Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Lê Dung

Unknown

Chương 148: Thừa Thiên! Thế Thiên!

Chương 148: Thừa Thiên! Thế Thiên!


Ngược về gần hai năm trước.

Lê Ý hứng thú bừng bừng đem bản phác họa Quốc học Lam Sơn đến tìm bọn Trình Hiền, Lý Thối.

Hai lão già đang rảnh rỗi ngồi uống trà, thư thái đọc mấy bản độc nhất mà thuyền buôn từ Đại Minh, Đại Hòa đem về. Những sách vở này đều là tinh hoa trong tinh hoa cả, Lê Ý cho sao lưu lại rồi bán mấy bản gốc cho bọn lão với giá cắt cổ.

Không chỉ hai lão già bọn hắn là n·ạn n·hân của Lê Ý, chỉ không đến một năm hơn hai mươi tên túc nho trong Cẩm Giang đều đã trở thành con nợ nhà thằng này.

Hiềm một nỗi, thời buổi này con nợ chính là cha mẹ cơm áo, cứ nhìn thái độ khúm núm của chủ nợ trước mặt Trình Hiền, Lý Thối là biết.

Hai lão già bị q·uấy r·ối nhã hứng thì ria mép dựng đứng, cực kỳ trịch thượng cầm lấy tấm quy hoạch đồ từ tay Lê Ý.

Chẳng mấy chốc ánh mắt hai lão liền thay đổi, không hẹn mà cùng trợn tròn mắt nhìn tờ quy hoạch.

Con bà nó! Rốt cuộc thằng này định xây trường học hay xây cái trấn Cẩm Giang thứ hai vậy?

Quây cả một quả núi làm khuôn viên, tính cả khu vực chân núi chu vi nói ít cũng phải gần mười lăm dặm, diện tích ước lượng gần mười dặm vuông.

Công trình như thế định xây cất trong bao nhiêu năm, lại tốn hao nhân lực tiền của đến mức nào?

Dẫu biết Quốc học Lam Sơn là công trình tạo phúc muôn đời sau, thế nhưng nó quá hoành tráng, quá vĩ đại. Đến mức bọn lão đều thống nhất cho rằng phải tốn hao cả đời người, tiền sông bạc biển mới mong hoàn thành được.

Tông tộc họ Lê mấy năm nay kiếm nhiều tiền, giàu nứt đố đổ vách. Thế nhưng tiền của nhiều đến mấy cũng không đến mức tiêu xài hoang phí như thế này chứ!

- Nhóc con, vì lẽ gì bệ hạ (Lê Nguyên Long) lại chấp nhận cái ý tưởng hoang đường này?

Đối mặt với chất vấn của hai lão già, Lê ý tự tin cười nói.

- Hai vị tiên sinh chớ lo, thương hội mỗi năm đem về của cải muôn vàn, trong đó chỉ riêng bạc, đồng từ Đại Hòa đã đủ để triều đình đúc mới mấy chục vạn quan tiền mỗi năm (1). Là tiền tám, tám phần đồng hai phần kẽm, nếu chỉ dùng ba phần đồng để đúc tiền thì còn có thể đúc nhiều hơn nữa. Về nhân lực, xây dựng Quốc học Lam Sơn tuyệt nhiên không sử dụng một người phu dịch nào, tất cả thợ thuyền sẽ được trả công theo công sức bỏ ra. Vậy nên hai thầy cũng không cần phải lo đến chuyện dân chúng khổ sở lao lực. Hai chuyện khó khăn nhất đã giải quyết thì còn gì đáng lo nữa, ba năm không xong thì năm năm, năm năm không xong thì mười năm. Chỉ sợ làm xong rồi đám thợ thuyền không có việc làm lại ôm chân học sinh xin xây cất thêm ý chứ, hà hà ...

Lý Thối mệt mỏi nói.

- Tiểu Hầu gia, làm như thế lão phu chỉ sợ khố phòng trống rỗng, đến khi có việc lại không có nơi trông cậy!

Gương mặt non nớt của Lê Ý nhíu lại.

- Hai vị tiên sinh, tiền bạc phải được lưu thông mới có giá trị, chất đầy trong kho không dùng vào việc gì chẳng qua là một đống kim loại vô tác dụng mà thôi. Lãng phí như thế thà để bọn thợ sắt đem đi đúc chuông chùa, đại pháo còn hơn!

Trình Hiền, Lý Thối lắc đầu cười hai mặt nhìn nhau, Lê Ý hiểu nhầm ý hai lão, Trình Hiền giải thích.

- Tiểu Hầu gia hiểu nhầm rồi, ý của bọn lão phu không phải là giam tiền c·hết trong kho. Bọn ta tuy là phường hủ nho không hiểu kinh doanh thế nhưng đạo lý tiền - hàng vẫn có một chút nắm chắc. Tiền bạc ứ đọng sao không phải lầm quốc hại dân, bọn ta không xui tiểu hầu gia đi vào đường lầm ấy. Cái mà bọn ra muốn cảnh tỉnh ngài là đổ hết tiền của vào Quốc học Lam Sơn rồi các hạng mục đầu tư khác làm sao bây giờ?

Lý Thối gật đầu lia lịa, lão cùng lão Trình chỉ sợ Lê Ý dùng hết tiền vào việc xây dựng Quốc học Lam Sơn, lỡ không may có việc gì cần đến tiền thì lại túng thiếu.

Bọn lão biết, hai cái xưởng nghiên cứu nhà nó ở Cẩm Giang cùng Nghi Sơn là mấy cái động không đáy.

Khổ một nỗi Đại Việt lại không thể không có mấy cái hố nuốt tiền đó.

Nói đùa cái gì! Bọn mi nghĩ tình hình khởi sắc mấy năm nay từ đâu mà có?

Xây dựng trung tâm học thuật khổng lồ như vậy nghiễm nhiên là công trình vĩ đại lưu danh thiên cổ. Thế nhưng vì lẽ ấy mà làm trễ nải nguồn vốn đầu tư cho những thứ sinh lợi cho dân không phải là hồ nháo, bỏ gốc lấy ngọn hay sao?

Đích thân Trình Hiền còn xuống ruộng ươm giống ven bờ sông, thóc giống gieo trồng ở Cẩm Giang đều được lai tạo ở đó cả.

Tương lai không xa miếng ăn miếng mặc của con dân Đại Việt đều từ số thóc giống trong ruộng ươm Cẩm Giang mà ra.

Thử nghĩ xem, chỉ cần sản lượng lương thực gấp rưỡi nghĩa là thuế ruộng gấp rưỡi, là tài nguyên gấp rưỡi để sản xuất buôn bán. Các phát kiến kỹ thuật mới nghĩa là gấp đôi gấp ba lượng nhân lực được giải phóng vào các ngạch sản xuất khác.

Như Lê Ý vẫn nói, biến đổi về lượng dẫn tới biến đổi về chất.

Số thợ thuyền, nghệ nhân tăng lên ắt sẽ dẫn đến những tiến bộ về kỹ nghệ nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa Đại Việt nói chung. Từ đó hàng hóa bán ra lại càng kiếm được nhiều hơn.

Rồi lại lấy số tiền dôi ra đó quay vòng đầu từ vào nghiên chế kỹ thuật, vật dụng mới.

Cứ như thế tạo thành một cái vòng tuần hoàn lành tính, quốc lực Đại Việt sẽ bành trướng như Phù Đổng Thiên vương, không phải thiện lắm ru?

Lý Thối tình chân ý thiết khuyên lơn.

- Tiểu Hầu gia, không … tiểu tổ tông, bọn lão phu chưa bao giờ hoài nghi hoài bão của ngài. Khai dân trí giáo dân lý, đó cũng là ước vọng cả đời của bọn lão phu vậy, lý nào bọn lão lại không công ngăn cản tiểu Hầu gia ngài. Chỉ là … đầu tư hết vào xây cất rồi đào đâu ra tiền làm những việc khác! Khi cần thiết mà không có tiền trong kho phải làm thế nào cho phải?

Trình Hiền cũng gật đầu cho là phải, thấm thía nói.

- Cổ nhân nói, d·ụ·c tốc thì bất đạt. Sự nghiệp giáo hóa thiên hạ hẵng còn dài, tiểu Hầu gia ngài còn nhiều thời gian. Mười năm không được thì hai mươi năm, hai mươi năm không được thì bốn mươi năm. Kể cả đến ngày ấy ngài cũng mới hơn năm mươi tuổi mà thôi, so với hai lão già bọn ta vẫn trẻ hơn cả chục tuổi. Lão Lý cũng thế, ta cũng vậy, đều chưa bao giờ nảy sinh ý tưởng phủ định kế hoạch của ngài. Chỉ mong ngài bình tĩnh lại, không vội vàng xao động nữa!

Nhấp một ngụm trà, lão thở dài nói tiếp.

- Bọn lão phu đã năm sáu mươi tuổi cả rồi, đến hết đời này hẳn là cũng không có phúc phần nhìn thấy đại nghiệp hoàn thành. Ngài là nơi gửi gắm hy vọng cuối cùng của mấy lão già bọn ta. Nói thật, lão phu sống từ thời họ Trần đến nay chưa bao giờ thấy ước vọng giáo hóa toàn thiên hạ lại gần ngay trước mắt như thế này. Thứ cho lão Trình ta lộng ngôn, nhìn vào văn tự của tiên nhân (chữ tượng thanh) lão phu luôn có một loại linh cảm chỉ còn một bước nữa thôi. Nhấc chân qua là biển rộng trời cao, Đại Việt ta sẽ bước sang một trang sử mới. Ngài không nên cũng không được phép mạo hiểm, trăm lần thành mà chỉ một lần bại cũng là tội lỗi to lớn lắm.

Thấy Lê Ý đăm chiêu có vẻ là nghe lọt, Lý Thối nhân sắt còn nóng ra sức trui rèn, lựa lời nói.

- Tiểu Hầu gia, tuy nói tài phú không giải quyết được tất cả vấn đề trên đời nhưng ngay cả nho gia chúng ta cũng không thể không thừa nhận nó là nền tảng của tất cả mọi thứ khác. Không có tiền có thể vẫn dốc sức làm được thôi, nhưng gian nan trong đó một lời khó nói hết. Không nói gì lớn lao, nông gia ngày hai bữa còn phải vất vả chạy vạy thì đào đâu ra dũng khí cho con đi học. Một đứa trẻ đến trường không chỉ là sách bút giấy nghiên, dù ít hay nhiều còn là hy sinh một sức lao động trong gia đình, nhà nghèo làm sao kham nổi. Muốn thực hiện hoài bão giáo hóa thiên hạ thì trước hết, ít nhất phải khiến cho dân chúng không còn phải lo c·hết đói cái đã. Sau đó còn cần tài lực hùng hậu chống lưng, nếu không gánh nặng đường xa biết khi nào sự nghiệp “thừa thiên hành vũ” (2) của chúng ta mới có thể đại công cáo thành!

Ngôn tàn ý tận, hai lão không biết Lê Ý suy tính điều gì, chỉ biết quy hoạch Quốc học Lam Sơn trong mười năm tới đã bị cắt giảm hai phần ba.

Khuyên thì khuyên như vậy, lợi ích thực tế mấy lão già này không hồ đồ chút nào.

Bản vẽ túc xá của giảng sư ven bờ kênh đào hai lão cho là rất tốt, thậm chí Trình Hiền còn đòi mở rộng thêm.

Nói đúng ra là ban đầu Lý Thối có hơi ngượng ngùng, miệng vừa khuyên Lê Ý tiết kiệm xây cất xong lại yêu sách nhiều như thế rất mất mặt.

Thế nhưng sau khi nghe “lời vàng ý ngọc” của Trình Hiền (đọc lại ở cuối chương trước) lão quyết đoán vứt chút liêm sỉ cuối cùng xuống dòng nước kênh.

Coi như sa ngã một lần, ai bảo thằng nhóc này là chủ nợ nhà mình cơ chứ.

“Hừ! Hào vô nhân tính, lão phu xẻo thịt trên người thằng này là thế thiên hành đạo vậy!”

Chú thích:

(1) Giá đồng ở Nhật Bản thực tế là rất rẻ, vào thời Tuyên Đức, một thương nhân Nhật Bản bán đồng đến Trung Quốc cho biết một thạch đồng ở Nhật bản chỉ có giá 10-12 quan, trong khi đó đem số đồng đó đến bán ở Đại Minh sẽ thu được 40-50 quan.

Ở đây tác mặc định thương thuyền nhập đồng ở cảng sẽ có giá gấp đôi giá phổ quát - nghĩa là từ 20-25 quan/ thạch. Thu mua với giá này đem về Đại Minh chí ít có thể kiếm lãi gấp đôi, đem về Đại Việt thì ít nhất gấp ba.

(2) Nhậm mệnh trời mà ban mưa móc, ơn huệ cho thiên hạ.

Chương 148: Thừa Thiên! Thế Thiên!