Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Lê Dung

Unknown

Chương 165: Hào Quang

Chương 165: Hào Quang


Lê Ê chả tỏ vẻ gì là bất ngờ với sự có mặt của thằng này, hững hờ nhìn lại, đập vào mắt lão là một thanh niên độ hai sáu hai bảy, dáng người không cao, chỉ hơn bốn thước (1,6 m) một chút nhưng thân thể đầm chắc, mặt tròn hiền hòa, làn da rám nắng, duy chỉ có đôi mắt là sáng ngời mà kiên định, dường như chỉ một ánh nhìn cũng đủ làm cho người ta tin phục.

Thấy ánh mắt này Lê Ê không khỏi rơi vào hoài niệm, những năm đó kẻ kia cũng có một đôi mắt như vậy.

Mỗi một lần dẫn anh em xông pha trận mạc, kẻ kia luôn dùng loại ánh mắt sáng ngời mà tự tin đó nhìn thẳng vào mắt bọn thuộc hạ, khiến đám anh em đều vững tin dẫn đầu anh em xông vào cả phá quân địch đông gấp hai gấp ba mà phá được cả.

Kẻ kia là ... Lý Triện.

Cầm Sương là Chẩu mường (chúa Thái) của mười xứ Thái Đen, theo lý mà nói lễ ngộ đến mấy cũng không tính là quá mức.

Hiềm một nỗi Lê Ê là quan võ, đối với cái gia tộc hai lần ba lượt dấy binh làm phản này lão không có chút nào hảo cảm, cũng khinh thường che giấu thái độ của mình với lũ giặc cỏ này.

Nếu là Xa Khả Tham (cha Xa văn Thành) ngự ở Mộc Châu thì lão không nể mặt sư cũng phải nể mặt phật mà tươi cười tiếp đón.

Năm đó Xa Khả Tham không quản khó nhọc vận dụng quan hệ của mình hiệu triệu người Thái tiếp tế, hỗ trợ cho nghĩa quân Lam Sơn.

Bọn Phạm văn Xảo, Trịnh Khả, Lê Khuyển có thể đem quân lên Hưng Hóa thỏa mái như ở nhà, trước thì chặn đánh quân của Vương An Lão, sau thì nghi binh hù dọa Mộc Thạnh từ Vân Nam kéo sang tiếp viện cho Đông Quan có một phần không nhỏ là nhờ công của Xa Khả Tham vậy.

Vì lẽ đó, sau khi đại sự đã thành, vua liền phong Xa Khả Tham làm Nhập nội Tư không kiêm Đồng Bình chương sự, lại ban quốc tính, cho danh chính ngôn thuận cai quản trấn Đà Giang. Bất kể là ở Hưng Hóa hay về Đông Kinh lão đều được triều đình đều rất mực tôn trọng.

Xa Khả Tham có thể dựa vào không đến hai vạn dân Mộc Châu mà an ổn làm Chẩu mường, quyền khuynh một cõi tới lúc c·hết sao không phải là nhờ vào cái danh nghĩa mà triều đình ban cho cơ chứ.

Hắn cũng nhận thức sâu sắc quyền lực của mình do đâu mà đến, hành xử luôn luôn giữ gìn phân tấc.

Năm đó Thái Tổ băng, có người khuyên Xa Khả Tham nên nhân dịp vua người Kinh còn nhỏ tuổi, nên học theo Vạn Tượng, Cảnh Long, Mạnh Mão mà ly khai, lấy đất mười xứ Thái Đen mà xưng vương, Xa Khả Tham chỉ cười nhạt.

- Nhà ta đời đời ở đất Ngưu Hống (Hưng Hóa) trải qua mấy trăm năm từ họ Lý đến họ Trần, họ Trần đến họ Hồ v.v. Vua người Kinh đã đổi mấy triều đại nhưng họ Xa ta trước sau vẫn làm chủ Mường Sang là vì lẽ gì? Ta làm chủ một châu tiền tài địa vị đâu có thiếu gì mà phải xưng vua xưng chúa? Điều ta thường lo chỉ là làm sao để không thẹn với ơn trạch tổ tiên, để con cháu đời đời được hưởng tập ấm mà thôi!

Lời tuy vòng vo nhưng chỉ cần không đần độn đều nghe ra ý tại ngôn ngoại.

Sức lực họ Xa chỉ đủ quản lý Mộc Châu mà thôi, Mười sáu xứ Thái còn nhiều thế lực hùng mạnh không kém, thậm chí hơn xa họ Xa. Xa Khả Tham hắn có thể an vị trên ngôi Chẩu mường chẳng qua là nhất thời mượn d·â·m uy của Hoàng Đế!

Nếu Xa Khả Tham chịu đứng ra cầm đầu ly khai thành công thì đúng là bọn chúng có thể nể mặt công lao phấn đấu vất vả mà để hắn làm vua Ngưu Hống một đời đấy. Nhưng sau khi Xa Khả Tham hắn c·hết thì sao?

Xa Khả Tham không ngu, ngồi ở ngôi Chẩu Mường mấy năm không khiến hắn bị ảo tưởng, lú lẫn. Một ngày hắn c·hết đi rồi, con cháu họ Xa có tài đức gì đòi giữ ngôi chúa Thái?

Đã xác định không phải của mình rồi lại còn đi lao tâm khổ tứ, liều mạng vạch mặt với triều đình để may áo cưới cho người là gì lẽ gì?

Lòng tham có thừa mà lực không đủ có khác gì rắn nuốt voi? Ngày bại vong không còn xa vậy!

Lời đó của hắn vừa tỏ thái độ dứt khoát tỏ thái độ với những kẻ nhiều tham vọng nhan nhản khắp mười sáu xứ Thái, vừa để răn con cháu Mộc Châu nên biết lượng sức mình, không nên mơ mộng hão huyền.

Quả là bậc đại trí vậy!

Nhập nội Tư không Xa Khả Tham thọ tận mà c·hết, con là Xa văn Thành không có được tín nhiệm của Hoàng Đế, liền tự biết thế lực của mình không đủ, ngay lập tức tỏ thái độ bản thân không dám kế thừa ngôi cha làm Chẩu mường.

Thế là ngai chúa Thái rơi vào tay họ Cầm ở Mường Thanh, Hưng Hóa mấy năm gần đây loạn lạc tưng bừng.

Lê Ê lắc nhẹ đầu, dứt mình ra khỏi dòng suy nghĩ, không mặn không lạt dời mắt khỏi người Cầm Sương.

Không mảy may quan tâm đến thái độ của Lê Ê, Cầm Sương không vội không chậm tiến đến chắp tay vái nói.

- Sương, ra mắt tướng quân!

Lê Ê chỉ vào cái ghế thứ nhất bên phải nói.

- Đến! Ngồi đi!

Lê Niệm ngồi vị thứ tư bên hàng ghế trái ánh mắt thú vị đánh giá Cầm Sương, nhanh chóng đưa ra kết luận thằng này không phải nhân vật bình thường, ngồi xuống ghế rồi trước sau không lời nào nói đến chuyện chiến cuộc, thỏa mái ngồi nói chuyện lông gà vỏ tỏi với Lê Ê nửa buổi chiều.

Nếu không phải Lê Niệm nghe Đinh Phúc chính miệng thuật lại thì không thể nào nhận ra hang ổ của Cầm Sương đã sắp bị Đao văn Trì đốt đến nơi.

Mấy thầy trò Lê Ê cũng không ngại để thằng này diễn trò, thấy trời đã ngả tối, Đỗ Lam còn xua tay sai người g·iết thịt một con dê đem nướng làm tiệc tối, bọn hắn rất muốn xem Cầm Sương có thể giữ tâm cảnh như sắt đến khi nào.

Đỗ Lam sai người đi cắt tiết dê xong xoa xoa tay hèn mọn cười nói.

- Thông cảm! Nói ra không sợ mọi người cười chê, lâu rồi mỗ chưa được ăn tiết canh dê, hơi thèm! Hôm nay sứ giả tới mới có cớ ăn đỡ thèm, hay là mấy ngày tới bọn mi siêng đến một chút, để mỗ được hưởng lộc ăn! Há há …

Lê Ê ngửa mặt cười ha hả, cực kỳ thỏa mãn với lời mồi này của Đỗ Lam.

Cầm Sương sao không nghe ra ý tứ của thằng này.

“Quân triều đình chưa muốn đàm, cứ đánh trước đi đã, chuyện đàm phán đợi đánh không được hẵng nói!”

Cầm Sương tu dưỡng rất tốt, hạ bàn không nhúc nhích chút nào, chỉ đủng đỉnh nhấp một ngụm nước chè cười nói.

- Tiết canh dê rất ngon đấy! Lần trước mỗ ăn món này là ở Bài Mộc, xuống chợ phiên dưới đó đánh chén một bữa no nê. Sương vẫn thường nhớ lại hương vị đó, tiếc là từ đó tới nay chưa được hưởng thêm lần nào nữa!

Đỗ Lam ra vẻ hiếu kỳ dò hỏi.

- Vì sao?

Cầm Sương nhún vai.

- Đó là năm Thiệu Bình thứ năm!

Mọi người ngồi ở đây đều ngộ ra, năm Thiệu Bình thứ năm (1438) nghĩa là không đến một năm trước khi Cầm Cương nổi loạn.

Sau khi Cầm Cương bị quân triều bắt g·iết, Cầm Nghiễm liền c·ướp ngôi cháu lên làm Chẩu mường ở Hưng Hóa, Cầm Sương phải nương nhờ những mường ở xa mới mong giữ được tính mạng, nào có cơ hội xuống Bài Mộc ăn nhậu.

Lê Ê cười nhạt.

- An tĩnh làm thủ môn nhân phía tây cho triều đình không phải vẫn được ăn tiết canh dê ở Bài Mộc sao?

Trong mắt Cầm Sương ánh lên một tia bạo ngược rồi nhanh chóng thu liễm lại, nếu không phải Lê Ê cực kỳ tin vào trực giác của mình thì cũng không nhận ra, thằng này nhanh chóng bày một bộ bất đắc dĩ nói.

- Thủ môn nhân cái gì chứ, là một con c·h·ó canh cổng mà thôi. Lại nói, làm c·h·ó canh cổng không phải không được, mấy trăm năm qua không phải chúng ta vẫn cụp đuôi làm c·h·ó sao. Hiềm một nỗi, những ngày đó chủ nhân ở ngoài giếng mài dao xoèn xoẹt, c·h·ó canh cổng có thể bị g·iết thịt bất cứ lúc nào. Tiện mệnh một đầu, sao dám coi nhẹ cơ chứ!

Lê Ê không cho ý kiến, bản chất sự việc vốn là như vậy.

Người Thái bốn trăm năm nay, từ thời Lý đến thời Trần - đa số thời gian - vẫn ngoan ngoãn làm phiên dậu phía tây cho triều đình, thành Đông Kinh cũng không mong đợi gì hơn từ chúng.

Thế nhưng năm năm trước mọi sự đã có biến chuyển về mặt bản chất.

Thái Tông Hoàng Đế không biết ăn phải thuốc gì bắt đầu đẩy mạnh đồng hóa các châu kimi, làm suy yếu quyền lực của các tù trưởng địa phương.

Bọn thổ tù đã quen làm vua không ngai ở các mường, các động đời nào chấp nhận vòi bạch tuộc của hoàng đế vươn đến trước ngõ nhà chúng như thế.

Trước thì bọn Cầm Cương, Cầm Nương nổi dậy ở Hưng Hóa, sau thì bọn Hà Tông Lai làm phản ở Tuyên Quang.

Bọn chúng như loài cỏ dại, gió đông qua tàn lụi gió xuân thổi lại mọc, quân triều đánh dẹp mấy lần vẫn chưa hết mầm mống phản loạn.

Lê Niệm lúc này mới cất tiếng lên nói.

- Cầm Sương! Sự đã đến nước này, ta cũng không ngại nói cho mi một tin. Dưới xuôi đã thử nghiệm thành công mô hình canh tác lúa mới, sản lượng trung bình vượt quá một ngàn năm trăm cân một mẫu. Mi biết con số này có nghĩa là gì chứ?

Cầm Sương nhíu chặt mày, hắn biết là đất đai của người kinh rất rộng lớn, rất màu mỡ, nhưng c·hết bỏ thì sản lượng lúa gạo trung bình cũng chỉ gấp rưỡi trên Hưng Hóa mà thôi.

Ruộng nước dưới xuôi trung bình mỗi mẫu thu hoạch được tám chín trăm cân gạo thì ruộng bậc thang trên này bọn hắn cũng kiếm được năm trăm rưỡi đến sáu trăm cân.

Con số từ miệng tên tướng lĩnh kia nói ra khiến hắn - trong một khoảnh khắc - gần như không kiểm soát nổi thân thể mình.

Thấy Cầm Sương há mồm ngáp ngáp, lại không nói được gì, Lê Niệm khí thế bừng bừng nói.

- Thời đại mới đang đến, đây là biến cục mà hơn ngàn năm qua chưa bao giờ có, thịnh thế sắp tới là không thể ngăn cản. Hào quang của Đại Việt rồi sẽ phổ chiếu khắp bốn phương, thép và thuốc s·ú·n·g chúng ta rồi sẽ san phẳng tám hướng. Trong thời đại vàng son này, mi sẽ lựa chọn như thế nào? Là cố dùng tài hèn sức mọn làm một chút chống đối không đáng kể để rồi bị nghiền nát dưới bánh xe lịch sử, hay là đóng góp một phần quang mang - dù là nhỏ nhoi - của mình vào vầng mặt trời chói lọi?

Cầm Sương hai mắt mở to, toàn thân run rẩy, đã rất lâu rất lâu rồi hắn không có cảm giác rung động như thế này.

Hoảng sợ sao?

Có!

Vô lực sao?

Cũng có! Thậm chí còn không ít!

Nhưng càng nhiều hơn, từ sâu trong thức hải của hắn còn tràn ra một loại ... hưng phấn!

Chương 165: Hào Quang