Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Lê Dung
Unknown
Chương 178: Bài Bố
Lê văn Linh nhắm mắt lại, đang định tiếp tục tụng kinh Địa Tang, chợt như nhớ ra cái gì lại mở mắt ra, nhắc nhở:
- Kẻ khác an trí như thế nào cũng được, duy chỉ có người thừa kế họ Xa ở Mộc Châu phải xử lý cho kỹ. Nhà họ Xa ân trạch sâu dày, đã muốn trực trị Mộc Châu ắt phải đào cả rễ sâu để trừ hậu họa.
Bọn Trịnh Khả nghe thế đều gật đầu cho là phải.
Họ Xa là gia tộc quyền thế lâu đời, nhất là trải qua thời Chẩu Mường Xa Khả Sâm, vốn liếng không phải chỉ có một chút trên bề mặt như thế.
Bọn hắn có tự phụ cỡ nào cũng sẽ không để người thừa kế Mộc Châu được tự do vùng vẫy.
Kể cả coi trọng danh tiếng họ Xa ở Mộc Châu mà chấp nhận cho con cháu Xa Khả Sâm về định cư cũng sẽ tách thành từng nhóm phân chia dàn trải khắp ba thung lũng Mường Sang, đây là giới hạn cuối cùng, kẻ nào phạm vào tắc tử.
Lê văn Linh thấy bọn hắn nghe lọt, hài lòng cực kỳ, lại mở miệng nói thêm.
- Về các nhà khác ở Hưng Hóa, tuy nói không đặt làm quận huyện, không cắt đặt trực trị nhưng cũng không nên chủ quan, càng không nên khảo nghiệm nhân tính. Người ta sống mà không có đè nén sẽ thỏa mái phóng túng bản thân, cái gọi là lòng người chính là như vậy. Lê Ê bàn thảo với quân phản loạn loạn thế nào ta không cần biết, thứ nhất phải để cho quân triều đình danh chính ngôn thuận đóng quân ở vài châu quan trọng. Mường Thanh, Mường La, Mường Muổi, Mường Mai không được thiếu sót chỗ nào. Dùng để giá·m s·át thôi, binh lực không cần quá nhiều, một đội (400 quân) đóng trong một ổ bảo hiểm yếu là đủ. Thứ hai, thả ra vài danh ngạch vào Quốc tử giám hoặc Quốc học Lam Sơn, dùng để “mời” con em dòng chính nhà bọn chúng xuống xuôi học tập.
Bùi Quốc Hưng thấy bạn già nói thế, cũng hé mắt thuận miệng nói.
- Trước hết “mời” mấy tên dòng chính của đám địa đầu xà này xuống xuôi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Mai sau chỉ cần có vài tên thành tài, ta lại hỗ trợ bọn chúng lên làm gia chủ mấy gia tộc ấy, chỉnh hợp Hưng Hóa chẳng qua là một câu nói mà thôi.
Lê Ngang dường như vẫn có điều lo lắng, châm chước nói.
- Chỉ sợ bọn chúng gian ngoan mất linh, không chịu gửi con cháu trực hệ xuống xuôi mà dùng một ít con thứ, chi họ xa qua loa tắc trách mà thôi.
Bùi Quốc Hưng không vội trả lời, quay mặt lại đã thấy Lê văn Linh không coi đó là chuyện lớn gì vẻ mặt vẫn tươi cười, bèn hỏi.
- Bạn già cho là thế nào?
Lê văn Linh cười nói.
- Không sao, mục đích chính của ta chỉ là ru ngủ bọn chúng vài năm thôi. Vì để chúng tin rằng triều đình đã bỏ qua không còn truy cứu nữa, chúng ta mắt nhắm mắt mở tiếp nhận con thứ của chúng, đối đãi như đích tử lại đáng là gì. Chỉ cầu làm an lòng bọn chúng, khiến chúng để yên cho quốc gia phát triển mấy năm. Không ngoài mười năm sau, khi triều đình binh tinh lương đủ, chúng ta chỉ vào một con trâu bảo đó là đích hệ bọn chúng cũng chỉ có thể nhắm mắt chấp nhận. Nếu cần, khi người được chúng ta ủng hộ chuẩn bị trở về tranh ngôi gia chủ ta có thể trợ lực bằng cách đem bọn chúng dạo khắp đường phố Bài Mộc, Mộc Châu, chợ phiên v.v. Mười năm sau những nơi đó đều trở nên đông đúc cả rồi, ta khua chiêng gõ trống, cứ như thế ba lần bốn lượt tuyên dương, lại phao một chút tin đồn “cơ mật” - loại mà người người đều thích nghe ý. Bọn hắn không dám cũng không có cách nào lên tiếng phủ nhận.
Bùi Quốc Hưng bật ngón tay cái về phía Lê văn Linh, gật đầu phụ họa nói
- Chỉ cần chúng để cho triều đình yên ổn làm ăn mười năm, đến khi đó nước giàu dân mạnh, triều đình nói ai là trực hệ người đó chính là trực hệ. Ai đứng ra phản đối … C·H·Ế·T!
Đối mặt với hai lão già âm hiểm mi một lời ta một câu bàn thảo làm sao bài bố Hưng Hóa, đám đại lão chung quanh hai mặt nhìn nhau, duy chỉ có Trịnh Khả, Đinh Liệt là vẻ mặt điềm nhiên như không, đuôi mắt nhấp nháy mang cười.
Những người còn lại - kể cả bọn tướng lãnh từ trong đống n·gười c·hết bò ra như Lê Khôi, Lê Thụ v.v. cũng không nhịn được ngầm rỉ một chút mồ hôi lạnh. Vội vàng cụp mắt xuống che giấu hãn hải gào thét trong bụng.
"Cho nên người ta nói võ nhân không cố kỵ, văn thần lắm mưu sâu!”
Bọn hắn đều biết, Lê vă Linh, Bùi Quốc Hưng là công thần khai quốc, căn tính thâm trầm, giỏi về việc mưu lược chính sự. Nhưng thâm trầm đến mức này thì đúng là lần đầu chứng kiến.
Đến nay mới biết không phải tự nhiên mà năm đó mấy lão âm bỉ này ngày đêm được hầu bên cạnh, được Thái Tổ coi là túi khôn!
Thái Hậu thấy hai lão già kia lần nữa lâm vào trạng thái giả c·hết, xua tay nói.
- Chuyện này cứ quyết như vậy đi! Nguyễn Cung, gửi thư cho Trấn Man tướng quân, nói với hắn bổ sung thêm hai yêu cầu của Thiếu bảo đại nhân cùng Tri từ tụng đại nhân lên bàn đàm phán.
Nguyễn Cung mặt lạnh như con rối đứng sau sập vàng, nghe thế không chần chờ chút nào lui ra khỏi cung Vĩnh Ninh, nhanh chóng đi gửi thư cho Lê Ê.
Nguyễn Cung lui ra rồi, Nguyễn thị Anh lại vẫy tay gọi Đào Biểu.
- Báo cáo ước tính thu hoạch vụ mùa ở lộ Thanh Hóa cho chư vị đại nhân được tường tỏ!
- Dạ!
Đào Biểu đáp một tiếng, lấy một cuốn lụa trong ống tay áo ra cung kính tụng xướng.
- Toàn bộ lộ Thanh Hóa có ba mươi mốt vạn bốn ngàn không trăm lẻ năm mẫu ruộng (1). Trong đó hơn ba vạn hai ngàn mẫu lộc điền cùng bảy vạn ba ngàn mẫu ruộng tư của các nhà huân quý đều áp dụng phương thức canh tác lúa mới. Tổng cộng mười vạn năm ngàn mẫu áp dụng phương thức canh tác lúa mới ...
Lê Khôi cũng chỉ biết tặc lưỡi, đảo mặt nhìn quanh.
Mấy lão già này cũng thật là … ngoài miệng thì hết nghi vấn này đến nghi hoặc khác. Cái gì mà “tân pháp sơ thành, sản lượng không đảm bảo” cái gì mà “chỉ dùng một hai phần mười điền sản làm thí nghiệm” v.v.
Cháy nhà mới ra mặt chuột, té ra lão nào lão nấy không ai nhường ai lao đầu vào phổ biến phương pháp canh tác mới bằng sạch, nào có để lại đường lui gì.
Đối mặt với ánh mắt kỳ quái của Lê Khôi, mười mấy lão gia trong điện đều một bộ thật thà cười ngượng.
Không chờ Lê Khôi vặn hỏi mấy lão già này, Đào Biểu tiếp tục tụng xướng.
- … Ruộng tốt hai vạn hai ngàn mẫu, mẫu sản ước đạt một ngàn bốn trăm đến một ngàn năm trăm cân mỗi mẫu. Ruộng thường năm vạn chín ngàn mẫu, mẫu sản ước đạt một ngàn hai trăm đến một ngàn ba trăm cân. Ruộng xấu hai vạn bốn ngàn mẫu, mẫu sản ước đạt chín trăm tới một ngàn cân. Tổng cộng vụ mùa năm nay ta áp dụng phương thức canh tác mới trên mười vạn năm ngàn mẫu ruộng, sản lượng ước đạt một trăm hai mươi chín vạn sáu ngàn năm trăm tạ (77. 790 tấn).
Bọn đại thần trong điện tuy đã nhận được thư nhà cho biết vụ mùa năm nay bội thu nhưng đối mặt với từng con số t·ấn c·ông liên tiếp, số sau trọng lượng hơn số trước không hẹn mà cùng hít một hơi khí lạnh.
Phép canh tác lúa mới quả nhiên có thể nâng cao sản lượng, chí ít cũng là ba bốn phần mười, gặp chỗ tiếp thu nhanh mẫu sản tăng năm sáu phần mười cũng không phải là không thể.
Nguyễn thị Anh không rõ ràng con số này lắm, hỏi.
- Số lúa này có thể nuôi sống bao nhiêu sinh dân?
Lê văn Linh lúc này lại mở mắt ra, bấm tay tính toán một lát, cung kính chắp tay về phía sập vàng vái nói.
- Hồi Thái Hậu, một người trưởng thành thông thường ăn khoảng hai đến ba tạ gạo mỗi năm, trừ đi hao tổn khi xay xát, số lúa đó đủ muôi hai mươi sáu vạn dân ăn uống no đủ ạ!
Nguyễn thị Anh như có điều suy nghĩ, lại hỏi.
- Lộ Thanh Hóa hiện tại dân số là bao nhiêu?
Lê văn Linh nhanh chóng mà mẫn tiệp đáp.
- Hồi Thái Hậu, toàn bộ lộ Thanh Hóa hiện tại có chín mươi ba vạn tám ngàn dân trong sổ sách ạ!
Nguyễn thị Anh ngẫm nghĩ một lát, gật nhẹ đầu ra vẻ hài lòng.
Ruộng đất trong tay huân quý tham gia thí điểm tân pháp lần này chỉ chiếm độ một phần ba tổng diện tích canh tác toàn lộ Thanh Hóa.
Không quá nghiêm cẩn mà nói, nếu có thể phổ cập lên toàn bộ lộ Thanh Hóa sản lượng thu được mỗi vụ sẽ đủ nuôi bảy mươi tám vạn dân một năm.
Nếu cộng cả vụ chiêm xuân, vụ màu nữa thì chỉ riêng sản lượng gạo của lộ Thanh Hóa đã đủ sức nuôi một một trăm năm mươi tới một trăm sáu mươi vạn dân một năm.
Trừ đi số lương thực nuôi dân hằng năm nói ít cũng phải thừa lương nuôi thêm năm sáu chục vạn dân nữa.
Đối với một lộ c·h·ó ăn đá gà ăn sỏi, năm ngoái miễn cưỡng đủ ăn như Thanh Hóa - đây là con số chưa có vị quân chủ nào dám mảy may mơ tưởng.
Chú thích:
(1)Tác không tìm được tài liệu về diện tích canh tác thời Lê Sơ, vì vậy phải dùng tạm tài liệu trong Đại Nam Thực Lục về thời Minh Mạng mà loại suy ra. Theo đó, tổng diện tích canh tác lúa ở ba tỉnh Thanh Hoa, Nghệ An và Hà Tĩnh thời Minh mạng là gần 95 vạn mẫu ruộng.
Tác cứ lấy số đó trừ hao đi số ruộng được khai hoang sau này để ước tính - hay nói thẳng ra là phịa số - tổng diện tích canh tác ở ba lộ này đầu thời Lê Sơ vào khoảng 50-60 vạn mẫu, trong đó quá nửa ở lộ Thanh Hóa.
LƯU Ý ... Mọi người không nên sử dụng những con số này làm tài liệu tham khảo dưới bất cứ hình thức nào.