Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Lê Dung

Unknown

Chương 149: Vô Đề

Chương 149: Vô Đề


[Hôm nay tác về quê vốn không có chương, thế quái nào lục lọi trong đt lại có chương này đã edit r ... đúng là ý trời!]

Lê Ý đương nhiên là không biết ở Lam Sơn có hai lão già vô sỉ đang cực kỳ đắc ý vì có thể khiến nó bỏ thêm vài đồng bạc lẻ.

Đúng vậy, là vài đồng bạc lẻ!

Tiểu hầu gia nhà chúng ta là ai kia chứ, nứt đố đổ vách không đủ để hình dung độ giàu có của nó, mấy chục căn túc xá thì đáng là gì mà khiến Lê Ý nhíu mày nửa cái … dù thực tế chúng được xây cất theo tiêu chuẩn dinh thự cũng là như vậy.

Nó khoanh chân ngồi bên cửa sổ phóng tầm mắt xa xa nhìn xuống đám binh lính đang tất bật trên cầu cảng Lô Biên (cảng Ashibe) xoa xoa mũi không chắc lắm lầm bầm.

“Thằng cha Đại Nội Giáo Hoằng (Ouchi Norihiro) c·hết tiệt, xuất chinh mà không coi ngày cho tử tế, để đại quân mém chút nữa bị mời xuống biển thăm Thủy Tinh.”

Chuyện là đại quân của nhà Đại Nội ra biển được gần một ngày, qua non nửa chặng thuyền đến đảo Đối Mã (đảo Tsushima) thì suýt nữa gặp bão biển.

Vốn là cơn bão này còn xa, cả hai ba ngàn dặm (800-1200 km) nữa mới đến, nhưng dấu hiệu của nó thì không qua mắt được đám thủy thủ thương đội quanh năm lênh đênh trên biển.

Thuyền trưởng Lê Tần lẫn hoa tiêu Chế Thanh đồng loạt đưa ra cảnh báo.

Cái gì mà mây ti quá mảnh, cái gì mà nước biển quá ấm v.v.

Lê Ý luôn thừa hành nguyên tắc “việc chuyên nghiệp dành cho người chuyên nghiệp” thế nên lời của mấy tên kia có lý hay không không quan trọng, ngay khi hai tên kia nói sắp có bão biển thì hắn không nghi ngờ gì chuẩn bị né bão.

Chỉ là chưa kịp thông tri cho Đại Nội Giáo Hoằng thì thằng này đã dùng cờ hiệu truyền tin quay đầu về phía tây nam tìm nơi tránh bão.

Rất hiển nhiên, không chỉ đám thủy thủ của Lê Ý nhận ra nguy cơ đang đến.

Bọn hắn rất may mắn, hơn trăm dặm về phía tây nam là đảo Nhất Kỳ, với tốc độ của thuyền biển chỉ ba bốn canh giờ là đến.

Đám Oa Khấu cùng người của đảng Tùng Phổ (đảng Matsuura) đang chiếm giữ hòn đảo này nhanh chóng quỳ xuống đầu hàng ngay khi nhìn thấy chiến kỳ của ba gia tộc Đại Nội (Ouchi) Sơn Danh (Yamana) cùng Thượng Sam (Uesugi).

Chờ hai ngày cuối cùng cơn bão cũng đến, nhìn giông tố đã bắt đầu nổi lên phía cuối chân trời, Lê Ý vẫn không khỏi thầm cảm thấy may mắn.

Thế mới thấy giá trị của bọn thủy thủ giàu kinh nghiệm, người ta nói tài phú lớn nhất trên biển là mấy thằng vàng vẩu này quả là không sai.

Sai một ly thì Tông thị (gia tộc Shoni) cùng Tảo Điền thị (gia tộc Hayata) nghiễm nhiên có thể nghểnh mặt lên trời cười lớn hát bài “ca ngợi thần phong” rồi!

- Hắt xì! Không biết là mỹ nhân nào đang tương tư bản Hầu, không phải ranh con Lâm Khiết chứ!

Nghĩ tới con bé kia, nó lắc đầu cười khẽ.

“Thái bình” tiểu thư mà thôi, không phải kiểu mà nó thích. Gu của Lê Ý là loại đàn bà tấm lòng bao dung rộng rãi, kiểu như Giai Tử (Kako) chẳng hạn.

Mỗi lần mơn trớn "tâm hồn" mềm mại của nàng, nó đều cảm giác dư vị bất tận … e hèm.

Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo tới, vừa nghe tiếng hắt xì của Lê Ý, Giai Tử đang ngồi bên cạnh cái ao nhỏ trong sân liền buông đàn tỳ bà xuống. Đoạn nhanh chóng cầm một chiếc áo phi phong khoác lên người nó, sau đó nhẹ nhàng dùng tấm thân mềm mại của mình mà sưởi ấm cho Lê Ý từ phía sau, giọng ôn uyển nói.

- Phu quân nên đóng cửa lại, ngoài trời gió lạnh!

Giai Tử là th·iếp thị, có quyền gọi Lê Ý là “phu quân”. Còn đám ả đào, vũ cơ trong nhà dù được sủng ái đến mấy cùng lắm có thể gọi nó là “thiếu gia” “chủ tử” v.v. chấm hết. Đây là quy củ!

Hiện tại Lê Ý chưa thành gia, chưa có thê tử, mọi việc sinh hoạt của nó th·iếp thị như Giai Tử an bài không có vấn đề gì.

Bọn Lý Vĩ, Lê Khiêm mấy ngày nay đã bắt đầu gọi Giai Tử là tiểu thiếu phu nhân.

Giai Tử đã bắt đầu học tiếng Việt, nghe hiểu ý nghĩa của bốn chữ đó thiếu chút nữa khóc lên trước mặt bọn gia thần.

Chỉ là nàng không nhìn thấy ánh mắt đám gia thần nhìn nhau cười ý vị.

Một câu nói mà thôi! Nếu có thể lừa phỉnh ả đàn bà này hầu hạ thiếu chủ nhà mình ân cần hơn, tốt nhất là có thể mang thai cốt nhục Lê thị thì ân thưởng chủ mẫu ban xuống đâu chỉ gấp năm gấp mười thưởng tết!

Cứ nhìn cái cách bà Vân xúi d·ụ·c mấy con tỳ nữ trong phủ quyến rũ Lê Ý là biết.

Đám tỳ nữ còn tích cực như thế, chủ mẫu nhà mình hẳn là cũng chả ngại trưởng tôn nhà mình có nửa dòng máu ngoại lai.

Cái gì? Trưởng tôn do th·iếp thị sinh ra thì địa vị của chủ mẫu không chắc chắn á?

Trò cười!

Pháp luật nhà Lê quy định rõ ràng quyền lợi của thê tử cùng th·iếp thị, th·iếp thị cùng ca cơ.

Ngay cả chính thê với nhau cũng quy định rõ ràng quyền lợi của bà cả và bà kế (trong trường hợp vợ c·hết sớm hoặc l·y d·ị cưới vợ kế).

Đến mức quan lại mà bỏ vợ đưa th·iếp thị lên làm chính thê thì b·ị đ·ánh bằng trượng. Vì say mê nàng hầu, th·iếp thị mà bỏ bê chính thê thì xử tội biếm (hạ một hoặc vài“tư”).

Xã hội nhà Lê phân định sang hèn theo “tư” - nghĩa là “tư cách”. Trên dưới có hơn hai mươi bậc để đánh giá. (1)

Từ làng xã đến đô thành địa vị cao hay thấp đều dựa theo tư cả, người có tư thấp hơn dù giàu có nhưng trước mặt người có tư cao hơn thì địa vị vẫn thua một bậc.

Chỉ vì ham mê nàng hầu, th·iếp thị mà bị hạ cả tư cách xã hội không thể bảo là không nặng.

Lý là như thế, vậy nên th·iếp thị dựa vào một đứa con đòi làm lung lay địa vị của chủ mẫu trong nhà không khác gì người si nói mộng.

Làm những chuyện này, bọn Lý Vĩ, Lê Khiêm chẳng mảy may lo sợ hành động của mình ảnh hưởng đến địa vị của thiếu chủ mẫu tương lai chút nào.

Trong mắt bọn này, Lê Ý đã coi như là dị loại của loài huân quý.

Năm nay đã mười lăm tuổi mới phá thân đồng tử, nhìn một vòng chung quanh xem, công tử các nhà khác bằng tuổi này đã họa hại không biết bao nhiêu nô tỳ ca cơ rồi.

Lê Ý bị thanh âm của nàng thu hút, đưa mắt nhìn sang, chỉ thấy dáng vẻ dịu dàng của Giai Tử câu người vô cùng.

Má đỏ hây hây, trong đôi mắt anh đào ngậm nước sóng thu luân chuyển khiến tiểu Hầu gia nhà chúng ta thần hồn ngả nghiêng.

Tư thế ngồi quỳ khiến bờ mông của nàng trở nên màu mỡ hơn nhiều, đối nghịch với vòng eo bó chặt tạo thành hình số tám gần như hoàn mỹ, trông cực kỳ mát mắt.

Mắt thì mát nhưng mặt thì nóng, nuốt một ngụm nước bọt thấm ướt cổ họng khô khốc, Lê Ý không trả lời Giai Tử, vòng tay lại ôm nàng vào trong ngực.

Lý là để xua tan cơn lạnh, thân thể lại bán đứng tâm tư của thằng này, tay trái bắt đầu theo thói quen tìm về nơi mềm mại ấm áp nào đó.

Đừng hiểu nhầm, Lê Ý chỉ đơn thuần vì tốt cho Giai Tử. Nàng này mới mười chín tuổi, đang còn đâu đó bốn năm nữa để phát triển, nên có một chút xúc tác (giả dụ như “mát xa” hằng ngày) mới là vương đạo.

Lê Ý thề, không phải nó háo sắc không biết điểm dừng, đây đơn thuần là vấn đề di truyền của gia tộc họ Lê.

Không tin cứ đọc lại lịch sử mà xem, từ ông chú quý hóa của nó (Lê Nguyên Long) đứa em họ thân yêu (Lê Tư Thành) đến đứa đích tử nhà Lê Tư Thành - ba đời vua liên tiếp c·hết vì đàn bà.

Từ đó có thể thấy đặc tính này đã được quy định sẵn trong mã gen của nó.

Thế nên đây không phải lỗi của Lê Ý, con cháu họ Lê ai nấy đều thế cả.

Muốn biết mẫu mực của con cháu họ Lê ra sao cứ nhìn Lê Thọ Vực là biết, thằng này chưa đầy hai mươi tuổi đã một vợ ba th·iếp, nghe đâu còn hay ghé Lạc Văn Hiên chơi.

Ờ … đại thể là thế, ngoại trừ ông già nó.

Đối với việc Lê Khôi “trông có vẻ” không ham nữ sắc, Lê Ý cực kỳ vô sỉ cho rằng sự thực là ông già nó ăn vụng biết chùi mép mà thôi.

Chứ chẳng có tên con cháu họ Lê nào nghiêm chỉnh như ông già nó cả.

Lê Ý không biết nó tùy tiện kiếm cớ lại c·h·ó ngáp phải ruồi mà phán trúng, đúng là Lê Khôi chùi mép rất sạch sẽ.

Đèo mẹ! Nó mà biết ông già nó chùi mép bằng cách bẻ gãy cổ con gái nhà người ta liệng xuống chân giường (xem lại chương 68) thì chắc là gương mặt sẽ thú vị lắm.

Lê Ý vừa “mát xa” cho Giai Tử vừa tiện tay kéo cửa sổ lại.

Thời tiết tháng mười trên đảo Nhất Kỳ (đảo Iki) thật là rét lạnh (chứ tuyệt đối không phải là tiểu hầu gia nhà chúng ta hiện tại đã y quan nửa hở).

Đúng lúc này, giọng Lê Khiêm từ sảnh trước vọng vào.

- Thiếu chủ, Đại Nội Giáo Hoằng đại nhân cho mời!

Lê Ý.

- (-_-!)

Chú thích:

(1) Sách sử chỉ ghi chép lại 24 tư của quan lại, quý tộc. Nhưng từ câu chữ ghi chép lại trong “Quốc triều Hình luật” - cho biết người thường cũng có thể bị xử tội "biếm" (hạ tư) - có thể kết luận rằng với thứ dân cũng có một hệ thống “tư” tương tự với quan lại, quý tộc.

Chương 149: Vô Đề