Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Lê Dung
Unknown
Chương 167: Ân Trạch!
Không riêng gì bọn nô tài như Đinh Phúc không thích chủ tử quá biết bày vẽ.
Mở rộng ra, sự đời cũng thường không thích những thứ quá cấp tiến.
Đó cũng là lý do mà thiên tài thường gặp nhiều trắc trở, càng là lý do người ta muốn tìm cách mài dũa cho bớt góc cạnh đi.
Lê Ý rất đồng ý với những lời này, ờ … ít nhất là sau khi ăn vài trận đòn của Lê Khôi là vậy.
Thế nên muốn tạo ra cải biến về thực chất cho hệ thống kinh tế xã hội Đại Việt trước hết phải tạo ra những khác biệt về căn bản.
Đại Việt vốn không giống Đại Hòa, mạo xưng “rừng vàng biển bạc” nhưng thực tế là nghèo c·hết mẹ, từ sau thời Lý - Trần ngay cả đồng cũng không đủ dùng.
Bách tính thấy tiền kém chất lượng ắt sẽ không giữ nhiều tiền nữa mà tập trung vào độn lương, độn lương thì giá lương ắt sẽ cao, giá lương cứ cao mãi thì hệ thống kinh tế sụp đổ.
Lê Nguyên Long lên ngôi được năm trước năm sau phải ban chiếu cấm dân chúng ghét bỏ tiền cũ là vì lẽ ấy.
Mấy trăm năm sau họ Nguyễn ở Đàng Trong đã suy bại đúng theo cách đó.
Bọn mi bất ngờ à?
Nói về sự phất lên cũng như suy bại của Đàng Trong cũng là một câu chuyện dài.
Số là những năm đó nhà Minh nhà Thanh hải cấm rất ngặt nghèo, thương nhân châu Âu, Ả-rập, Đại Hòa v.v. gặp khó khăn khi tiếp cận sản vật TQ liền lựa chọn nhà cung cấp thay thế là Đại Việt.
Thương nhân Đại Hòa, Hà Lan, Bồ Đào Nha dùng bạc, đồng của Đại Hòa mua tơ lụa, vải thô, long não, lô hội, trầm hương, hồ tiêu v.v. từ Đàng Trong.
Họ Nguyễn từ đó phất lên, dựa vào mảnh đất Thuận Hóa, Quảng Nam c·h·ó ăn đá gà ăn sỏi mà đủ tiền nuôi dân nuôi lính, còn đắp liền ba cái lũy lớn (lũy Trường D·ụ·c, lũy Trấn Ninh, lũy Trường Sa) đánh tay đôi với Đàng Ngoài là đủ hiểu.
Đến khi Trung Hoa mở cửa giao thương trở lại, nhu cầu hàng hóa Đại Việt không còn như trước nữa. Thương nhân ngoại quốc thưa dần dẫn đến đàng trong thiếu đồng, tạo thành nạn tiền hoang. Các chúa phải sử dụng loại tiền kém chất lượng.
Dân chúng thấy chất lượng tiền tệ ngày càng đi xuống, liền hè nhau tích trữ lương thực cho vững dạ.
Giá lương thực được đà lên cao mãi không hạ, dân nghèo chịu không nổi, thế là đại loạn.
Chứ bọn bây nghĩ rặt một thằng ngoại thích như Trương Phúc Loan mà đủ sức kéo sập cả một đại công quốc (trên thực tế) như Đàng Trong à?
Ngây thơ dễ sợ! Ha hả ...
Để giải quyết vấn đề tiền hoang, tầm hiểu biết hạn hẹp của Lê Ý chỉ giúp nó nghĩ ra cách cho thương thuyền cắp đít sang Đại Hòa dùng sắt, lụa, gia vị đổi lấy bạc, đồng đúc tiền.
Hiềm một nỗi người Lạc Việt vốn không sùng thương, thế là nó đi đầu làm mẫu cho các nhà khác thấy đây chính là mỏ vàng.
Các nhà khác lo ngại tốc độ sản xuất hàng hóa quá thấp, không sao, hệ thống sản xuất theo dây chuyền đấy, cứ đến mà học.
Các nhà khác không thiện đi biển mùa đông, cũng không phải vấn đề nốt. Lê Khôi mắt nhắm mắt mở để cho người các nhà đó chiêu mộ thủy thủ thương hội Vĩnh Xương.
Sao Lê Ý không hết sức bảo lưu những bí mật đó một mình làm giàu à?
Há há ... Một ngựa đi đầu, nhìn thì oai phong đấy nhưng đó là hành động của loài thiểu năng.
Lũ hận đời sẽ nói cái gì mà “cây cao đón gió” cái gì mà “lòng người đố kỵ anh tài” v.v. nghe mắc mệt.
Làm việc nhóm cũng vậy, sự đời là trong doanh nghiệp người ta chưa bao giờ e ngại có thành viên trong nhóm làm việc quá nhiều, càng không sợ có thành viên nổi bật hơn người.
Nói đùa cái gì, trên đời nào có ai là kẻ ngu, mi càng được việc thì tập thể càng có lợi. Mi ăn cơm chẳng lẽ bọn chúng không được húp miếng cháo hay sao?
Hay là mi ngu đến mức ăn cơm không cho người chung quanh húp cháo? Nếu không thì ai lại sợ lợi ích của mình bành trướng bao giờ.
Nếu như thế thì vì sao cây cao hơn rừng lại hay bị đì?
Đơn giản thôi, thứ khiến người ta phải đì, phải mài dũa những kẻ tự nhận là “anh tài” là vì lo sợ những kẻ đó làm những chuyện trái với lẽ thường, làm trật nhịp cả một bộ máy.
Giống như ở miền cực bắc, thổ dân thường di chuyển bằng xe c·h·ó kéo, cả đoàn mười mấy con đang thong dong kéo xe, tuy không quá nhanh nhưng được cái trơn tru, êm ái.
Đột nhiên có một con ra sức chạy, những con khác chưa kịp thích nghi với tốc độ đó liền gây ra hỗn loạn.
Lúc đó thì người chủ sẽ phải tìm cách lấy lại ổn định cho chiếc xe kéo, đoán xem, hắn sẽ cho con c·h·ó nào ăn đòn?
Người chủ làm như thế không phải vì ghét con c·h·ó kia ra sức chạy nhanh mà là muốn khiến nó hiểu rằng làm chuyện gì cũng nên chú ý hài hòa.
Con c·h·ó đó, trải qua một trận đòn mà không bị nhụt chí, biết kiểm điểm sai lầm, ắt sẽ trở thành con c·h·ó đi đầu, điều tiết tốc độ của cả đội c·h·ó kéo xe.
Xã hội loại người cũng thế thôi, người xưa nói.
“Phong sương cô lộ chi cảnh, dịch sinh kì kiệt”.
Nghĩa là hoàn cảnh gió sương gian khổ cô độc thì sản sinh nhân kiệt.
Từ xưa đến nay, những nhân vật được lưu danh thiên cổ phần lớn đều từng trải qua những đau khổ mà người thường không chịu đựng được vậy.
Mạnh Tử lại nói:
"Trời định cho người nào trách nhiệm lớn lao, ắt khiến cho (kẻ đó) khốn khó tâm trí, nhọc nhằn gân cốt, thân xác đói khát, nghèo túng khổ sở, làm việc gì cũng không thuận lợi. Như thế là để lay động tâm trí, để tính tình trở nên kiên nhẫn, để tăng thêm tài năng cho người ấy."
Giả như Thái Tổ họ Lê, người ta chỉ biết ngài đuổi người Ngô, dẹp giặc mán, quang mang phổ chiếu bốn phương, ân đức soi rọi tám hướng.
Mấy ai hay ngài nếm mật nằm gai, gian khổ trăm bề?
Đường đường là quân trưởng một phương đời đời sung túc, vậy mà khi khởi nghĩa đến con gái mình cũng không giữ được, bị giặc bắt về nước Ngô làm nô, công chúa Lê thị Đào c·hết nơi đất khách. Đến nỗi mồ mả tổ tiên cũng không bảo vệ được, vị giặc quật mồ ném xuống sông, sai người mò lại chưa chắc đã quy tập được hết.
Thù hận của vua với giặc Ngô không bút mực nào kể xiết vậy.
Thế mà đến ngày đại thắng, vì thấy dân ta lâu ngày khốn khổ vì nạn binh đao nên ngài phải nuốt hận vào trong mà chấp nhận tha bổng cho bọn giặc.
Trong lòng muôn lối ngổn ngang nhưng vì lê dân tránh được một trận tai ách vẫn phải cung cấp ngựa xe đưa quân Ngô cùng đám ngụy quân ngụy quan về nước đến hơn ba mươi vạn.
Thân là quân chủ một nước, đứng trên đỉnh trời nam mà phải nhẫn nhục như thế … hận thay!
Đến đức Thái Tổ còn bất đắc dĩ như vậy, lũ bọn bây lại đáng là gì?
Đành rằng bọn bây kỳ tài ngút trời, tâm tư cao thượng muốn được cống hiến cho tập thể, cho xã hội. Nhưng càng là phát kiến tiên tiến thì càng phải nghiêm khắc mà khống chế cái “d·ụ·c” của bản thân.
D·ụ·c ở đây không phải là tính d·ụ·c mà là lòng mong mỏi, ham muốn.
Muốn nhanh chóng trổ hết tài năng, khiến lê dân được ăn bữa no, khiến nước nhà không còn chịu nhục cũng là một loại “d·ụ·c” vậy.
Làm người, suy cho cùng cũng không khác làm con c·h·ó kéo xe là mấy. Phải trải qua t·ai n·ạn mà trưởng thành, mỗi lời nói và việc làm mới có trọng lượng, mới có tư cách khiến tất cả mọi người tuân theo quy tắc do mình đặt ra.
Lê Ý … à không, tông tộc họ Lê làm việc theo lẽ ấy nên các nhà khác dù đỏ mắt thương thuyền treo cờ mặt trời mười tám cánh xuôi ngược trên biển lớn, ngày kiếm đấu vàng nhưng không ai dám hé răng nửa lời.
Bất kể là ở Bắc Hải hay Nam Dương, các thương hội đến sau vẫn phải theo quy tắc tông tộc họ Lê định ra mà làm việc.
Đây là cái uy của người quân tử vậy!
Bọn Trình Hiền, Lý Thối cũng hiểu đạo này, vì vậy lựa chọn không làm quan.
Người như bọn lão nói hiền lành thì hơi quá nhưng cũng không phải loại có thể chịu đựng được gọt dũa chốn quan trường.
Hà Lật thì khác, không giống như bọn túc nho xấu tính, loại người như hắn sinh ra để làm quan.
Cứ nhìn cái cách hắn co được giãn được ở Quốc học Lam Sơn là hiểu.
Muốn làm quan thì phải lòng tư sắt đá, mặt dày dạ sâu, hỷ nộ không hiện.
Nói như vậy không có nghĩa rằng quan lại không thể tâm hệ lê dân, dốc lòng cống hiến.
Chẳng qua cái mưa móc ân uy của quan viên thể hiện theo cách khác, gọi là “bác ái”.
Cái gì là “bác”?
Không phân cao thấp, không quản trước sau, không hiềm yêu ghét, phổ chiếu thông suốt gọi là “bác”.
Vì tính chất quảng đại của “bác” nên cái “ái” - lòng thương xót - của quan viên đối với dân chúng tựa như mưa móc tưới tắm, lại như không khí người ta hít thở v.v. không nhìn tốt xấu, không phân sang hèn, không bàn thân sơ, đối với người nào cũng là như vậy.
“Bác ái” nhìn qua thì không ai được lợi lộc gì, người thường không thể cảm thấy được, nhưng lại khiến toàn xã hội được hưởng ân trạch.
Cái bác ái đó, nó vô tư đến mức gần như vô tình, hời hợt khiến người không thể hiểu nổi.
“Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu” cũng không ngoài như vậy!
Đừng hiểu nhầm, bác ái bản thân nó không phải là cái gì xấu xa hay tiêu cực, ngược lại, khi quan lại không còn "bác ái" nữa mà chuyển thành "ưu ái" cho một tập đối tượng cụ thể nào đó - tựa như thiên đạo ưu ái cho thiên mệnh chi tử vậy - thì lòng thương đó sẽ trở thành một loại biểu hiện của vô trách nhiệm.
Nó có thể làm ai đó ấm lòng nhưng sẽ khiến phần nhiều còn lại cảm thấy buốt giá tâm can.
Hoàng Đế, về mặt bản chất cũng chỉ là ông quan to nhất trong thiên hạ mà thôi.
Vậy nên, Lê Nguyên Long sử dụng tiền riêng của mình ủng hộ kế hoạch xây dựng Quốc học Lam Sơn đã là một loại ưu ái.
Chỉ có những mục đích to lớn hơn mới đủ để khiến Hoàng Đế mạo hiểm làm loại chuyện vô trách nhiệm này.
...
[Hơn hai năm trước]
Bọn Trình Hiền, Lý Thối hơn hai mươi người lục tục theo chân Lê Ý đi về hang ngầm dưới chân núi mặt bắc thành trấn Cẩm Giang.
Ngoài cửa hầm có sáu tên thân binh nhà Lê Khôi canh phòng cẩn mật, ngay cả Lê Ý dẫn đoàn vẫn phải có thủ lệnh của Lê Khôi mới có thể thông qua.
Trong hang được đục thành khuôn viên mấy chục trượng vuông, lát đá xanh cực kỳ khô ráo, ở trong cùng xếp gọn gàng mấy chục cái rương.
Lê Ý mở từng cái rương ra, bên trong đầy ắp từng xâu từng xâu tiền mới đúc bóng loáng.
Trình Hiền đi tới trước một cái rương, cầm một xâu tiền mới cóng nặng trình trịch, chí ít cũng nặng hơn năm lạng (190g).
Trên mặt Lý Thối lại chỉ vào mấy cái rương có chạm nổi bốn chữ “hoàng gia ngự dụng” đột nhiên hỏi.
- Tiền trong mấy cái rương này là?
Lê Ý chắp tay về hướng bắc vái một cái mới nói.
- Ở đây có tổng cộng hơn hai vạn ba ngàn quan tiền, một phần ba số đó là tâm ý của bệ hạ! Chỉ là chi phí xây dựng Quốc học Lam Sơn trong nửa năm tới thôi, mỗi nửa năm sẽ bổ sung một lần. Các thầy có thể xem thường Lê Ý một thân sặc mùi tiền, các thầy cũng có thể khinh thường Lê thị ta là đám người Trại thô bỉ nhưng tuyệt không được phép coi nhẹ quyết tâm phổ chiếu tri thức của gia tộc chúng ta. Hôm nay gọi chư vị đến đây cho các vị thấy rằng cái gọi là “vì thiên địa lập tâm, vì bách tính lập mệnh, vì thánh nhân kế thừa tuyệt học, mở ra thịnh thế muôn đời” là Ý thụ ý chí của Bệ hạ chứ không phải nói càn!
Lý Thối híp mắt cười nói.
- Thiên hạ là của chung, Lê thị các ngài chẳng qua là đại diện quản lý mà thôi. Theo lý mà nói cần gì phải cố sức như thế, mở ra cho phép mấy nhà khác cũng gia nhập vào có phải đỡ đần được bao nhiêu không?
Lê Ý cực kỳ dứt khoát, lãnh liệt nói.
- Tổ tiên Lê thị không để lại di trạch lớn, con cháu Lê thị không có căn cơ thâm hậu như Lý thị, Trần thị mà trị quốc. Thành ra ngày nay tiểu tử cũng thế, bệ hạ cũng vậy, đều phải ra sức phấn đấu tương lai để lại di sản cho con cháu được hưởng phúc ấm. Quốc học Lam Sơn là ân trạch của Hoàng gia ban phát cho thiên hạ. Trăm họ nhận được ân trạch này dù ít dù nhiều cũng sẽ thiên lệch về họ Lê ta. Nếu nhận tiền bên ngoài thì tính chất sẽ thay đổi. Kẻ nào muốn nhúng chàm vào đây chính là công khai tuyên bố muốn cộng hưởng phúc ấm của hoàng gia. Đây so với tuyên chiến khác nhau ở chỗ nào?
Trình Hiền cười hả hả vỗ vai Lý Thối.
- Năm xưa Hán Vũ dùng mười vạn quan tiền mua nho học từ tay Đổng Trọng Thư, dựa vào đấy mà ban ân cho cả thiên hạ, lấy đó làm căn cơ bốn trăm năm Lưu thị. Nay bệ hạ muốn dùng một trường Quốc học thi ân cho cả thiên hạ, chưa biết thành bại thế nào, hùng tâm cùng đảm lượng không phải chuyện thường, hà hà ...
Lý Thối hít một hơi thật sâu đưa ánh mắt về phía thằng nhóc mười hai tuổi, âm dương quái khí.
- Thằng nhóc con nhà mi, bên ngoài thì lễ nghi chu đáo, ngôn từ khiêm tốn, nhất mực thuận theo. Ở đất Cẩm Giang này, bọn lão phu nhìn như địa vị cao cả, muốn gì được nấy, chỉ e là trong lòng mi cùng bệ hạ cũng chỉ coi bọn lão phu như gia s·ú·c thôi!
Lê Ý đứng đó chắp tay rũ áo, trong bụng thì điên cuồng rít gào.
“Đèo mẹ! Mấy lão già này sắp thành tinh rồi, sao có thể đọc được suy nghĩ của mình tường tận như thế nhỉ!”
Chờ Lý Thối nói xong mới đường hoàng ngẩng đầu lên, bày một bộ “hóa ra ông biết rồi” lời lẽ đạo mạo chắp tay vái nói.
- Tiên sinh quá lời rồi, học sinh sao dám như thế!