Quyển truyện này tác viết đến nay đã hơn một trăm chương, trước sau hơn ba mươi vạn chữ.
Ban đầu tác cũng không nghĩ sẽ được bạn đọc ủng hộ nhiều như vậy, bật word lên gõ từ những chữ đầu tiên của bản nháp đến độ năm sáu chục chương cũng chỉ đơn thuần là lúc đó bị đám tác giả não tàn trên mạng làm tức gần c·hết.
Tâm trạng của tác lúc đó chỉ là “chúng bây chống mắt lên mà coi, xem một tác giả có lương tâm sẽ dẫn dắt, thiết lập câu chuyện của mình thế nào”. Sơ tâm của tác là như vậy.
Bạn đọc từ đầu bộ truyện này đến bây giờ hẳn là đều nhận thấy tác rất chần chờ và hạn chế sử dụng kim thủ chỉ (ờ, thì có một chút kiến thức nửa mùa về kỹ thuật) nói không với “may mắn” nói không với trùng hợp, càng nói không với các tình tiết linh dị hay hàng trí nhân vật phụ nhằm buf sức mạnh cho main.
Thế nên bất cứ một nhân vật nào trong truyện này đều có sức tương tác xã hội tương đối mạnh.
Điều này vô tình lại khiến cho việc phá ải map Lê Sơ của main trở nên khó khăn một cách ngoài dự tính của tác.
Vì thế mà Lê Ý phải bị Lê Khôi đánh một trận lên bờ xuống ruộng khi manh nha ý nghĩ độc quyền buôn rượu mạnh. Đơn giản rằng huân quý trong thiên hạ không phải một lũ ngu, trên đất Đại Việt này xuất hiện bất cứ miếng bánh nào thì bọn chúng cũng phải có phần.
Vì thế mà trong quá trình thúc đẩy sự phổ cập giáo dục Lê Ý không thể lăng đầu thanh công bố với cả thiên hạ rằng “chữ hán, chữ nôm là một đống rác rưởi gây cản trợ cho sự nghiệp giáo dục”. Đơn giản rằng đám sỹ phu, nho sinh không phải một lũ ngu, ngoạc mồm ra phát biểu câu đó nghĩa là đá bể chén cơm của bọn họ.
Vì thế mà khi thương hội Vĩnh Xương vươn vòi ra ngoài nước chung quanh, nó không thể không ràng buộc lợi ích với các thế lực địa phương. Đơn giản rằng tài phú không thể đánh c·ướp một cách man rợ và dễ dàng như một số bộ truyện nào đó mô tả. Sản lượng bạc hằng năm của Đại Hòa chỉ có như thế, thương hội Vĩnh Xương ăn nhiều hơn một miếng nghĩa là các thế lực khác b·ị c·ướp đi một miếng. Không có địa đầu xà hợp tác làm ăn thì đừng nói là kiếm vàng thật bạc trắng đem về Đại Việt, ngay cả cái mạng có còn hay không cũng là vấn đề.
Vì thế mà có rất nhiều thứ khác nữa.
Thành ra bây giờ mỗi một lần tác ngồi vào bàn máy gõ chữ đều phải cân nhắc ảnh hưởng của mỗi một hành động của mỗi một nhân vậy tới dòng chảy sự kiện.
Giả dụ như Lê Ê, ngay từ ban đầu khi giới thiệu nhân vật này tác đã dán cho lão một cái nhãn “sống không quá vài chục chương” to đùng rồi.
Nhưng càng viết về nhân vật này tác càng nhận ra Lê Ê không thể c·hết, hay nói thẳng ra, bất kể là với phe bảo hoàng hay các phe khác thì c·ái c·hết của Lê Ê cũng là không thể chấp nhận được.
Nói ra thì dài nhưng chung quy lại là nếu bà Thái Hậu vì ghét mà tìm cách trừ khử Lê Ê thì không những phe bảo hoàng mất một con cờ hữu dụng mà các phe còn lại cũng cảm thấy thấp thỏm lo sợ.
Có thể trong một bộ truyện nào đó khác thì đây không là vấn đề gì, hào quang nv chính mà, phe main kiểu gì chẳng có cách hóa giải tình thế. Nếu không thì các phe phái khác hẳn là sẽ “trùng hợp” mà lãng quên đi ảnh hưởng từ c·ái c·hết của nhân vật này.
Nhưng trong truyện này tác lại không thể nào viết theo kiểu như thế.
Lại nói đến vấn đề phe phái, sẽ không có một phe phái nào trong truyện của tác đơn thuần có thể bình xét theo hệ quy chiếu chính – phản diện.
Đơn giản vì như một cao tăng nào đó đã nói “ngay cả đức phật cũng có quá khứ, ngay cả một tên t·ội p·hạm cũng có tương lai”.
Con người không và sẽ không bao giờ là một sinh vật nhất quán xuyên suốt cuộc đời mình.
Vì vậy tất cả các nhân vật, phe phái trong truyện này hôm nay nhìn qua có vẻ là phản diện, nhưng ngày mai nhìn lại thì ... tác không chắc.
Âu cũng coi là tác tự mình phạm tiện, thành ra làm khổ mình.
Nói đến main, mà cũng chẳng phải main, nhận thức cho đúng ra phải là nhân vật trung tâm (nvtt).
Ban đầu tác đã định viết bộ truyện này theo kiểu đơn tuyến, theo đó Lê Ý sẽ giải quyết hết vấn đề này đến vấn đề khác trên con đường vươn lên của nhà Lê Sơ, độ mười mấy chương đầu đã là như thế.
Tuy nhiên, gần đây tác có đọc hai bộ truyện, một là “Đại thời đại 1958” của tác giả Thanh Sơn Thiết Sam viết theo kiểu đơn tuyến, hai là ”Huyền Giám Tiên Tộc” của tác giả Quý Việt Nhân viết theo kiểu đa tuyến.
Qua hai bộ truyện này, tác nhân ra một điều là cách kể truyện đơn tuyến, trong đó main đứng ra giải quyết hầu hết các vấn đề quan trọng tuy có mặt tốt là độ đồng cảm cao, độc giả như được đồng hành cùng main. Tuy nhiên, nó có một điểm yếu chí tử là dàn nhân vật phụ trong truyện trông có vẻ hơi vô hại, chuyện quái gì trên đời cũng đến tay main.
Trong khi đó bộ Huyền Giám Tiên Tộc thì ngược lại, nvtt chỉ đóng vai trò là người dẫn lối cũng như chất kết dính trong quá trình quật khởi của Lý gia.
Tác cho rằng để kéo cả một cuốc gia lên con đường phú dân cường quốc thì một con ong chăm chỉ đến mấy cũng là không đủ.
Các nhân vật phụ phải có tuyến truyện riêng, đóng vai trò quan trọng hơn nữa nhằm san sẻ gánh nặng cho nvtt.
Về vấn đề bố cục của tác, tác biết có một số bạn đọc cho rằng một số tình tiết trong truyện là tương đối vội vàng, toàn time skip từ mấy năm trước các thứ.
Tác chỉ có thể nói thực sự có lỗi, như đã nói ở trên, bộ truyện này chỉ là tác bị đám tác giả não tàn trên mạng làm tức gần c·hết, thế là lục lại một bản thảo từ trong đống giấy lộn cả chục năm trước ra gõ vài chữ để xả cơn giận mà thôi.
Nếu được làm lại một lần nữa, hẳn là sẽ phải có từ 60-70 chương chuyên trải ra làm nền cho mạch truyện chính quá.
À ... suýt quên, viết đến hôm nay, tác cực kỳ cảm ơn các độc giả đã ủng hộ truyện đầu tay của tác, nhất là các bác “nthc143” “Mèo Bảo” v.v. ủng hộ bằng quà tặng.
Con số không lớn nhưng động lực lớn, chứ không một tác giả lười như mình hẳn là sau khi qua cơn nóng đầu đã bắt đầu ngâm truyện tuần ra 1 chương rồi.
Cuối cùng, tác quỳ cầu các loại dữ liệu tương tác (cmt, đánh giá .v.v.) a, ai đời thuở nào bộ truyện gần trăm cất giữ không nổi chục cái đánh giá bao giờ.
0