế nhất An Nam quốc đích thân theo thuyền lên phía bắc, không biết có mục đích gì?

Lê Ý đặt chén trà xuống bàn, Lê Ý thỏa mái trả lời.

- Đương nhiên là bàn chuyện hợp tác, tin tưởng gia tộc Đại Nội cũng không muốn mất đối tác chân thành như thương hội Vĩnh Xương.

Đại Nội Giáo Hoằng nghiêng người về phía Lê Ý, thấp giọng hỏi.

-Thương hội Vĩnh Xương hẳn là không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà đến đây đi. Nếu đơn thuần là kinh tế thì đã học các thương hội An Nam khác đẩy mạnh buôn bán hơn nữa từ hồi đầu năm rồi, sao lại chờ đến bây giờ mới đến. Nghe nói từ giữa năm ngoái tới nay thương hội Tây Giai làm ăn với nhà Tế Xuyên (gia tộc Hosokawa) thương hội Thiên Trường làm ăn với Mạc Phủ v,v, bốn năm thương hội đó đều kiếm đầy bồn đầy bát.

Lê Ý một mặt xu nịnh nói.

- Huynh trưởng minh giám, ngoài thương hội Vĩnh Xương ra, các thương hội khác ở An Nam tích cực có nhiều động tác như thế lý do cũng chỉ có một thôi … Chiến tranh.

Đại Nội Giáo Hoằng nhíu mày.

- Đại hòa không phải trăm năm qua đều có c·hiến t·ranh sao? Có gì đặc biệt đến mức khiến các thương hội khác đột nhiên tích cực như thế?

Lê Ý thu hồi điệu cười chân c·h·ó, lãnh túc nói.

- Đúng là Đại Hòa không bao giờ thiếu c·hiến t·ranh, nhưng sắp tới sẽ là một câu chuyện khác.

Đại Nội Giáo Hoằng hỏi.

- Khác như thế nào?

Lê Ý châm chước câu từ một lúc rồi ngà ngà chậm rãi trả lời.

- Từ buổi đầu của chế độ Mạc Phủ, lợi ích chính trị nắm gọn trong tay các thế lực cầm quyền truyền thống, bao gồm các võ sĩ và quý tộc triều đình có uy tín. Tuy nhiên, từ cuối thời kỳ cầm quyền của họ Nguyên (Mạc Phủ Kamakura) trở đi, quyền lực này đã dần bị xói mòn bởi sự trỗi dậy của các công dân thương nhân - những người đã giành được quyền lực nhờ các cuộc c·hiến t·ranh liên tiếp.

Nó nhấp một ngụm trà thấm họng rồi lại nói tiếp.

- Hơn nữa, Mạc phủ hiện tại của nhà Túc Lợi thực chất là một tập đoàn cầm quyền theo dạng liên minh tập thể của các Thủ hộ Đại danh. Thể chế này ngay từ đầu đã có mức độ tập quyền yếu kém hơn, vì thế cơ sở quyền lực của nó cũng mong manh hơn nhiều so với Mạc phủ của nhà họ Nguyên. nếu Tướng quân Túc Lợi Nghĩa Giáo không làm gì thì nhà Túc Lợi còn có thể ngồi trên đại vị Chinh di Đại tướng quân thêm độ trăm năm nữa, tiếc là ngài ấy ngực ôm chí lớn, quyết tâm ép chư vị Đại danh vào đường cùng, haiz …

Đại Nội Giáo Hoằng nghiền ngẫm nói.

- Ý hiền đệ là c·ái c·hết của Chinh di Đại tướng quân là tự ngài ấy chuốc lấy.

Lê Ý bỏ miếng bánh gạo vào mồm, nhóp nhép nhai xong mới nói.

- Không phải sao? Ngài ấy không bù đắp lợi ích gì cho chư vị Đại danh mà muốn thực thi trung ương tập quyền chính là đắc tử thù với tập đoàn quyền lực lớn mạnh nhất Đại Hòa. Đến mức đó ngài ấy không c·hết ai c·hết? Huynh trưởng đừng nói là không biết điều này đấy.

Đại Nội Giáo Hoằng cười nhạt không trả lời, lại hỏi.

- Quay lại vấn đề cũ, vì sao c·hiến t·ranh sắp tới sẽ khác biệt so với c·hiến t·ranh trăm năm qua ở Đại Hòa?

Lê Ý không coi là chuyện quan trọng nói.

- Tướng quân không phải không thể bị g·iết, nhưng đó là đường đường chính chính c·hết trận. Việc tướng quân Túc Lợi Nghĩa Giáo bị á·m s·át đã mở ra một tiền lệ xấu, khi mà các thuộc hạ có thể sử dụng thủ đoạn bẩn thỉu để lật đổ chủ nhân của mình. Rồi đây, ngày nông dân rình rập c·hặt đ·ầu võ sĩ, võ sĩ lén lút c·hặt đ·ầu đại danh đã không còn xa. Huynh trưởng nói xem, một cuộc c·hiến t·ranh không còn danh dự, quy tắc, tràn lan khắp Đại Hòa có thể đem lại bao nhiêu tài phú?

Đại Nội Giáo Hoằng cười nói.

- Mấy tên cáo già cầm đầu đám thương hội ở An Nam suy luận như thế à?

Thấy Lê Ý gật đầu khẳng định, Đại Nội Giáo Hoằng ngẫm nghĩ một lát, cũng không thể không thừa nhận trên một phương diện nào đó thì họ có lý.

- Nói như vậy là dòng chảy thời đại phải thế, vì sao thương hội Vĩnh Xương không vội đẩy mạnh buôn bán với gia tộc chúng ta đây?

Lê Ý bí hiểm cười nói.

- Vì so với bọn chúng, chúng ta càng hiểu người Đại Hòa chứ sao.

Thấy Đại Nội Giáo Hoằng ra vẻ lắng tai nghe, Lê Ý chi tiết nói.

- Khác với An Nam, hệ thống xã hội Đại Hòa đã được cố hóa cả ngàn năm nay. Có thể bò lên các vị trí cao trong xã hội không phải hậu duệ Thiên Hoàng thì cũng là quý tộc lâu đời. Ít nhất là trong thời gian mười đến hai mươi năm sắp tới ở Đại Hòa sẽ chưa thể có biến động lớn đến mức loạn lạc tứ phía. Trừ khi … trừ khi có một biến động gì đủ lớn, kiểu như tranh giành chức Chinh di Đại tướng quân ở Kinh Đô, mà các Đại danh đều cho rằng lông cánh của mình đã đủ cứng để can dự vào chẳng hạn.

Nói đùa cái gì, Lê Ý tuy không ham thích gì lắm lịch sử Á Đông nhưng hồi đó cũng có đọc lướt qua.

Chiến tranh Ứng Nhân đâu đó hai mươi năm nữa mới nổ ra, nghĩa là đám Thủ hộ Đại danh bằng cách nào đó đã kiềm chế được mâu thuẫn nội bộ.

Đảm bảo tranh đấu không dẫn đến sụp đổ hệ thống quyền lực trong vòng trên dưới hai mươi năm nữa.

Mãi đến khi có mâu thuẫn kế vị Chinh di Đại tướng quân, các Thủ hộ Đại danh mới không thể không bung sức ra đánh. Thế cuộc lúc đó mới gọi là hết đường cứu vãn.

Chương 103: Hiểu Đại Hòa