Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Lê Dung

Unknown

Chương 146: Trú Bão

Chương 146: Trú Bão


Hà Lật đứng trước sơn môn trường Quốc học Lam Sơn không khỏi ngơ ngẩn cả người.

Khắp một dải dưới chân núi Kiến Hưng rặt là đình đài lầu các, hắn cũng không thể không cảm thán tông tộc Lê thị giàu có.

Chuyện là ngay sau khi quyết đoán xuống nước trước Thái Hậu, ngay lập tức tin Hà Lật cầm đầu cả nhà họ Hà cùng mấy nhà thân cận bỏ tiền bỏ người ra chuẩn bị đào kênh đắp đường nhanh chóng lan ra khắp thành Đông Kinh thì thằng này sắp không sống nổi ở đó nữa rồi.

Đương nhiên là dân chúng nhiệt liệt hoan hô ủng hộ vị “lương quan” này có thể đứng ra hy sinh lợi ích bản thân cùng gia tộc vì việc công.

Hiềm một nỗi thiên hạ này đâu phải chỉ có dân chúng, đám hào môn thế tộc trong triều ngoài mặt không nói gì nhưng trong bóng tối liên tục động tay động chân.

Cứ theo đã ấy thì cái ghế Hữu hình viện Đại phu của hắn sớm muộn gì cũng bị truất mất.

Hà Lật liền dâng tấu xin thôi chức Hữu hình viện Đại phu, lại xin vào Quốc học Lam Sơn dạy học.

Hà Lật cũng không ôm nhiều hi vọng về việc này, ấy vậy mà chả hiểu sao Thái Hậu lại phê duyệt ngay, hẳn là Nguyễn thị Anh cũng không muốn trường Quốc học thành thiên hạ của Lê Ý.

Vậy là Hà Lật nhanh chóng đến Lại Bộ báo danh rồi cắp đít vào Quốc học Lam Sơn nhậm chức Thị giảng.

Ngửa mặt lên nhìn trời, Hà Lật thở dài, trời cao dường như cũng đồng cảm với tâm trạng của chính mình.

“Tái ông mất ngựa, phúc họa ra sao còn chưa tiện bàn!”

Hà Lật cảm thấy câu nói này cũng có cái lý của nó, không sống nổi ở Đông Kinh chạy vào Lam Sơn vừa tránh được đầu sóng ngọn gió lại có cơ hội thân cận đám công tử mấy chục nhà huân quý ở đây.

Giả như tương lai hắn có ý đông sơn tái khởi thì đây cũng là một trợ lực không nhỏ.

Quả là một hòn đá trúng hai con chim, chính bản thân Hà Lật cũng không thể không khâm phục sự thức thời của mình.

Hắn là người hay chữ, luôn tin tưởng rằng bằng thực học của mình chẳng mấy chốc sẽ kiếm được mảnh đất cắm dùi trong cái trường Quốc học này.

Nhếch mép cười tự tin, Hà Lật có ít nhất bảy phần nắm chắc chỉ bằng vào ba tấc lưỡi của mình thì tạo quan hệ với đám hoàn khố trong Quốc học chỉ là vấn đề thời gian, mấy lão hủ nho nơi này trình độ nào đòi làm đối thủ của Hà Lật hắn.

Tên vô sỉ này thì thỏa mái rồi, còn mấy lão già Trình Hiền, Lý Thối v.v. bắt đầu khó chịu.

Mấy lão còn lạ quái gì mấy tên ngụy nho lăn lộn quan trường như Hà Lật.

Chỉ cần cho Hà Lật một cái lỗ kiến hắn có thể nhét vừa cả con voi, phàm là việc có lợi cho quan lộ của hắn thì Hà Lật có quan tâm cóc khô gì đến hậu quả lâu dài.

Lê Ý không có ở nhà, thành ra Lê Khôi phải cực kỳ vất vả mới trấn an được mấy lão già này.

Hứa với mấy lão là Hà Lật vào Quốc học chuyến này chỉ là tạm thời, chờ sóng gió qua đi hắn sẽ lại về Đông Kinh tiếp tục quan lộ.

Kể cả như thế, mấy lão già này cũng quyết tâm không cho thằng ngụy nho này dễ dàng cắm rễ ở trường Quốc học.

Hà Lật đến Quốc học nhậm chức mà bị làm lơ ở sơn môn chính là minh chứng rõ ràng nhất cho thái độ của bọn họ.

Đối mặt với mấy lão hủ nho xấu tính này, Hà Lật chỉ có thể bất lực gãi mũi cười khổ.

May mà thủ môn nhân cuối cùng vẫn cho hắn vào nghỉ ở phòng chờ, nói là khi nào chư bị tiên sinh tan học sẽ đến thông bẩm.

Nói đùa cái gì, mấy lão già này rặt một màu đều là Đế sư cả, có kẻ nào không phải bậc túc nho vang danh thiên hạ!

Kể cả năm đó tiên đế ham chơi không mấy quan tâm chuyện học hành cũng là như thế. Kẻ sa cơ lỡ vận như Hà Lật sao dám láo nháo.

Không tin cứ nhìn đám nhị thế tổ trong Quốc học thì biết, toàn là con cái các quan Tư Đồ, Bình Chương, Đô Đốc v.v. cả đấy. Thế mà đứa nào đứa nấy đứng trước mặt mấy lão già này đều ngoan như cún.

Nhất là từ khi công tử Lê Thị, con trai Nhập nội Đô đốc Bình chương Lê Thụ vì bất kính với một tên thị giảng mà bị Lê Lễ nọc cổ đánh một trận ba ngày không xuống giường nổi, bọn công tử con quan ai nấy đều trở nên cực kỳ “lễ phép”.

Hả? Chúng ngoan như thế là vì sợ hãi đòn roi của Lê Lễ chứ không phải vì nể nang gì mấy lão già kia á hả!

Thuần túy là đặt điều nói bậy.

Lão Lễ trước sau đều lấy đức phục người, bọn học sinh vì cảm cái đức của Lê Lễ mới kẹp đuôi lại làm người mà thôi.

Chúng bây phải tin nhân phẩm của tác giả, không đời nào cây roi mây to bằng ngón cái giắt bên hông Lê Lễ lại tên là “hiển đức” bao giờ.

Không dám làm loạn ở Quốc học đâu chỉ mình Hà Lật, chẳng qua tụi bây cho rằng như thế có thể làm khó được Hà đại nhân nhà chúng ta thì lầm to.

Hắn đến thư viện không phải là tay không, trong xe ngựa của Hà Lật đã gói sẵn mấy bức tranh chữ rất quý từ thời họ Lý, không tin không hàng phục được mấy lão già này.

Không ngờ hôm nay Trình Hiền đứng lớp “Lịch sử Đương đại” kể chuyện khởi nghĩa Lam Sơn cuốn quá, lại có Lê Lễ ở bên cạnh phụ họa, đám công tử con nhà huân quý bị kích thích nhiệt huyết sôi trào, đã qua giờ trưa vẫn chưa tan lớp.

Bên song cửa đại đường học sinh các lớp khác cũng quây vòng trong vòng ngoài dự thính.

Nhận thấy mấy vị tiên sinh đã hơi đuối sức, Lê Lễ bèn đứng dậy xua tay giải tán, lại hứa bữa sau lão sẽ kể chuyện chi tiết từng trận đánh cho nghe.

Lý Thối thấy thế như được gợi ý cái gì, liền ghé vào tai Lê Lễ nói muốn biên tập một bộ Lam Sơn liệt truyện.

Đem tất cả sự tích, công trạng của hơn chín mươi tên công thần Lam Sơn biên tập thành sách lưu truyền rộng rãi cho hậu thế được tường tỏ.

Lê Lễ không ngờ phường vũ phu như lão cũng nhận được đãi ngộ như vậy, vỗ ngực đảm bảo sẽ sai người lấy khẩu cung … à nhầm, khẩu thuật của từng công thần Lam Sơn cho Lý Thối viết sách.

Dây dưa đến giờ này bất kể là sư hay sinh thì bụng cũng đều kêu như trống chầu cả rồi, thế là mấy trăm người kéo đoàn kéo lũ đến nhà ăn.

Thức ăn ở Quốc học không tính là ngon, ít nhất với tiêu chuẩn của Lê Ý là như vậy.

Tuy nhiên ở cái thời đại lấp đầy cái dạ dày hai bữa một ngày cũng là vấn đề này thì tuyệt đối là kỳ trân mỹ thực.

Chịu thôi, người thời này có thịt có cá hằng ngày đã coi là phú hộ rồi.

Mấy lão già khó tính đang thụ hưởng thú vui ít có lúc tuổi già thì người gác cổng chạy vào nói bên ngoài có người tự xưng là Thị giảng mới đến cầu kiến.

Không cần nghĩ cũng biết là ai, mấy lão già này tuy rất ghét Hà Lật nhưng tu dưỡng mấy chục năm trời không cho phép bọn hắn làm quá hơn nữa.

Hừ lạnh một tiếng, Trình Hiền xua tay nói.

- Cho hắn vào đi!

Chưa đến nửa khắc giờ sau Hà Lật dạng c·h·ó hình người không nhanh không chậm theo tên gác cổng bước vào nhà ăn, trên nét mặt không có bất cứ dấu vết nào của việc khó chịu khi bị đóng cửa không tiếp từ sáng đến giờ.

Thằng này trong miệng Lý Thối là phường ngụy nho không đáng một đồng, nhưng biểu hiện - ít nhất là bên ngoài - không chỗ nào không hiển hiện phong độ của người quân tử, thân thể béo ục ịch không hiểu sao lại toát lên vài phần nho nhã.

Hà Lật không kiêu không nịnh đi đến trước mặt mấy lão già khó tính chắp tay hành lễ.

- Lật, ra mắt chư vị tiên sinh!

Lý Thối vẫn chăm chú tiêu diệt đồ ăn trên khay, chỉ có Trình Hiền chậm rãi gật đầu nói.

- Tử Kiên (tự của Hà Lật) từ kinh sư mới tới, bọn ta thân ở Quốc học không thể bày tiệc tẩy trần, mong Tử Kiên chớ trách!

Đoạn lại chỉ về phía quầy thức ăn.

- Chỉ có cơm canh đạm bạc ở đây, nếu Tử Kiên không ngại cứ lĩnh một phần là được.

Hà Lật ra vẻ mong đợi nói.

- Thuấn Du tiên sinh quá lời! Ẩm thực của Quốc học Lam Sơn theo lời chư vị đại nhân tham gia khai giảng mà lan truyền khắp thiên hạ rồi, Lật ở Đông Kinh cũng có nghe nói. Lần này về Lam Sơn nhậm chức sao không phải là trời thương mà ban cho Lật lộc ăn cơ chứ!

Nói rồi rảo bước đến quầy thức ăn, Trình Hiền cùng Lý Thối ê răng chăm chú nhìn thằng này không chút ngượng ngùng nào cặn kẽ hỏi người đứng quầy biết cách thức nhận thức ăn, sau khi ăn xong để khay đũa ở đâu các thứ.

Sau đó không hẹn mà cùng ý tứ nhìn đối phương, từ trong mắt nhau hai lão già này đọc được cùng một kết luận.

“Xem ra thằng mặt dày này quyết tâm cắm rễ ở Quốc học Lam Sơn trú bão rồi!”

Chương 146: Trú Bão