Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Lê Dung
Unknown
Chương 127: Quy Túc
Hai mươi năm như một ngày hành quân đánh trận dạy cho Lê Khôi một đạo lý.
"Khi cuộc chiến là tất nhiên và không cách nào né tránh thì hãy là kẻ ra đòn trước. Thân ở trận tiền, chơi trước làm bố!"
Lão thiện tiên phát chế nhân, vậy nên không chờ Huệ Hồng đặt câu hỏi, Lê Khôi liền đánh phủ đầu trước.
- Khà khà ... đại sư khách khí quá, bản hầu nghe nói Phật gia giới luật nghiêm ngặt, chính pháp hạo đãng. Thế như hôm nay bản hầu nhìn thấy đại sư có vẻ không để ý lắm đến d·ụ·c ăn. Xin hỏi như vậy là phải hay trái với chính pháp của đức Thích Ca hay không?
Huệ Hồng chắp tay trước ngực, cúi đầu niệm một tiếng phật hiệu rồi mới ngẩng đầu lên nhìn Lê Khôi.
Ánh mắt của hắn thanh tịnh mà minh lý, thâm thúy mà bao dung.
Có thể nói là khiến người đối diện như được tắm trong phật quang nhiệm màu.
Chỉ riêng ánh mắt ấy đã đủ để Lê Khôi không khỏi cảm thán thằng này quả là có chút môn đạo, không phải phường đầu đường xó chợ gì.
Chưa cần Huệ Hồng cất lời, dường như chỉ riêng ánh mắt đó đã đủ để khiến người đối diện có một loại cảm giác mọi tội nghiệt, nhơ bẩn của bản thân sớm bị hắn nhìn thấu.
Đứng trước ánh mắt thấu hiểu và bao dung ấy, từ chỗ sâu nhất trong thức hải người ta chợt dâng lên một luồng tin phục mãnh liệt.
Tiếc là người đứng trước mặt hắn là Lê Khôi.
Lê Khôi chép miệng, khóe miệng cong lên một đường nghiền ngẫm, ánh mắt hơi híp thú vị nghĩ.
"Chẹp chẹp ... Phải chăng ánh mắt này chính là cái gọi là "tha tâm thông" trong truyền thuyết?"
Nói đùa cái gì, thân là binh chủ thân trải trăm trận, ngày này qua tháng nọ luôn phải đề phòng kẻ địch rình rập như hổ báo trong rừng sâu, tinh thần của lão đã sớm miễn dịch với mọi loại tâm lý ám chỉ.
Lão thỏa mái mắt đối mắt với Huệ Hồng không chút nào e ngại.
Lê Khôi thản nhiên vô úy như vậy quả thực là hơi ngoài ý liệu của Huệ Hồng.
Hắn biết mấy tên tướng lãnh Lam Sơn ai ai cũng là hổ báo, người người đều là sài lang.
Sử dụng tâm lý ám chỉ đối với đám quái vật này không phải là ý tưởng dễ dàng gì để thực hiện.
Thế nhưng hắn biết, con dao đều có hai lưỡi.
Huyết tinh trên chiến trường có thể tôi luyện nên những con quái vật g·iết người không ghê tay, nhưng đồng thời với đó cũng tạo cho bọn họ những v·ết t·hương tinh thần gần như không bao giờ có thể liền sẹo được.
Tận dụng khe hở nhỏ nhoi ấy, mười mấy năm nay hắn dựa vào một đôi minh lý chi nhãn trước sau đều thuận lợi cả.
Báo Thiên tự dựa vào đó nay kiếm một chút lợi lộc, mai la liếm một chút tiện nghi có thể nói là cực kỳ thỏa mái.
Tích tiểu thành đại mà, bây giờ ngoài trừ Pháp Vân tự ra trong thiên hạ đã không còn chùa miếu nào có thể so với Báo Thiên tự nữa.
Nói như vậy không có nghĩa là đám lão già Lam Sơn là một đám tinh thần khuyết tật bị Huệ Hồng nắm trong lòng bàn tay.
Bọn hắn có biết Huệ Hồng chui kẽ hở chiếm lợi ích từ tay mình không?
Chắc chắn là có!
Chẳng qua là bóc bánh trả tiền mà thôi, bọn hắn để Huệ Hồng xoa dịu v·ết t·hương tinh thần m·ãn t·ính của mình thì để lọt một chút lợi lộc cho y sư có đáng là gì.
Chàng hữu tình th·iếp cố ý, mọi người đều được lợi không phải là mỹ diệu lắm ru!
Huệ Hồng đâm phải nam tường có chút mất mặt, hiềm một nỗi vị đại lão trước mặt này hắn không trêu vào nổi, cuối cùng đành phải thấp đầu chắp tay trước ngực, tự diễu nói.
- Nam mô Vô lượng thọ Phật, sự là như thế, cho nên bần tăng trước sau vẫn chỉ là một sa môn (người xuất gia) nho nhỏ. Từng ấy năm tu tập vẫn chưa thể đắc quả A la hán!
Lê Khôi vốn định đem đống lý luận lão mới học được từ mấy vị cao tăng A Ngõa (Ava) ra khiêu khích Huệ Hồng.
Bây giờ thấy thái độ của Huệ Hồng nhún nhường như thế, Lê Khôi có cảm giác như mình vừa tung một cú đấm vào không khí.
“Đèo mẹ, ý chí của mi đâu rồi? Đạo pháp của mi lại ở chỗ nào? Sao không đem ra đây cho bổn Hầu mở rộng tầm mắt! Năm đó sư phụ mi không nên lấy pháp danh cho mi là Huệ Hồng, phải là “Hạ Huệ” mới đúng!”
Bữa trước Lý Tử Tấn tiên sinh mới gửi một bức thư cho lão, nói là triều đình nên sớm giải quyết vấn đề quy túc về mặt tinh thần cho dân chúng, Lê Khôi cũng cho là phải.
Dù muốn hay không, triều đình cũng cần duy trì một hệ tôn giáo, tín ngưỡng hoặc tư tưởng nào đấy làm căn bản trong dân.
Nho giáo cũng không tệ đấy, nhưng nhà nho cao lạnh quá, cứ nhìn cái gương Nguyễn Trãi thì biết.
Hồi còn mồ ma tên đó, hắn cậy trong bụng có vài con chữ nhìn vào chỗ nào cũng thấy không vừa mắt, lại không kiềm chế được cái miệng của mình.
Đâm chỗ này, chọc chỗ kia, thành ra phần lớn mọi người đều là giữ lễ mà đối xử với Nguyễn Trãi thôi.
Nói rằng “kính Nguyễn Trãi nhi viễn chi, khả vị tri hĩ” là nhẹ.
Hơn nữa ngưỡng cửa nho gia cũng cao, chỉ riêng ba ngàn chữ hán cơ bản đã không phải là người thường có thể dễ dàng tiếp cận được.
Thành ra đạo Bụt vẫn là lựa chọn số một.
Đã quyết là dựa vào đạo Bụt rồi thì một vấn đề khác lại nổi lên.
Thiền Tông ở Đại Việt đã suy yếu lâu ngày, bậc chân tu thực là thưa thớt, chính pháp cũng vì thế mà không được hoằng truyền phổ cập nữa, xem đi xét lại vẫn là không trông chờ được gì.
Suy đi tính lại có lẽ nên mượn lực từ bên ngoài, hay nhất là coi đây như một liều thuốc mạnh, kích thích Thiền tông.
Nếu như Thiền tông có thể cảm nhận được nguy cơ mà lần nữa quang phục là tốt nhất, lui một bước, kể cả Thiên tông hết thuốc chữa thì chọn lấy một hệ phái khác để cho dân chúng có nơi quy túc cũng không phải là không được.
Mấy năm nay Tịnh Độ tông (Liên Tông) dựa vào ân sủng của triều đình phát triển có vẻ tốt, ẩn ẩn có khí thế sánh ngang Thiền tông.
Phái Cựu pháp (Thượng tọa bộ/ Theravada) thì tương đối yếm thế hơn. Không phải vì giáo lý của phái Cựu pháp không hay, trái lại, kinh điển của họ thực ra là gần với lời thuyết giảng của đức Thích Ca nhất còn tồn tại.
Sự đìu hiu vắng lặng của nó đơn giản vì chính pháp của Cựu pháp coi trọng đời sống xuất gia.
Chính cách tiếp cận có phần khắt khe hơn của phái Cựu pháp khiến chư vị đại lão trên triều - vốn không có ý định xuất gia tu tập - không hứng thú lắm với Cựu pháp.
Ngược lại, Tịnh Độ tông cho rằng cư sĩ có thể tu tập thỏa mái tại gia, việc đạt đến niết bàn cũng trở nên dễ dàng hơn dưới sự phổ độ của Phật A-di-đà lại càng dễ dàng tiếp cận với quảng đại quần chúng hơn.
Đó là về mặt giáo lý, trung thực mà nói thì đối với triều đình phần này không quá quan trọng. Trên triều cũng không có mấy vị đại lão quan tâm đến nhập niết bàn cho lắm.
Cái mà triều đình thực sự để ý cân nhắc đến là pháp môn nào thực sự đáp ứng đúng và đủ yêu cầu ban đầu của triều đình đối với tư tưởng, tín ngưỡng - nơi quy túc về mặt tinh thần cho dân chúng.
Về mặt này thì Tịnh Độ tông nói riêng và Phật pháp Đại Thừa (Mahayana) nói chung hơn hẳn phái Cựu pháp.
Việc một số sư sãi Tịnh Độ tông trong tối ngoài sáng cổ động Phật tử chỉ cần chăm chú cung dưỡng chùa miếu, tụng lạy, quán tưởng Phật A-di-đà - trung thực mà nói - có hơi thiên về thờ cúng.
Theo nghĩa đen, chùa chiền, tu viện đã trở thành một nơi quy túc về tinh thần, giúp dân chúng có nơi để xả bớt sầu lo, bất mãn xã hội.
Đây mới là thứ triều đình mưu cầu ở Phật giáo.
Hơn nữa Đại Thừa không yêu cầu Phật tử phải xuất gia, qua đó đảm bảo nguồn cung ổn định cho lực lượng sản xuất trong xã hội.
Điều này khiến Tịnh Độ tông nói riêng cũng như phái Đại thừa nói chung lại càng hợp ý triều đình.
Lý là như thế, nhưng Lê Khôi rất muốn kiếm cớ cho phái Cựu pháp có cơ hội luận đạo với phái Đại thừa.
Không gì khác, ngứa mắt mà thôi!
Lê Khôi bị tiêm nhiễm bởi thằng quý tử cho rằng sự giải thoát phải đến tự lĩnh ngộ của chính bản thân, việc Tịnh Độ tông một mặt phủ định sự tồn tại của một đấng sáng tạo nào đó, mặt khác lại cho rằng có một thế lực siêu nhiên - ở đây là Phật A-di-đà - có thể phổ độ chúng sinh qua cõi cực lạc có hơi ... kỳ cục.
Ngứa mắt thì ngứa mắt, Lê Khôi chưa đến mức bị mỡ lợn làm tâm trí trì trệ mà đần độn khiêu chiến Huệ Hồng trên mặt trận lý luận.
Chưa nói lão là người ngoài nghề, kể cả mai này lão có theo được bậc chân sư, tìm được chính đạo thì so với kẻ dành cả đời đắm chìm trong Phật pháp như Huệ Hồng vẫn không khác gì con gà nhép.
Dùng sở đoản của mình đấu với sở trường của người không phải là việc làm của bậc trí giả vậy.
Thành ra, việc chuyên nghiệp để người chuyên nghiệp, lão chỉ muốn kích cho Huệ Hồng thay mặt Tịnh Độ Tông có một phiên biện luận với cao tăng phái Cựu pháp đến từ A Ngõa.
Nếu dàn xếp được kèo này thì thành Đông Kinh sắp tới sẽ náo nhiệt lên nhiều.
Thấy Huệ Hồng nhún nhường, không tiếp chiêu của mình thì Lê Khôi bực bội lắm.
Huệ Hồng làm vậy nhìn thì không được quang minh chính đại lắm nhưng thực ra là tương đối sáng suốt.
Lê Khôi thở dài, trên đời không có ai là kẻ đần, Tịnh Độ tông hiện tại có khởi bước tốt hơn phái Cựu pháp nhiều.
Hay nói thẳng ra, tâm thế của Tịnh Độ tông hiện tại là mang giày e ngại chân trần, chả việc quái gì Huệ Hồng phải buông tay cho phái Cựu pháp một cơ hội lật bàn cả.
Lê Khôi hơi mất hứng chắp tay thầm niệm một tiếng Phật hiệu.
"Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, có lẽ ngay cả đức Thế Tôn ngài cũng muốn Tịnh Độ tông cắm rễ ở Đại Việt chăng!"