Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Lê Dung

Unknown

Chương 137: Đếm Cua Trong Lỗ

Chương 137: Đếm Cua Trong Lỗ


Một tên võ biền, một tên hoạn quan, hai kẻ nhiều liêm sỉ như nhau cùng cười khục khặc như gà mắc tóc, thấy Lê Niệm vén mành bước vào quân trướng mới dừng lại.

Dường như Lê Ê cũng cảm thấy hình tượng này hơi chướng mắt, ho khan một tiếng.

- Khụ … Cho nên trước mắt triều đình chỉ định lấy ba thung lũng Mường Sang? Hay tham vọng hơn trực trị toàn bộ Mộc Châu?

Ba thung lũng Mường Sang bao gồm khu vực đại doanh Mường Sang ở phía tây, thung lũng Chiềng Trình ở trung tâm và thung lũng Xương Lam ở phía đông.

Ba thung lũng này tạo thành thủ phủ của Mộc Châu - ít nhất là cho đến trước khi Xa văn Thành cắt thung lũng phía tây cho Lê Nguyên Long thành lập đại doanh Mường Sang.

Khu vực này là trung tâm, đồng thời là khu vực trù phú nhất của Mộc Châu, quá nửa dân số Mộc Châu tập trung sinh sống trong ba thung lũng này cùng các bản làng chung quanh.

Nếu mục tiêu của triều đình chỉ là ba thung lũng Mường Sang thì mọi chuyện tương đối đơn giản.

Mấy tháng chiến loạn vừa qua, hơn một vạn ba ngàn dân ở đây lớp thì c·hết, lớp thì chạy loạn, lớp thì theo Cầm Sinh chạy lên Mường Mụa, Mường La v.v.

Ngay cả người thừa kế của Xa văn Thành cũng đã được Cầm Sinh đưa về Mường Thanh nuôi dưỡng.

Xa văn Thành đường đường chính chính vây đánh quân triều đình trong đại doanh Mường Sang, nghĩa là triều đình đã có cái cớ có thể chấp nhận được để thuyết phục các lãnh chúa địa phương chấp nhận từ bỏ Mường Sang trên bàn đàm phán.

Nếu triều đình “dụng đức phục người” thành công (với đức ở đây là chiến thắng vang dội trên chiến trường) thì vùng đất trù phú này trên lý thuyết lẫn thực tế đã là nơi vô chủ, chỉ cần một ngày quân Ưng Dương còn đóng quân trấn giữ lối vào thung lũng phía tây thì người Thái còn chưa thể trở về.

Vì vậy việc di dân lên Mường Sang, xây dựng nơi đây thành một tiền đồn quân sự lẫn dân sự trấn giữ lối vào Hưng Hóa là cực kỳ khả quan.

Nếu thành công, ảnh hưởng của triều đình Đông Kinh lên các xứ Hưng Hóa nghiễm nhiên là được tăng cường đáng kể.

Mộc Châu lại là một câu chuyện khác, nói nơi đây là đất của họ Xa không bằng nói Mộc Châu là một tập hợp các mường, chiềng thề trung thành và cống nạp cho nhà họ Xa.

Từ đầu cuộc chiến đến nay các mường, chiềng này có góp quân góp lương cho đầu mục ở Chiềng Trình, tuy nhiên phần lớn lực lượng của họ vẫn còn được bảo lưu tương đối hoàn hảo. Lại được tiếp máu từ đám nạn dân từ thủ phủ của Mộc Châu chạy đến nương nhờ.

Bất kể là vùng Đà Bắc hay Mạ Nam thì sức mạnh của các lãnh chúa địa phương gần như không có gì suy chuyển.

Việc vươn móng vuốt của triều đình đến kích thích mấy tên này chưa bao giờ là một ý tưởng sáng suốt.

Khả dĩ nhất là sau khi c·hiến t·ranh kết thúc, nửa ép nửa đề nghị chúng nó mở cửa thông thương với người xuôi.

Cứ phải để chúng nếm lớp vỏ ngoài bọc đường cái đã rồi làm gì mới dễ được.

Lại nói lan man rồi! Đinh Phúc nghe Lê Ê hỏi thì gật đầu.

- Vâng! Ba thung lũng Mường Sang có thể dễ dàng nuôi sống hơn vạn dân, nếu áp dụng các kỹ thuật canh tác mới nuôi hai vạn dân không nói chơi. Hiện tại quân Ưng Dương có gần hai ngàn người, đưa thêm gia quyến lên cùng thì chí ít cũng có gần vạn dân, khởi đầu như vậy không coi là tệ. Về thương mậu, nếu có thể làm chủ Yên Châu thì tốt hơn nhưng Mường Sang cũng không tệ. Đường bộ nơi đây rất thuận lợi để thương buôn của chúng ta tiến lên phía bắc giao dịch với người Thái ở các mường, chiềng lớn.

Lê Ê gật gật rồi lại lắc đầu, lão là võ tướng, xem xét mọi thứ thích nhìn trên phương diện quân sự, cầm gậy chỉ lên bản đồ.

- Không chỉ như vậy, Mường Sang chính là cửa vào phủ Gia Hưng, có không ít con đường hiểm yếu, từ đây có thể kiểm soát đường lớn ra vào lộ Gia Hưng, kể cả người Vạn Tượng có thể từ thượng đạo ở Mường La mà đông tiến thì cuối cùng vẫn phải tiến qua Mường Sang mới có đường lớn để hành quân xuống phủ Đà Giang hoặc lộ Thanh Hóa.

Không thể đánh giá mối quan hệ giữa Đại Việt và Vạn Tượng là thù địch thuần túy, kể cả khi xét đến mối thâm thù giữa tông tộc họ Lê cùng triều đình Chiềng Thông cũng không thể vội vàng kết luận như vậy.

Chưa nói những thứ khác, chỉ riêng các thương đội của Đại Việt mượn đường Vạn Tượng sang buôn bán ở Lan Nạp (LanNa) A Ngõa (Ava) Đông Hu (Toungoo) đã đem lại nguồn lợi đáng kể cho cả hai nước.

Vì thù địch mà đơn phương chấm dứt con đường thông thương này thì thật là lợi bất cập hại.

Nói đâu xa, Vàng Bu Lý (Chao WangBuri) tuy chưa chính thức ngồi lên ngai cao và nhậm tước hiệu Vương quyền nhưng đã cho gấp rút thi hành việc kiện toàn tuyến đường thủy - bộ từ Bồn Man đến Lan Nạp đi qua Vạn Tượng.

Thành ra trên thương lộ đông - tây bán đảo Trung Ấn hiện có một sự thực tương đối kỳ cục.

Hàng hóa của Đại Việt từ phía đông đến phía tây được vận chuyển tương đối dễ dàng và mau lẹ qua Vạn Tượng và Lan Nạp. Duy chỉ có Mường Bồn (Bồn Man) ở ngay sát Đại Việt là tốn thời gian, công sức nhất.

Tạm thời bỏ qua những chính sách kiểm soát, đề phòng tương đối gắt gao của chính quyền Bồn Man, chỉ riêng những con đường núi của xứ này đã là một vấn đề nan giải.

Bất kể là thương đội xuất phát từ châu Trà Lân (Nghệ An) hay phủ Thanh Đô (Thanh Hóa) đều tốn cả tháng trời trèo đèo lội suối trong núi rừng Bồn Man mới sang đến Vạn Tượng.

Thương hội Vĩnh Xương đã mấy lần “khéo léo tác động” lên Vạn Tượng - mẫu quốc của Bồn Man - để thúc d·ụ·c nhà họ Cầm mở một con đường giao thương thuận lợi hơn.

Về phần Đại Việt, những lần sứ thần Bồn Man sang Đông Kinh dâng cống phẩm, Lê Nguyên Long cùng mấy lão già trên triều cũng vừa minh vừa ám nhắc nhở.

Hiềm một nỗi cái gia tộc trời đánh này coi đường sá hiểm trở quanh cao nguyên Chiềng Khoảng là rào chắn tự nhiên bảo vệ mình trước nguy cơ bị t·ấn c·ông từ cả Đại Việt lẫn Vạn Tượng.

Thành ra Vàng Bu Lý hay Lê Nguyên Long mấy lần thúc d·ụ·c cũng chả có lợi ích gì.

Có lúc Đinh Phúc còn nghĩ đến khả năng Đại Việt cùng Vạn Tượng chung tay di diệt Cầm Chuẩn - chúa Mường Bồn.

Lắc đầu cười tự diễu, Đinh Phúc kéo dòng suy nghĩ của mình trở về vấn đề Vạn Tượng, trần thuật với Lê Ê.

- Tướng quân suy tính cố nhiên là phải đạo, thế nhưng trong thời gian ngắn ngài không cần phòng bị đến Vạn Tượng làm gì. Hoàng tử Vàng Bu Lý tuy đã được thừa nhận là chí tôn ở Vạn Tượng nhưng bản thân hắn trước sau không chịu chính thức đăng quang, chưa thụ phong tước hiệu Vương quyền nên dù ít hay nhiều cũng có chút danh bất chính ngôn bất thuận. Vì thế hắn chưa đủ uy quyền để trấn áp quần hùng. Các phù nạm miền nam quá nửa là lá mặt lá trái, Vàng Bu Lý đang phải sử dụng em trai là Chiềng Mục (Chao ChiengMuy) cai quản thành Đàn Hương (Viengchan). Quý tộc miền bắc Vạn Tượng cũng không muốn một Phạ Ngừm thứ hai xuất hiện, vì vậy hắn cũng sẽ khó lòng chưởng khống quyền lực ở Chiềng Thông trong thời gian ngắn.

Lê Ê bừng bừng hứng thú.

- Ồ! Nói như vậy chẳng phải sau khi chúng ta dọn dẹp xong Chiêm Thành sẽ có cơ hội động tay động chân vào Vạn Tượng sao?

Đinh Phúc cười khổ không nói, Lê Niệm thấy thế móc một cuốn sổ dày cộm ra hay tay đưa đến trước mặt Lê Khôi.

- Tướng quân, đại quân xuất chinh, lương thảo đi đầu. Cứ xét sổ sách hiện tại muốn tụ đủ sức lực cho một cuộc viễn chinh sang bên kia Đại Tây Sơn đánh nhau với người Vạn Tượng nói ít cũng phải tích góp tám chín năm, nhiều là mười mấy hai mươi năm.

Lê Ê vừa nhìn thấy cuốn sổ quân nhu dày cộm kia đã ê cả răng, lại hơi hơi luyến tiếc chiến cơ chày cối hỏi.

- Vàng Bu Lý cần bao nhiêu thời gian mới có thể hoàn thành thống hợp Vạn Tượng? So với thời gian tích s·ú·c của chúng ta thì nhanh hay chậm?

Lê Niệm thừa hành không biết thì ngậm miệng, chắp tay phục tùng lui về phía sau một bước. Đinh Phúc lắc đầu chậm rãi nói.

- Muốn triệt để nắm Vương quyền trong tay có lẽ vẫn phải chờ mấy đứa con trai của hắn đủ tuổi đi làm phó vương ở các mường lớn giá·m s·át chư vị phù nạm, quý tộc. Con trai lớn nhất của Vàng Bu Lý là Chiềng Lâu (Chao ChiengLaw/ nghĩa là “chúa Chiềng Lâu”) năm nay đã mười hai tuổi, chậm nhất ba năm nữa đứa nhóc này sẽ đủ tuổi nhậm chức phó vương. Theo suy đoán của lão nô thì Chiềng Lâu sẽ thay thế chú mình cai quản lãnh địa của Vàng Bu Lý ở Đàn Hương đại thành (Nakhon Luang Viengchan) còn Chiềng Mục sẽ được điều chuyển về Mường DanSai trấn giữ khu vực ngã ba giữa Vạn Tượng cùng Đại Thành là Lan Nạp. Sẽ cần từ hai đến ba năm để hai kẻ này hiện thực hóa quyền lực của mình ở những vùng được giao. Tổng cộng lại sẽ mất ít nhất sáu đến bảy năm, dài thì mười đến mười hai năm để Vàng Bu Lý hoàn thành chấn chỉnh tình hình Vạn Tượng.

Lê Ê mân mê râu cứng hơn mất hứng than thở.

- Vậy là chúng ta không có cơ hội mượn gió bẻ măng à?

Đinh Phúc thỏa mái cười nói.

- Điều này đại nhân không cần phải lo, người Vạn Tượng tuân theo thể chế mạn-đà-la của người Thiên Trúc. Năm xưa Phạ Ngừm có ý muốn thực hiện thể chế trung ương tập quyền mà ông ta được truyền thụ ở Cao Miên (Khmer) kết quả là vị vua khai quốc bị hàng quý tộc nổi dậy phế truất, đem lưu đày ở Mường Nan (nay là tỉnh Nan/ Thái Lan). Từ đó về sau, mức độ tập quyền của họ không bao giờ có thể mạnh mẽ như Đại Việt ta, quyền tự chủ của các mường là rất lớn.

Mắt Lê Ê đảo một vòng, ý vị cười.

- Vậy thì lần cuộc chiến trong tương lai có thuận lợi hay không nằm hết ở Tả Đô đốc đại nhân rồi!

Đinh Phúc chắp tay tỏ vẻ khiêm tốn, nhưng ánh mắt rừng rực ngọn lửa gọi là "tự phụ" kia thì chỉ có một ý nghĩa duy nhất.

“Cái vương quốc gọi là Vạn Tượng này, lão nô lo được!”

Chương 137: Đếm Cua Trong Lỗ