Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Lê Dung

Unknown

Chương 169: Bi Ai Của Kẻ Yếu

Chương 169: Bi Ai Của Kẻ Yếu


Không chém gió với Đại Nội Giáo Hoằng nữa, Lê Ý lật đật chạy ra bến tàu, bọn phu phen, quân lính đang tất bật lần nữa bốc đồ quân nhu từ trên đảo lên thuyền.

Mấy ngày trước - để đề phòng quân nhu bị long vương gia đem xuống long cung làm mồi nhậu - lương thực khí giới đều được bốc hết lên bờ cả.

Cái khác có thể mắt nhắm mắt mở cho qua được, riêng thuốc s·ú·n·g không được có bất cứ sai lầm nào.

Giữa thân thuyền luôn có một khoang riêng chuyên cất giữ thứ này để ngăn chúng bị vào nước.

Bốc hết đồ đi rồi bọn thủy thủ lại lấp đầy khoang thuyền bằng đá tảng để dằn đáy, công việc chống bão phải nói là cực kỳ tỉ mỉ.

Đến khi bão tan, đám thủy thủ lại một lần nữa tất bật khuân vác quân nhu khí giới lên thuyền.

Đám thủy thủ luôn tay bê mấy cái thùng gỗ đi qua người Lê Ý bước xuống khoang tàu. Trong mỗi cái thùng đều chứa mấy chục cái chai thủy tinh.

Chúng đơn giản là chai cháy (molotov cocktail) chứa đầy cồn gỗ (methanol). Khi sử dụng, người ta chỉ cần đốt cháy cái bấc làm bằng dây cháy chậm rồi ném vào mục tiêu.

Cái vỏ chai bằng thủy tinh thổi mỏng dính, chạm vào vật cứng là vỡ. Khi chai bị ném vỡ, chất cháy bắn tung tóe ra chung quanh bắt lửa từ ngọn bấc được tẩm dầu châm lửa từ trước.

Thế là … “phừng” đ·ám c·háy xanh ma mị sẽ bao trùm tất cả những thứ dính phải. Bị loại lửa này bám lên người mà dùng nước để dập thì ối dồi ôi, càng đổ nước cháy càng to không sao kiểm soát nổi.

Trung thực mà nói nó cho rằng xăng thì tốt hơn, chai cháy còn được gọi là boom xăng cơ mà.

Nghe đâu mấy nhà giả kim Hồi Giáo đã biết chưng cất dầu mỏ từ thế kỷ IX - X, thông qua người Hồi ở Tây Ban Nha người Châu Âu cũng học được kỹ thuật chưng cất dầu mỏ muộn nhất từ thế kỉ XII.

Ở Trung Quốc, nhà Tống đã cho tinh luyện dầu thô lấy chất cháy để sử dụng cho các cuộc c·hiến t·ranh chống người Kim và Mông Cổ.

Nói như thế để thấy nếu không có yêu cầu gì quá khắt khe thì chưng cất, tinh chế dầu mỏ chẳng phải là thứ có hàm lượng kỹ thuật cao siêu gì.

Hiềm một nỗi mấy vỉa dầu ở Đại Việt toàn nằm sâu dưới biển phía nam, à nhầm … bây giờ đó là vùng biển của Chiêm Thành mới đúng. Sao cũng được, với công nghệ hiện tại thì kể cả Lê Ý có bằng một cách nào đó nhớ được chính xác vị trí của mấy vỉa dầu cũng không có cách nào khai thác.

Thành ra cuối cùng nó vẫn phải lùi một bước sử dụng những thứ sẵn có hơn như cồn gỗ.

Những năm đó ở quê nó phát động chương trình sản xuất cồn gỗ để pha vào xăng làm nhiên liệu sinh học.

Loại cồn này nguyên liệu sẵn có, cách chưng cất đơn giản, phức tạp nhất chỉ là cái thùng thủy phân bằng sắt không gỉ gắn nhiệt kế thì trên xã mua giùm.

Thế là quá nửa làng lắp đặt hệ thống thủy phân gỗ để sản xuất cồn gỗ. Làm thì dễ thôi nhưng đầu ra thì không đảm bảo, đám thương lái về làng chê cồn gỗ địa phương sản xuất có độ tinh khiết quá thấp, ép giá thu mua.

Dân làng thấy bán thì lỗ, để đấy cũng không bán cho ai được. Ông già thằng Dung lên ủy ban xã đúng hôm họp hội đồng nhân dân, cãi nhau một lúc ổng cầm cái ấm chè đập thẳng vào đầu tay cán bộ tiếp dân, thế là to chuyện.

Nhà nó cũng không phải loại dân đen ăn không nên đọi nói không nên lời, không gì ông cố nó cũng là đảng viên trước cách mạng tháng tám, những năm đó ông cố mới mất có bảy tám năm, quan hệ vẫn còn.

Cuối cùng điều tra ra có vài kẻ liên kết với đám đầu nậu bán thùng thủy phân gắn nhiệt kế. Bày vẽ đủ trò chẳng qua để dân bỏ tiền ra mua mấy cái nồi rách với giá cắt cổ.

Thế là từ chủ tịch xã đến mấy ông gì trên huyện trước sau đều bay mẹ nó ghế. Cùng vui!

Lại lạc đề rồi!

Quay lại cái chai cháy, thứ này sử dụng trên đất liền thì uy lực cũng thường thôi, chỉ có ở trên biển, không gian chật hẹp sức p·há h·oại của thứ v·ũ k·hí đơn giản này mới trở nên khủng kh·iếp.

Ờ, đó là lý do giữa mấy cái chai đều được chèn rơm rạ rất cẩn thận, lại có nắp chia ô đàng hoàng. Lê Ý không muốn thành lợn quay tập thể với đám lông lá trên con thuyền này.

- Tụi bây cẩn thận một chút, mấy cái thùng đó toàn là tiền cả đấy! … Thằng ngu kia, cầm đèn dầu thì tránh xa mấy cái chai cháy ra! …

Ngoạc mồm dặn dò đám thủy thủ chú ý cẩn thận với mấy cái chai cháy, đoạn nó vác cái ghế ngả ra, nằm chéo ngoe trên đó phơi nắng ngay trên boong tàu.

Người Hải Tây trời sinh chán ghét mặt trời, hiếm hoi có một ngày Lê Ý ngửa mặt lên nhìn bản mặt đáng ghét của lão tặc thiên mãi không biết chán. Cái nắng mùa đông mà, chẳng qua là hơi chói, nhiệt độ không đáng là mấy, Lê Ý nhếch mép cười khinh miệt.

“Hóa ra lão tặc thiên mi cũng có ngày hôm nay!”

Từ dưới bến tàu vọng lại tiếng sáo trúc réo dắt, khiến tâm trạng đang sung sướng của nó bỗng dưng tụt mood ngàn trượng.

Không biết là thằng ôn con nào thổi “chinh phụ ngâm”.

Số là mấy năm trước Lê Ý thấy bà Vân ở nhà suốt ngày u oán, tiện tay biên mấy dòng thơ gửi cho Lê Khôi.

Chả hiểu sao mấy tháng sau từ Đông Kinh đến Tây Kinh chỗ cóc khô nào cũng có người ngâm nga kiệt tác “của nó”.

Xin lỗi lão Đặng, Lê Ý đúng là không cố ý đạo văn của lão, chẳng qua là muốn khiến Lê Khôi từ Thuận Hóa về thăm bà Vân một lần mà thôi.

Ai ngờ!

Độc một khúc “chinh phụ ngâm” là đủ khiến người ta tê tâm liệt phế, bữa trước bữa sau lại có người phổ nhạc cho mấy câu thơ này.

Vài tên lính tráng có chút tài lẻ cũng nhanh chóng phổ biến nó ra trong quân.

Lê Ý ghét cay ghét đắng loại âm nhạc ủy mị này.

Binh lính ra trận cần cái khí thế “anh đang mùa hành quân pháo lăn dài chiến dịch” hoặc tệ cũng phải là “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Chứ cái ngữ “nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa, cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên” với cả “quân đưa chàng ruổi lên đường, liễu dương biết th·iếp đoạn trường này chăng?” thì đánh đấm con mẹ gì nữa.

Lê Ý ngoái đầu nhìn quanh, muốn tìm thằng ôn con nào không những thổi “chinh phụ ngâm” mà còn đặc biệt dùng loại sáo có âm vực trầm thấp rền rĩ kia.

Ngay cả đám khỉ đột quân Nam Xương lúc này cũng tạm dừng luyện tập buổi sáng mà hè nhau dựa vào tường rào nghểnh cổ lắng nghe.

Lê Ý vừa từ boong thuyền Định Hải bước xuống đã thấy một kẻ mặc viên lĩnh màu xanh, ngoài khoác phi phong màu vàng thêu hoa văn sợi thường xuân không coi ai ra gì khệnh khạng ngồi ngay đầu cầu tàu thổi sáo.

Trong bụng cực kỳ không vui, ngoài mặt vẫn phải bày một bộ công tử con quan nghi thái nghiêm chỉnh, rảo bước tiến đến xua tay đuổi đám võ sĩ chung quanh đi.

Kẻ kia thấy thế, cũng biết là Lê Ý có chuyện muốn nói ngừng thổi sáo, nhẹ giọng tự giễu.

- Kỹ nghệ không đâu vào đâu, hẳn là không lọt tai các hạ!

Lê Ý lắc đầu như thật hồi đáp.

- Khúc sáo này da diết không ngừng, ý cảnh thâm thúy, Ý tự nhận là khó tính cũng không thể bắt bẻ được gì mấy. Đến mức đám binh sĩ, phu phen chung quanh không thông nhạc lý, không hiểu nhạc ý cũng không nhịn được mà dỏng tai lên nghe. Chỉ là … thiếu một chút.

Kẻ kia giọng hơi gấp hỏi.

- Các hạ nhận biết nhạc khúc này?

Lê Ý gật đầu.

- Ý vừa hay lại biết!

Kẻ kia dường như vẫn chưa nghe ra hương vị là lạ trong giọng Lê Ý, nhiệt tình truy vấn.

- Ồ! Xin hỏi khúc này tên gì?

Lê Ý không chút che dấu.

- Khúc này là có người phổ nhạc cho bài “chinh phụ ngâm” là tâm tư của người đàn bà có chồng ra trận!

Kẻ kia híp đôi mắt hoa đào, trên môi treo nụ cười nhợt nhạt.

- Ra là vậy, thảo nào gì các hạ cất công từ trên thuyền xuống đây! Là mỗ làm loạn quân tâm vậy!

Nói rồi đứng dậy nghiêm chỉnh vái một cái ra vẻ tạ tội, đoạn hơi có chút lười biếng nghiêng người dựa vào gốc cây, tiện tay liệng bình nước của mình cho Lê Ý. Nó mở nút ngửi ngửi một cái, chân mày hơi giãn ra, là rượu hoa quả ướp lạnh.

Nhấp một ngụm, nó ngồi xuống bên cạnh kẻ kia, trả bình rượu cho thằng này, kiếm đề tài cười nói.

- Thượng Sam Phòng Triều các hạ, đường đường là Thủ hộ Đại danh, các hạ có thể bỏ cái điệu híp mắt nhìn người như thế được không? Mỗi lần nhìn thấy dáng điệu đó ta đều nổi hết cả da gà.

Thượng Sam Phòng Triều bật cười thành tiếng, ôn hòa nhĩ nhã nói.

- Đại Hòa đúng là có cái thú này, đáng tiếc ta không có hứng thú với nam nhi, nếu không, hà hà …

Lê Ý không cười nổi, đôi mắt đào hoa kia, dung mạo như trích tiên kia, giọng nói như ấm áp xen chút bất cần kia v.v. con mẹ nó, càng c·hết là chính bản thân Lê Ý cũng không biết thằng này mà coi mình là con mồi thì mình chống đỡ nổi không.

Cẩn thận một chút vẫn hơn, nó rón rén kéo giãn khoảng cách với thằng này, đánh trống lảng nói.

- Nói gì thì nói các hạ cũng là Thủ hộ Đại danh, hà tất phải tự đưa thân vào chốn binh nhung như vậy? Không sợ bản thân có mệnh hệ gì à? Ý thấy ánh mắt của tên gia thần nhà Trường Vĩ nhìn các hạ cứ là lạ. Đồ là hắn muốn các hạ bỏ mạng sa trường cho gia chủ nhà hắn danh chính ngôn thuận ngồi lên cái ghế Thủ hộ Đại danh lắm đấy đấy! Há há …

Thấy nụ cười trên mặt Thượng Sam Phòng Triều hơi nhợt nhạt đi một chút, Lê Ý biết mình đánh trống lảng thành công.

Nói đến tình thế của thằng này cũng là oái oăm.

Thân là Thủ hộ Đại danh (Shugo Daimyo) của phiên Việt Hậu, hết lần này đến lần khác quyền lực ở địa phương lại rơi vào tay Thủ hộ đại (ShugoDai) nhà Trường Vĩ (gia tộc Nagao).

Một lãnh chúa như hắn thực tế chỉ có hư danh, một thạch gạo ở phiên Việt Hậu cũng không điều động được.

Quả là châm chọc!

Nói đi cũng phải nói lại, bản thân hắn rơi vào hoàn cảnh hiện tại có một phần không nhỏ là do hành động thiếu suy nghĩ của chú ruột hắn - Thượng Sam Lại Phương (Uesugi Yorikata).

Ông già hắn - Thượng Sam Triều Phương (Uesugi Tomokata) mất sớm, hắn vốn phải được thừa kế trở thành Thủ hộ đại danh đời thứ tư của nhà Thượng Sam ở phiên Việt Hậu mới đúng.

Thế nhưng Thượng Sam Lại Phương lại mượn danh nghĩa người giám hộ cho cháu nhỏ đã danh chính ngôn thuận ngồi lên cái ghế Thủ hộ đại danh.

Đến khi người đứng đầu tỉnh Liêm Thương (tỉnh Kamakura/ Kamakura Kubo) - Túc Lợi Trì Thị (Ashikaga Mochiuji) nổi dậy chống lại tướng quân Túc Lợi Nghĩa Giáo (Ashikaga Yoshinori) trong loạn Ứng VĨnh thì thanh niên này tự cho rằng thiên thời đã đến, liền động tay động chân muốn thu hồi quyền lực của nhà Thượng Sam ở phiên Việt Hậu từ tay nhà Trường Vĩ.

Hành động của Thượng Sam Lại Phương tuy được lòng Chinh di Đại tướng quân Túc Lợi Nghĩa Giáo nhưng lại làm phật lòng anh trai - đồng thời là người đứng đầu đại tông nhà Thượng Sam - Thượng Sam Hiến Thực đại nhân (Uesugi Norimi).

Để đáp lại, Thượng Sam Hiến Thực liền mắt nhắm mắt mở để Thủ hộ đại Trường Vĩ Bang Cảnh (Nagao Kunikage) ngang nhiên dấy binh chống lại chủ tử nhà mình.

Cuối cùng, trong c·hiến t·ranh Việt Hậu Ứng Vĩnh (Chiến tranh Echigo-Oei) phe Thượng Sam Lại Phương thất thế, nhà Trường Vĩ thế lớn, giữ được quyền lực Thủ hộ đại ở phiên Việt Hậu.

Nói đi cũng phải nói lại, không hẳn là do Thượng Sam Lại Phương quá vô dụng, đối thủ của hắn - Trường Vĩ Bang Cảnh - đúng là một con rùa trường thọ, đến nay đã tám mươi tuổi vẫn còn sinh lực tràn trề. Sống lâu như thế ngay cả một con lợn cũng có thể trở thành con lợn mưu trí.

Đứng trước mặt Trường Vĩ Bang Cảnh, thủ đoạn của Thượng Sam Lại Phương không khác gì trò hề hạng ba.

Thua cũng là phải đạo thôi!

Giờ đây phiên Việt Hậu gần như hoàn toàn nằm trong tay nhà Trường Vĩ, những gia tộc còn trung thành với Thượng Sam Phòng Triều lần lượt bị nhà Trường Vĩ đánh cho suy sụp, chỉ còn lác đác mấy nhà vẫn giữ vững lòng trung thành của mình nhưng e là cũng không chống cự được bao lâu nữa.

Muốn lấy lại quyền lực ở phiên Việt Hậu, Thượng Sam Phòng Triều phải chứng minh cho đám quý tộc ở đó thấy rằng mình là một lãnh chúa xứng đáng.

Không biết là rủi hay may, hắn vừa lớn lên thì từ trên trời rơi xuống một chiếc bánh có nhân.

Chuyện là vụ á·m s·át tướng quân Túc Lợi Nghĩa Giáo đã mở ra một tiền lệ xấu, cho phép võ sĩ tập sát người mà họ đã thề trung thành.

Loại tiền lệ này nghĩa là võ sĩ có thể lật lọng á·m s·át Đại danh, nông dân có thể nổi loạn chống lại võ sĩ v.v.

Mặc kệ chư vị đại nhân ở Bình An kinh ra sức che dấu, tất cả mọi người không phải thiểu năng, thế cuộc như này thì một con lợn cũng có thể ngửi thấy hương vị của c·hiến t·ranh loạn lạc.

Những ngày (tương đối) yên bình đã sắp rời xa, trong kỷ nguyên loạn lạc sắp tới, cái gì có thể đem lại cảm giác an toàn cho mọi người?

Vũ lực!

Chỉ cần Thượng Sam Phòng Triều chứng minh cho mọi người thấy hắn là một lãnh chúa có sức mạnh - hoặc chí ít là biết đánh trận - hẳn là sẽ có rất nhiều người vui lòng thề trung thành, cúc cung tận tụy đến c·hết với hắn.

Bánh có nhân đã từ trên trời rơi xuống rồi đấy, giờ chỉ còn xem răng lợi Thượng Sam Phòng Triều có đủ cứng để gặm miếng bánh này hay không.

Đối với Thượng Sam Phòng Triều, cuộc viễn chinh lần này là một cơ hội để trình diễn vũ lực của mình cho đám lãnh chúa ở phiên Việt Hậu … bao gồm cả Trường Vĩ Bang Cảnh.

Đừng hiểu nhầm, cơ ngơi hiện tại của nhà Trường Vĩ là do Trường Vĩ Bang Cảnh hết lần này đến lần khác vất vả kinh doanh mà có. Kể cả khi Thượng Sam Phòng Triều biểu hiện xuất sắc đến mấy nhà Trường Vĩ cũng sẽ không thể nào ngay lập tức giao ra quyền lực.

Chỉ là nó sẽ mở ra một cơ hội, cơ hội khiến Trường Vĩ bang Cảnh cho phép gia chủ đời tiếp theo của nhà Trường Vĩ xuống nước trước chủ nhân chân chính của phiên Việt Hậu mà thôi.

Đối với Thượng Sam Phòng Triều, đây đã là kết quả không tệ.

Vì vậy, thằng này đã đặt cược vào đây tất cả vốn liếng, ờ … bao gồm cả tính mạng của bản thân.

Thượng Sam Phòng Triều rất nhanh lấy lại tinh thần, nụ cười nhợt nhạt dường như lấy lại một chút màu sắc không chút nào để bụng nói.

- Trường Vĩ Bang Cảnh không phải Tông Trinh Thịnh (So Sadamori) hắn là một người đáng kính, kể cả ta có c·hết trên chiến trường cũng không bao giờ có chuyện hắn ngồi lên cái ghế Thủ hộ.

Lê Ý cười ha hả, Thượng Sam Phòng Triều đúng là một người thú vị, rõ ràng biết thứ duy nhất ngăn cản Trường Vĩ Bang Cảnh ngồi lên cái ghế Việt Hậu Thủ hộ là chú hắn gia chủ đại tông nhà Thượng Sam - Thượng Sam Hiến Thực.

Hết lần này đến lần khác cực kỳ giả dối nói cái gì mà “tin vào nhân phẩm của Trường Vĩ Bang Cảnh”. Cười c·hết, Lê Ý sẽ không nói thằng này là thảo mai - dù trong bụng nó đã chửi câu đó một vạn lần.

Lê Ý nhún vai, không vì đâm bị thóc chọc bì gạo bất thành mà thất vọng.

Từ phía xa, bỗng có một tên gia thần nhà Đại Nội chạy tới, quỳ một chân nói.

- Bẩm hai vị đại nhân, gia chủ tiểu nhân cho mời hai vị vào dinh nghị sự!


Trong sảnh trước dinh thự, Đại Nội Giáo Hoằng ngồi trên chủ vị, mấy chục tên lãnh chúa, võ sĩ người ngồi kẻ đứng quây quanh tấm bản đồ đảo Đối Mã yên lặng chăm chú.

Thấy mọi người hòm hòm rồi, hắn mới sang sảng nói.

- Chư vị đại nhân, phương lược của chúng ta lần này chỉ có một chữ “khoái”. Bất kể là hải chiến ngoài khơi hay lục chiến trên đảo đều chú trọng vào tốc độ, tốt nhất là trong vòng mười ngày giải quyết xong xuôi phần lớn quân chủ lực của Tông thị cùng Tảo Điền thị. Dù không muốn nhưng ta vẫn phải đề tỉnh các ngài, bài học của quân Triều Tiên trong c·hiến t·ranh Ứng Vĩnh (cuộc xâm lược Oei - 1419) còn đó, càng để lâu thế cuộc càng bất lợi cho chúng ta.

Chúng tướng đều trầm trọng gật đầu, năm đó quân Triều Tiên đổ hơn một vạn bảy ngàn lính lên đảo Đối Mã, cuối cùng không thể tìm kiếm được một trận quyết chiến.

Đến khi nhận ra quân tiếp viện Đại Hòa đã đến, chủ tướng Triều Tiên - Lý Tòng Mão không thể không hạ lệnh rút quân, cuộc chinh phạt lớn nhất của Triều Tiên không công mà về như thế.

Tình thế hiện tại nhà Tế Xuyên cũng đang rất tích cực châm gió thổi lửa, không biết lão già Thượng Sam Thanh Phương ở Bình An kinh có thể trấn áp dư luận được bao lâu nữa.

Chỉ cần gió ở Bình An kinh có dấu hiệu đổi chiều, bao nhiêu công sức tiền của bọn hắn đầu tư vào cuộc chinh phạt này coi như đổ xuống sông xuống biển hết.

Thượng Sam Phòng Triều ngồi dậy, cầm gậy chỉ vào cảng Nghiêm Nguyên (cảng Izuhara) nói.

- Cục diện tốt nhất vẫn là thủy quân của chúng ta có thể thực hiện một trận quyết chiến tiêu diệt thủy quân của Đối Mã. Được như thế ta có thể thỏa mái đổ bộ binh xuống đánh bất cứ chỗ nào chúng ta muốn, ở bất cứ thời điểm nào chúng ta thấy phù hợp. Đánh như thế chỉ cần dùng sức một nửa mà được lợi gấp đôi, chiến thắng ắt về tay chúng ta. Ngược lại, nếu thủy quân chỉ có thể đánh ngang tay với bọn chúng thì lục quân của ta sẽ phải đổ bộ xuống Nghiêm Nguyên, sau đó nhanh chóng đánh lấy làng Đinh Kê Chi (nay là Mitsushima Machikechi) cắt Đối Mã làm hai phần. Từ đây bất kể là ta hành quân lên phía bắc đánh lấy Khang Nhạc (nay là Umugi/ Toyotama/ Tsushima/ Nagasaki) hay hành quân về phía tây đánh lấy cảng Vĩ Kỳ (cảng Ozaki) đều rất tiện lợi.

Thượng Sam Phòng Triều không nói đến thủy quân thất bại, ngồi ở đây không ai là kẻ ngu, thủy quân lạc bại thì cái kết của phần lớn tướng lãnh ở đây là đầu hàng.

Gia thuộc của chúng sẽ bỏ tiền ra chuộc về.

Đừng hỏi vì sao Tông Trinh Thịnh cùng Tảo Điền Tả Vệ Môn Đại Lang không băm thịt bọn chúng đem đi nuôi cá.

Nói đùa cái gì! Ngồi ở đây là hai mươi mấy nhà quý tộc cao cấp xứ Đại Hòa, Tông thị cùng Tảo Điền thị không muốn cũng không dám làm trò t·ự s·át đó. Kể cả khi hai mươi mấy nhà này chủ động hội quân đến đánh bọn chúng cũng là như vậy.

Không cần cảm khái.

Phận làm kẻ yếu là đáng buồn, là thân bất do kỷ, là bi ai như thế!

Chương 169: Bi Ai Của Kẻ Yếu