Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Lê Dung
Unknown
Chương 109: Rối Não
Yến hội ở lâu đài Sơn Khẩu đã bắt đầu được gần một canh giờ, ở ngoại đường các võ sỹ đã sớm chén chú chén anh với bọn Lý Vĩ, Lê Khiêm đến mức ngà ngà.
Đến lúc này đám Nghệ tử (Geiko) mới bắt đầu bước lên đài trình diễn đàn hát.
Mà thực ra nó cũng không biết đã bắt đầu gọi là “nghệ tử” chưa.
Nghệ tử (geiko tiếng Quan Tây/ Kansai) hay nghệ kỹ (geisha tiếng Quan Đông/ Kanto) là từ riêng dùng chỉ những người phụ nữ chuyên nghề trò chuyện mua vui và nhiều dịch vụ cao cấp.
Đương nhiên là so với gái tiếp trà, tiếp rượu hay gái bán hoa thì họ ở một đẳng cấp hoàn toàn khác.
Trong văn hóa Nhật, những người phụ nữ tiếp trà được gọi là “trà cấp nữ” hoặc “trà điểm nữ” nghề rót rượu lại được gọi là “chước phụ”.
Về mảng buôn da bán thịt, ở cấp bậc thấp người ta sẽ gọi là “nữ lang” hoặc “du nữ” lên cao một chút nữa, ở phân khúc trung cấp sẽ gọi là “thái phu”.
Đến mức độ thông thạo trà đạo, đàn ca, khiêu vũ v.v. mà vẫn b·án t·hân thì gọi là "hoa khôi".
Nghệ tử thì bất kể là thơ ca, lễ nghi, ăn nói, đàn hát, bài trí v.v. hay nằm ngồi, đi đứng, rót rượu, nhếch miệng cười đều được huấn luyện kỹ lưỡng.
Đương nhiên không phải không có nghệ tử vì lý do gì đó (kiếm tiền chuộc thân, bị ép v.v.) mà kiêm luôn cả việc b·án d·âm, nhưng thực tế thì việc này không phổ biến.
Lý do rất đơn giản - chi phí huấn luyện một nghệ tử là quá đắt đỏ để sử dụng vào công việc như vậy.
Mãi đến hậu kỳ của thời Mạc Phủ Đức Xuyên (Mạc Phủ Tokugawa) - với sự trỗi dậy tràn lan của các hệ thống lò luyện nghệ tử/ nghệ kỹ hạng hai - thì tình trạng nghệ tử b·án d·âm mới nở rộ mất kiểm soát.
Đối với các nghệ tử chính quy theo truyền thống, thông thường họ sẽ có một mối quan hệ bền chặt với một khách hàng tài trợ chính, gọi là “đàn việt”.
Đàn việt có trách nhiệm chu cấp toàn bộ chi phí cho quá trình huấn luyện nghệ kỹ vốn cực kỳ công phu và đắt đỏ.
Ngược lại, sau khi quá trình học tập kết thúc, thường thì nghệ tử sẽ ủy thân với đàn việt này.
Sau khi đã xác lập quan hệ, nghệ tử không thể qua lại với người đàn ông khác nữa.
Về bản chất, nó tương tự như mối quan hệ bố đường - bé đường thời hiện đại, nhưng các bé đường ở đây sẽ ở một tiêu chuẩn cỡ 3 bằng ĐH Sân khấu Điện ảnh + Báo chí Tuyên truyền + Ngoại thương trở lên.
Trong nội đường không ồn ào nào nhiệt bừng bừng khí thế như bên ngoài, đây mới là nơi các nhân vật quan trọng ngồi bàn chuyện quan trọng.
Thượng tọa trên chủ vị là Đại Nội Giáo Hoằng, Lê Ý cùng một tên thanh niên phân tả hữu mà ngồi thứ vị.
Tên thanh niên này chính là Thủ hộ Đại danh của phiên Việt Hậu (phiên Echigo) - Thượng Sam Phòng Triều (Uesugi Fusatomo).
Thằng này nhận được thư của Đại Nội Giáo Hoằng về việc chuẩn bị chinh phạt phiên Đối Mã thì không sai gia thần đến như mấy nhà khác mà ngay lập tức đích thân đến lâu đài Sơn Khẩu kiếm một chén canh.
Chủ khách hơn mười người trong nội đường này, bên cạnh mỗi người đều có một nữ tử mà nó cho rằng là tiền thân của đám nghệ tử sau này hầu bên cạnh.
Lê Ý dám chắc điều này bởi ba nữ tử này không chỉ tinh thông cầm kỳ thi họa, ăn nói có độ mà còn biết cả tiếng Hán.
Đèo mẹ, thời đại này kiếm người biết nói ngoại ngữ đâu có dễ, đ·ánh c·hết nó cũng chả tin trình độ như thế này là mặt hàng bình thường.
“Lão già Đại Nội Trì Thế keo kiệt, hóa ra lần đó lão chỉ dẫn mình đi chơi hoa khôi, sao lão không nhìn mà học tập thằng em thân yêu của lão đây này. Không chơi thì thôi, đã chơi là mặt hàng cao cấp nhất!”
Lê Ý bên ngoài một bộ trọc thế giai công tử, ôn nhã như ngọc câu được câu mất trò chuyện với Đại Nội Giáo Hoằng cùng Thượng Sam Phòng Triều. Trong bụng thì không ngừng chế giễu lão già Đại Nội Trì Thế keo kiệt, c·hết nhảm là phải đạo lắm.
Lê Ý ngay lập tức khẳng định bạn chơi gái có hai loại, loại thứ nhất là Đại Nội Giáo Hoằng, loại thứ hai là những người còn lại.
Thế nhưng vả mặt đến rất nhanh, rượu vừa mới quá ba tuần, tên Đại Nội Giáo Hoằng này vẫn không nhịn được lái vấn đề về chuyện mấy bữa nữa xuất quân đánh phiên Đối Mã.
Ngay lập tức, Lê Ý không chút nào đỏ mặt thu lại những gì vừa nghĩ.
“Riêng về khoản này hắn không bằng huynh trưởng hắn Đại Nội Trì Thế, lão già đó đã đi chơi là tập trung vào ăn nhậu chim chuột, quên hết chuyện chính sự.”
Đại Hòa mặc dù là một quốc gia thống nhất nhưng trên thực tế là một mô hình liên minh chung quân chủ.
Về bản chất nó tương tự như mô hình phong kiến châu Âu thời trung cổ. Với Mạc Chúa cùng Thiên Hoàng đóng vai trò như vua chúa châu Âu, có nhiệm vụ đứng giữa cân bằng lợi ích các phiên.
Điều này đương nhiên là không dễ dàng, đó là lý do ở Đại Hòa cứ vài năm lại sinh loạn, khi thì các Thủ hộ Đại danh đem quân đánh nhau, khi thì Thủ hộ Đại danh công khai chống lại triều đình Mạc Chúa ở Bình An Kinh (Heian-Kyo).
Một nhà Thủ hộ Đại danh hùng mạnh như nhà Đại Nội đương nhiên là cũng không ít lần đứng ra kèn cựa với Mạc Chúa.
Đơn cử như Đại Nội Nghĩa Hoằng (Yoshihiro Ouchi) - cha của Đại Nội Trì Thế - gia chủ đời thứ mười của nhà Đại Nội.
Mâu thuẫn của ông với Chinh di Đại tướng quân Túc Lợi Nghĩa Mã là nguồn cơn của Ứng Vĩnh chi loạn - cuộc chiến mà nhà Đại Nội thất trận - dẫn đến sự suy sụp về cả ảnh hưởng lẫn lãnh thổ của nhà Đại Nội.
Phải mất bốn mươi năm, qua ba đời gia chủ, đến nay nhà Đại Nội mới cơ bản khôi phục được ánh hào quang như xưa.
Nói như thế để thấy việc Đại Nội Giáo Hoằng âm mưu đánh phiên Đối Mã của Tông thị không phải là gì quá mới lạ ở Đại Hòa cả.
Chỉ cần cân đối lợi ích đúng chỗ thì đánh cho Tông thị tuyệt diệt cũng không phải là không được.
…
- Được rồi chư vị, vấn đề bây giờ là Thượng Sam Phòng Triều Đại danh muốn năm hạn ngạch buôn bán vào Triều Tiên, chư vị thấy thế nào?
Đại Nội Giáo Hoằng vừa nói xong thì một tên gia thần ngồi dưới đã ngay lập tức lên tiếng.
- Không được, Đại Nội thị cầm đầu cuộc làm ăn này lấy tám hạn ngạch, Sơn Danh thị (gia tộc Yamana) cam kết góp năm ngàn quân có thể lấy năm hạn ngạch, thương hội Vĩnh Xương góp hơn ba chục thuyền lớn làm phụ công lấy ba hạn ngạch cũng là phải. Tuy nhiên Thượng Sam thị dựa vào cái gì đòi lấy năm hạn ngạch? Nếu bây giờ cho Thượng Sam thị không công lấy năm hạn ngạch thì nữa thì các nhà còn lại phải chia như thế nào?
- Mộc Thôn Chính Hòa đại nhân nói đúng, mỗi một hạn ngạch buôn bán vào Triều Tiên trân quý đến mức nào chư vị không phải không biết, nào có thể phân phối tùy tiẹn như vậy …
- …
Thượng Sam Phòng Triều nhẹ nhàng nhấc chén rượu vừa được nghệ tử rót đầy lên nhấp một ngụm rồi mới ngẩng đầu lên nhìn quanh đám người nhao nhao phản đối.
Hắn chẳng buồn nhìn đám kép phụ nhảy nhót ồn ào, chỉ liếc qua tên khơi mào một chút rồi nhếch mép cười nhạt.
Là gia thần nhà Trường Vĩ (gia tộc Nagao).
Gia tộc này vốn là gia thần của nhà Thượng Sam, mấy đời liền được nhà Thượng Sam tin tưởng giao cho quản lý phiên Việt Hậu.
Tuy nhiên - cũng giống như Tông thị dần già giá không nhà Thiếu Nhạc - trải qua ba đời làm Thủ hộ Đại cho nhà Thượng Sam, nhà Trường Vĩ đã đủ mạnh để giá không chủ tử nhà mình.
Đỉnh điểm là c·hiến t·ranh Việt Hậu Ứng Vĩnh hai mươi năm trước, khi Thủ hộ Đại danh Thượng Sam Lại Phương (Uesugi Yorikata) lấy cớ thừa hành mệnh lệnh của Chinh di Đại tướng quân khai chiến với Thủ hộ Đại của mình là Trường Vĩ Bang Cảnh (Nagao Kunikage).
Kết quả là Lại Phương thua trận và mất quyền cai trị phiên Việt Hậu.
Nói đi cũng phải nói lại, Trường Vĩ Bang Cảnh dám làm như thế là vì Thượng Sam Lại Phương chỉ là gia chủ của một nhánh nhỏ của gia tộc Thượng Sam đang sống ở Bình An kinh (Heian-Kyo).
Còn chỗ dựa của Trường Vĩ Bang Cảnh dựa vào mà đánh tay đôi với chủ tử nhà mình lại là đại tông của nhà Thượng Sam - Thượng Sam Hiến Thực (Uesugi Norimi) đại nhân.
Hiến Thực lúc đó là Quan Đông Quản lĩnh (Kantō Kanrei) được coi là phó Chinh di Đại tướng quân.
Chỉ cần một ngày nhà Thượng Sam còn thế tập võng thế giữ chức Quan Đông Quản lĩnh thì có cho nhà Trường Vĩ mười lá gan cũng không dám tự xưng Thủ hộ Đại danh của phiên Việt Hậu.
Vì vậy, Thượng Sam Phòng Triều - lúc đó là một đứa trẻ - quay trở lại làm Thủ hộ Đại danh trên danh nghĩa của phiên Việt Hậu (1).
Chú thích:
(1) Thượng Sam Phòng Triều vốn được thừa kế chức Thủ hộ Đại danh từ cha mình - Thượng Sam Triều Phương (Uesugi Tomokata). Tuy nhiên chú của Phòng Triều là Thượng Sam Lại Phương đã nhậm chức Thủ hộ Đại danh với danh nghĩa là người dám hộ.